Bất động sản Biz

Áp lực đáo hạn trái phiếu tiếp tục bủa vây doanh nghiệp bất động sản

Thứ năm, 30/11/2023 | 14:45 Theo dõi BĐS Biz trên

Theo nhóm chuyên gia CTCK Yuanta Việt Nam, áp lực đáo hạn trái phiếu trong năm 2024 đang đè nặng với tổng giá trị 297.006 tỷ đồng và chủ yếu đến từ nhóm bất động sản là 126.637 tỷ đồng chiếm 42% giá trị trái phiếu đến hạn.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động trở lại

Thời gian qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã hình thành và đóng góp lớn cho sự phát triển của nền kinh tế và thực sự được quan tâm phát triển trong 5 năm trở lại đây.

Áp lực đáo hạn trái phiếu tiếp tục - https://vnfinance.vn/

Theo số liệu của nhóm chuyên gia CTCK Yuanta Việt Nam, quy mô thị trường của Việt Nam so với GDP đến cuối quý 2/2023 đạt mức 11%, cao hơn Philippines (7%) và Indonesia (2%); nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với Thái Lan (27%), Singapore (27%), Malaysia (54%) và thấp hơn so với giai đoạn đỉnh điểm phát triển TPDN năm 2021 là 15%.

Tính đến cuối tháng 9/2023 dư nợ TPDN đạt 9,6% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế, giảm nhiều so với thời điểm cuối năm 2022 là 11,9% và 2021 là 15,1% do hoạt động mua lại trước hạn và phát hành chậm hơn.

Cũng theo nhóm chuyên gia, từ quý III/2023, thị trường TPDN bắt đầu sôi động hơn cùng với hệ thống giao dịch trái phiếu riêng lẻ HNX đi vào hoạt động. Lũy kế 10 tháng năm 2023 ghi nhận giá trị phát hành đạt 214.000 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó 192.000 tỷ đồng phát hành riêng lẻ và 22.000 tỷ đồng phát hành qua kênh chào bán công chúng.

Xu hướng phát hành đại chúng đã tăng trưởng mạnh với giá trị phát hành tăng gần gấp đôi cùng kỳ, trong khi phát hành riêng lẻ giảm 22,8% so với cùng kỳ năm trước trước những quy định mới trên thị trường trái phiếu.

Trong 10 tháng đầu năm 2023, cơ cấu phát hành TPDN tập trung chủ yếu vào nhóm ngân hàng và bất động sản.

Áp lực đáo hạn trái phiếu tiếp tục - https://vnfinance.vn/
Ảnh minh hoạ
 

Áp lực trái phiếu đáo hạn lớn

Theo Báo cáo cập nhật thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Công ty Chứng khoán MB (MBS) vừa phát hành, tính đến ngày 21/11, đã có khoảng 100 doanh nghiệp thông báo về việc chậm, hoãn thanh toán gốc, lãi trái phiếu.

Công ty chứng khoán này ước tính, đến tháng 11/2023, tổng giá trị TPDN chậm các nghĩa vụ thanh toán vào khoảng 192.000 tỉ đồng, chiếm gần 19% dư nợ TPDN của toàn thị trường. Trong đó, nhóm ngành bất động sản tiếp tục chiếm tỉ trọng lớn nhất - khoảng 70% giá trị chậm trả.

Trong khi đó, thống kê trên chuyên trang trái phiếu của Sở Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy, nhiều doanh nghiệp bất động lớn đã liên tiếp công bố thông tin chậm trả gốc, lãi trái phiếu trong thời gian qua.

Liên quan đến áp lực trái phiếu đáo hạn, theo nhóm chuyên gia CTCK Yuanta Việt Nam, áp lực trái phiếu đáo hạn trong quý IV/2023 là không quá lớn, với 57.286 tỷ đồng trong đó nhóm bất động sản chiếm 46,7%. Tuy nhiên, áp lực đáo hạn trái phiếu trong năm 2024 lại đang đè nặng với tổng giá trị 297.006 tỷ đồng và chủ yếu đến từ nhóm bất động sản là 126.637 tỷ đồng chiếm 42% giá trị trái phiếu đến hạn.

Như vậy, áp lực đáo hạn của nhóm bất động sản là lớn nhất, chúng ta cần tiếp tục theo dõi tình hình tài chính của các doanh nghiệp trong nhóm này xem có đủ khả năng để trả nợ trong xu hướng tiếp theo không, hay vẫn phải có bài toán liên quan đến giãn nợ. Trong thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp bắt đầu đàm phán với các trái chủ cho gian hạn trả nợ đến khoảng năm 2025-2026 sắp tới.

"Chúng tôi đánh giá áp lực trong quý IV này không quá đè nặng, nhưng câu chuyện sẽ trở nên nặng nề hơn từ năm sau. Và chắc chắn chúng ta sẽ có biện pháp nào đó để thoát ra khỏi khó khăn này, vì bất động sản vẫn là nhóm ngành chiếm tỉ trọng khá lớn trong nền kinh tế" - nhóm chuyên gia nhận định.

Nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (Vars) cho thấy, áp lực đáo hạn trái phiếu vẫn đang “bủa vây” các doanh nghiệp bất động sản. Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp bất động sản phát hành mới và được mua lại còn thấp so tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đến hạn.

Theo đó, năm 2022, doanh nghiệp bất động sản đã mua lại khoảng 219.000 tỉ đồng. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, doanh nghiệp mua lại khoảng 153.800 tỷ đồng. Trong khi, tổng giá trị đáo hạn trái phiếu của nhóm bất động sản 2 tháng cuối năm 2023 và năm 2024, lần lượt đạt 15,6 nghìn tỷ đồng; 121,1 nghìn tỷ đồng.

Áp lực đáo hạn trái phiếu tiếp tục - https://vnfinance.vn/
Ảnh: NĐTT
 

Liên quan đến thị trường trái phiếu, mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện 1177/CĐ-TTg ngày 23.11.2023 về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản hiệu quả, an toàn, lành mạnh, bền vững.

Theo công điện, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản mặc dù đã được cải thiện nhưng chưa đạt như kỳ vọng; tăng trưởng tín dụng thấp, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế tiếp tục khó khăn, nợ xấu có xu hướng gia tăng.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, cụ thể khả năng thanh toán, chi trả của các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là các trái phiếu đến hạn thanh toán trong cuối năm 2023 và năm 2024.

Chủ động xây dựng kịch bản, đánh giá tác động và có phương án, biện pháp cụ thể, hiệu quả xử lý theo thẩm quyền, góp phần bảo đảm an toàn, an ninh thị trường tài chính, tiền tệ; không để bị động, bất ngờ và tiêu cực đến phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế.

Đồng thời, theo dõi sát, đánh giá chính xác khả năng, phương án thanh toán của doanh nghiệp phát hành, nhất là các doanh nghiệp còn khó khăn và có thể có rủi ro về khả năng trả nợ.

Yêu cầu doanh nghiệp ưu tiên nguồn lực thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà đầu tư, các chủ thể liên quan.

Có các giải pháp thiết thực, hiệu quả để củng cố, tăng cường và khôi phục niềm tin nhà đầu tư, thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển an toàn, minh bạch, lành mạnh, bền vững.

Theo thống kê của FiinGroup, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn trong 2 quý cuối năm 2023 được ước tính ở mức 104,8 nghìn tỷ đồng và năm 2024 ở mức 288,1 nghìn tỷ đồng và năm 2025 là 194,2 nghìn tỷ đồng.

Đối với trái phiếu đáo hạn trong 2 quý cuối năm 2023, giá trị trái phiếu đến hạn của các doanh nghiệp bất động sản là 37,1 nghìn tỷ đồng và tổ chức tín dụng là 24 nghìn tỷ đồng, các doanh nghiệp sản xuất là 1,3 nghìn tỷ đồng, các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ là 22,4 nghìn tỷ đồng và lĩnh vực khác là 20 nghìn tỷ đồng.

Hải Minh

Theo kinhtexaydung.petrotimes.vn Copy
Ngân hàng cấp tín dụng khoảng 7.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội

Ngân hàng cấp tín dụng khoảng 7.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội

Đến nay, các ngân hàng đã cam kết cấp tín dụng cho 15 dự án với số tiền khoảng 7.000 tỷ đồng, trong đó có 8 dự án nhà ở xã hội tại 7 địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 640 tỷ đồng.
Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Ngân hàng Agribank đang rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ tại loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực xăng dầu và sản xuất thép. Đáng chú ý, tính đến cuối năm 2023, tài sản thế chấp tại Agribank sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, Mã: MBB) thu về hơn 4.600 tỷ đồng lãi sau thuế, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%.
Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Bộ Tài chính cho biết, tính đến 31/12/2023, tổng dư nợ phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản là 351.390 tỷ đồng.
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) ra quyết định về việc đưa cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland) vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.
VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

Sau kiểm toán, lợi nhuận tại VietABank năm 2023 "bốc hơi" hơn chục tỷ đồng, lãi dự thu gần 8.000 tỷ đồng. Trong khi nhà băng này đang sở hữu "núi" sổ đỏ thế chấp.
Bất động sản Biz