Bất động sản Biz

Đại biểu Quốc hội muốn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh được vay 30 tỷ USD làm đường sắt đô thị

Thứ ba, 28/11/2023 | 07:40 Theo dõi BĐS Biz trên

Sáng 27/11, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Phát biểu đóng góp ý kiến, đại biểu Hoàng Văn Cường (TP Hà Nội) nhấn mạnh: Về xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ thủ đô, cần phải quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy hoạch phát triển thủ đô, phải hướng đến các tiêu chí "Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại", phải yêu cầu cao hơn các tiêu chuẩn, quy chuẩn chung của cả nước.

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, phải quy định việc quản lý, phát triển toàn diện, toàn bộ không gian lãnh thổ thủ đô theo tiêu chuẩn quản lý của đô thị đặc biệt gồm khu đô thị trung tâm và các vùng nông thôn, các vùng đô thị bên ngoài theo mô hình là thành phố thuộc Thủ đô.

“Với mô hình thành phố thuộc thủ đô thì toàn bộ những không gian này, kể cả những vùng nông nghiệp phát triển, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp trải nghiệm cũng cần phải được cho phép xây dựng các công trình dịch vụ du lịch; không gian phát triển công nghiệp làng nghề cần phải được xây dựng các công trình thương mại, dịch vụ, các khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm để phát triển các hoạt động du lịch…” - đại biểu Hoàng Văn Cường nêu ý kiến.

Ông cũng nhấn mạnh: Quy định về đầu tư cho khu vực phát triển ở nông thôn tại các khu vực thành phố thuộc thủ đô phải được coi như là đầu tư như khu vực đô thị.

ĐBQH Hoàng Văn Cường - đoàn TP Hà Nội
ĐBQH Hoàng Văn Cường - đoàn TP Hà Nội
 

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, trên cơ sở những yêu cầu mang tính bao quát như trên thì ngay trong Luật Thủ đô nên giao cho HĐND thành phố ban hành các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể phù hợp với thủ đô trên nguyên tắc là cao hơn tiêu chuẩn quy chuẩn chung của quốc gia, giao cho UBND thành phố vận dụng các quy chuẩn đó để vào quyết định các hoạt động quản lý, đầu tư phát triển cụ thể.

“Khi luật đã trao quyền cho thành phố tự quy định như trên thì việc điều chỉnh cục bộ các quy hoạch sẽ sẽ thuộc về thẩm quyền, trách nhiệm của thành phố mà không sợ rằng bị lạm quyền hay làm phá vỡ quy hoạch.” Đại biểu nói và cho rằng, luật cũng không nên quy định quá chi tiết khu nội đô lịch sử thuộc quận nào hoặc sông Hồng là trục xanh ra làm sao, bởi việc đó sẽ làm vướng trong quá trình thực hiện.

Đặc biệt, đại biểu Hoàng Văn Cường phân tích: Với quy định phân quyền và trao quyền như trên, nhiệm vụ và khối lượng công việc mà chính quyền thành phố phải thực hiện sẽ nhiều hơn, trách nhiệm giám sát phải cao hơn. Do vậy, cần phải có một mô hình chính quyền đô thị phù hợp hơn với việc trao quyền này, như đề xuất của dự thảo luật là cần phải có cả HĐND của cấp quận.

“Người đứng đầu các cấp chính quyền đô thị phải có vai trò và có quyền tự quyết định nhiều hơn, tự chịu trách nhiệm cao hơn, số lượng đại biểu HĐND phải nhiều hơn, phải tăng tỷ lệ chuyên trách để tăng tính chuyên nghiệp và yêu cầu về tiêu chuẩn, trình độ phải cao hơn cũng như các chế độ hưởng thụ cũng phải được thỏa đáng hơn” - đại biểu Hoàng Văn Cường nói.

Về quy định nguồn lực cho phát triển thủ đô. Để thực hiện mục tiêu phát triển thủ đô nhanh hơn, hiện đại hơn, đi trước làm hình mẫu cho phát triển cả nước thì phải tập trung được nguồn lực đủ lớn. Do vậy, đại biểu đề nghị huy động tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực văn hóa, thể thao và khai thác các di sản vào phát triển du lịch; trong đó di sản thuộc về sở hữu độc quyền của nhà nước, nhưng tư nhân được quyền đầu tư, tôn tạo và khai thác với những việc ứng dụng công nghệ mới.

Với cơ chế đó sẽ giúp cho làm sống lại các di sản văn hóa, các di tích lịch sử được tôn tạo và các giá trị văn hóa lịch sử sẽ được khơi dậy, lan tỏa và văn hóa du lịch sẽ trở thành một ngành mũi nhọn của Thủ đô.

Hai là, phát triển mô hình đô thị TOD không chỉ với những đô thị mới mà cả với những khu vực tái thiết đô thị, cải tạo tạo chung cư cũ, nhà ở cũ, xây dựng tự phát trong khu vực nội đô; khai thác không gian ngầm cho phát triển thương mại, dịch vụ; không gian trên cao cho phát triển nhà ở và tái định cư người dân tại chỗ; không gian mặt đất dành cho cây xanh và các công trình hoạt động công cộng. Do vậy, thành phố không nên dành tiền để xây dựng những con đường đắt nhất hành tinh mà nên dành ngân sách đó để đầu tư cho những dự án TOD trong khu vực nội đô.

Đồng tình với đề xuất có hình thức xây dựng chuyển giao BT, nhưng đại biểu cho rằng không làm theo cơ chế trước đây là đổi đất lấy cơ sở hạ tầng mà thanh toán bằng tiền vốn đầu tư công, thực chất là việc nhà nước dùng ngân sách để mua công trình hoặc sản phẩm quan trọng theo đơn đặt hàng của nhà nước.

Đai biểu cho biết “rất tâm đắc” với đề xuất của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh vay 30 tỷ USD để làm đường sắt đô thị.

“Với cơ chế này, tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ có một ngành công nghiệp đường sắt trong nước mà không phải đi thuê, mua từng dự án đường sắt của nước ngoài như hiện nay hoặc các dự án cầu vượt qua sông Hồng sẽ nhanh chóng được hoàn thành chứ không bị chậm trễ như các dự án đầu tư công. Hình thức BT được thanh toán bằng đất và/hoặc bằng tài sản sẽ được thực hiện theo cơ chế đấu giá theo thị trường trao đổi ngang giá và đây sẽ là một cơ chế giống như trong Luật Đất đai hiện nay đang đề xuất.

Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng đồng tình với việc cần phải để lại toàn bộ phần tiền thu từ đất cho thành phố.

“Thực chất, đây là thành phố đã thay mặt cho Trung ương sử dụng ngân sách này để hỗ trợ cho việc di chuyển các trường đại học, các bệnh viện ra ngoài trung tâm mà không cần phải chờ ngân sách của Trung ương đầu tư, hỗ trợ” - đại biểu đoàn Hà Nội nêu ý kiến.

Xuân Hưng

Theo vnmedia.vn Copy
[Chùm ảnh] Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây sắp mở rộng gấp đôi

[Chùm ảnh] Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây sắp mở rộng gấp đôi

Gần 22 km cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây và hơn 3km đường dẫn sẽ được mở rộng từ 4 làn lên 8 - 10 làn xe. Dự án mở rộng đường dẫn cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ được khởi công trong quý II/2025.
Soi những dự án hạ tầng trọng điểm phía Nam Hà Nội sắp cán đích

Soi những dự án hạ tầng trọng điểm phía Nam Hà Nội sắp cán đích

Khu vực cửa ngõ phía Nam Hà Nội đang vươn mình trở thành một trung tâm mới đầy tiềm năng, nhờ kiến tạo chuỗi hạ tầng y tế, giáo dục, giao thông đồng bộ và hiện đại....
Soi những dự án hạ tầng trọng điểm phía Nam Hà Nội sắp cán đích

Soi những dự án hạ tầng trọng điểm phía Nam Hà Nội sắp cán đích

Khu vực cửa ngõ phía Nam Hà Nội đang vươn mình trở thành một trung tâm mới đầy tiềm năng, nhờ kiến tạo chuỗi hạ tầng y tế, giáo dục, giao thông đồng bộ và hiện đại. Nơi đây hứa hẹn trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Vùng đồng bằng sông Hồng, giảm tải cho Thủ đô, tạo động lực tăng trưởng kinh tế bền vững.
Hầm chui 3.000 tỷ mở “huyết mạch vàng” giữa 3 quận lớn Hà Nội, tăng tốc lưu thông ra sân bay lớn nhất miền Bắc

Hầm chui 3.000 tỷ mở “huyết mạch vàng” giữa 3 quận lớn Hà Nội, tăng tốc lưu thông ra sân bay lớn nhất miền Bắc

Hà Nội quyết định xây dựng dự án hầm chui đường Hoàng Quốc Việt kéo dài đường Phạm Văn Đồng, kết nối với phố Trần Vỹ, với tổng chiều dài khoảng 600m.
Dự án Siêu cầu vượt sông Hồng hơn 15.000 tỷ đồng chuẩn bị bước vào giai đoạn triển khai

Dự án Siêu cầu vượt sông Hồng hơn 15.000 tỷ đồng chuẩn bị bước vào giai đoạn triển khai

UBND TP Hà Nội mới phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên, với kinh phí dự kiến trên 15.000 tỷ đồng. Dự án này sẽ góp phần giảm tải cho các tuyến đường hiện hữu và thúc đẩy phát triển đô thị bền vững cho Thủ đô.
Hà Nội đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tuyến đường Vành đai 1 vào năm 2025

Hà Nội đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tuyến đường Vành đai 1 vào năm 2025

Dự án tuyến đường Vành đai 1 (đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục) – tuyến đường được xem là "đắt nhất hành tinh" – đang bước vào giai đoạn nước rút. Theo kế hoạch mới nhất, dự án sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2025, sau khi công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các quận Đống Đa và Ba Đình hoàn tất.
Hình ảnh gần 1km hầm chui phía Đông TP HCM 8 năm chưa hoàn thành

Hình ảnh gần 1km hầm chui phía Đông TP HCM 8 năm chưa hoàn thành

Hầm chui nút giao Trạm 2 trên Xa lộ Hà Nội, hướng từ TP HCM đi tỉnh Đồng Nai, được khởi công năm 2016, tuy nhiên đến nay vẫn chưa hoàn thành do vướng mặt bằng.
[Chùm ảnh] Dự án Metro số 2 sau 7 tháng di dời hạ tầng kỹ thuật

[Chùm ảnh] Dự án Metro số 2 sau 7 tháng di dời hạ tầng kỹ thuật

Đến nay, các quận có tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương, TP HCM) đi qua đã cơ bản hoàn tất thủ tục ban hành quyết định thu hồi đất, tỷ lệ bàn giao mặt bằng đạt 98,46%.
Bất động sản Biz