Bất động sản Biz

VIB dồn dập huy động nghìn tỷ từ trái phiếu

Thứ tư, 08/11/2023 | 09:35 Theo dõi BĐS Biz trên

Là một nhà băng, việc kinh doanh chính là cho vay tiền và huy động vốn qua các hợp đồng tiền gửi, song VIB cũng đang dồn dập gọi vốn từ kênh trái phiếu trong bối cảnh nợ xấu ngày càng phình to.

Dữ liệu Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) công bố trong tháng 10/2023 ghi nhận 23 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ của 14 doanh nghiệp. Tổng giá trị huy động đạt 26.326 tỷ đồng, giảm gần 3.000 tỷ đồng so với tháng 9, tương ứng giảm hơn 10%.

Trong tháng 10, ngân hàng là nhóm ngành có giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ cao nhất với tổng giá trị theo mệnh giá 15.550 tỷ đồng, chiếm hơn 59% tỷ trọng, lãi suất vào khoảng 5 - 8,6%/năm.

ngan-hang-VIB

Nổi bật nhất là ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB - Mã: VIB) đã huy động được 4.500 tỷ đồng qua hai đợt phát hành trái phiếu chỉ trong hai ngày 16 và 17/10 với lãi suất 5,8 đến 6%/năm. Trái phiếu được mua lại hoặc hoán đổi nếu có.

Trước đó, vào cuối tháng 9, ngân hàng VIB đã huy động thành công lô trái phiếu đầu tiên của năm 2023 với giá trị 2.000 tỷ đồng, kỳ hạn ba năm, lãi suất 5,7%/năm. Như vậy, chưa đầy một tháng trở lại đây, Ngân hàng này đã huy động được 6.500 tỷ đồng trái phiếu.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, vào ngày 27/9/2023, ngân hàng này đã mua lại 40 tỷ đồng trái phiếu mã VIBL2128015. Lô trái phiếu này được phát hành vào tháng 9/2021, có kỳ hạn 7 năm, lãi suất 7,5%/năm và phải đến tháng 9/2028 mới đáo hạn.

Đáng chú ý, thời gian qua, ngân hàng VIB liên tục có động thái mua lại trái phiếu trước hạn. Tính đến hết tháng 9/2023, ngân hàng này đã có tổng cộng 15 đợt mua lại trái phiếu, hầu hết các lô trái phiếu này đều có kỳ hạn 3 hoặc 7 năm. Tuy nhiên, tất cả các lô trái phiếu mua lại đều có chung mệnh giá là 1 tỷ đồng.

Về tình hình tài chính của VIB, trong 9 tháng đầu năm 2023, nhà băng này ghi nhận lãi sau thuế 6.660 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ.

Tại ngày 30/9/2023, tổng tài sản VIB đạt 384.500 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng tăng nhẹ 6% đạt 245.630 tỷ đồng. Về phía nguồn vốn, tiền gửi của khách hàng tăng nhẹ 7% đạt hơn 213.533 tỷ đồng.

 

no-xau-tai-VIB-vnf
Chi tiết nợ xấu tại ngân hàng VIB (nguồn: BCTC hợp nhất quý III/2023).

Cũng tại thời điểm 30/9/2023, nợ xấu tại VIB tăng tới 59% so với đầu năm, ghi nhận hơn 9.039 tỷ đồng. Do đó, kéo tỷ lệ nợ xấu tăng từ 2,45% hồi đầu năm lên 3,68%. Con số này trên ngưỡng 3% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Trong đó, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng mạnh 98% từ 1.541 tỷ lên hơn 3.057 tỷ đồng; nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) cũng tăng tới 173% từ hơn 1.709 tỷ đồng lên 4.673 tỷ đồng; ngược lại, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) giảm 46% so với đầu năm, còn hơn 1.308 tỷ đồng.

Trong số nợ xấu này, hầu hết là các khoản vay được thế chấp bằng bất động sản, với tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo được duy trì ở mức 60%-70%.

Tính đến 30/9/2023, bất động sản thế chấp tại VIB ghi nhận hơn 353.665 tỷ đồng, chiếm 66% tổng tài sản thế chấp của khách hàng.

Đáng chú ý, chất lượng tín dụng của VIB bắt đầu có dấu hiệu đi xuống khi lãi dự thu và nợ xấu đồng loạt tăng. Con số này thể hiện khá rõ nét trong báo cáo tài chính quý III/2023 vừa được ngân hàng công bố.

lai-du-thu-tai-VIB-vnf
Thuyết minh lãi dự thu tại VIB tăng mạnh (nguồn: BCTC hợp nhất quý III/2023).

Cụ thể, tại thời điểm 30/9/2023, lãi và phí phải thu (lãi dự thu) tại ngân hàng VIB tăng tới 57% so với đầu năm, từ 2.432 tỷ đồng lên 3.817 tỷ đồng. Trong đó, lãi phải thu từ đầu tư chứng khoán tăng gấp 3 lần đầu năm, từ hơn 712 tỷ đồng lên 1.604 tỷ đồng; lãi phải thu từ hoạt động tín dụng tăng 8% lên 1.604 tỷ đồng.​

Hoàng Trang

Theo kinhtexaydung.petrotimes.vn Copy
TP HCM: Loạt doanh nghiệp bất động sản bị “gọi tên” vì nợ thuế

TP HCM: Loạt doanh nghiệp bất động sản bị “gọi tên” vì nợ thuế

Cục Thuế TP HCM vừa công bố sách nợ thuế đợt 2/2023 trên địa bàn thành phố, có 198 doanh nghiệp nợ thuế, với tổng số tiền 8.080 tỷ đồng. Trong đó có sự xuất hiện của loạt doanh nghiệp bất động sản…
Áp lực đáo hạn trái phiếu tiếp tục bủa vây doanh nghiệp bất động sản

Áp lực đáo hạn trái phiếu tiếp tục bủa vây doanh nghiệp bất động sản

Theo nhóm chuyên gia CTCK Yuanta Việt Nam, áp lực đáo hạn trái phiếu trong năm 2024 đang đè nặng với tổng giá trị 297.006 tỷ đồng và chủ yếu đến từ nhóm bất động sản là 126.637 tỷ đồng chiếm 42% giá trị trái phiếu đến hạn.
Chưa đầy tuần lễ, loạt ngân hàng OCB, VIB, MBBank… phát hành cả nghìn tỷ trái phiếu

Chưa đầy tuần lễ, loạt ngân hàng OCB, VIB, MBBank… phát hành cả nghìn tỷ trái phiếu

Theo báo cáo của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, chỉ trong thời gian chưa đầy một tuần lễ, nhiều ngân hàng đã phát hành khối lượng trái phiếu lớn lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Hàng loạt doanh nghiệp chậm, hoãn thanh toán trái phiếu

Hàng loạt doanh nghiệp chậm, hoãn thanh toán trái phiếu

Theo Công ty chứng khoán MB (MBS), đã có khoảng 100 doanh nghiệp thông báo chậm, hoãn thanh toán gốc, lãi trái phiếu trong 11 tháng năm 2023, trong đó nhiều doanh nghiệp bất động sản.
Doanh nghiệp có 4 lao động tiếp tục phát hành thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Doanh nghiệp có 4 lao động tiếp tục phát hành thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Như vậy, từ cuối tháng 9 đến ngày 8/11/2023, doanh nghiệp này đã liên tiếp phát hành thành công 3 lô trái phiếu với tổng mệnh giá 3.000 tỷ đồng, lãi suất lên tới 12,5%/năm.
Cho vay mua nhà nhiều, nợ xấu của MBBank tăng đột biến “đáng lo ngại”

Cho vay mua nhà nhiều, nợ xấu của MBBank tăng đột biến “đáng lo ngại”

Tính đến cuối quý 3/2023, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này tăng lên 1,89% - mức cao nhất kể từ năm 2016, chủ yếu do các khoản vay mua nhà.
HoREA đề xuất mở rộng đối tượng mua nhà được vay gói 120.000 tỷ đồng

HoREA đề xuất mở rộng đối tượng mua nhà được vay gói 120.000 tỷ đồng

Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét mở rộng hơn một số đối tượng được vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng bao gồm chủ đầu tư và người mua nhà thuộc các dự án nhà ở thương mại có giá bán không vượt quá 3 tỷ đồng/căn và có ưu tiên cho người mua căn nhà đầu tiên.
Vars: Doanh nghiệp bất động sản nên bán bớt tài sản để trả nợ trái phiếu

Vars: Doanh nghiệp bất động sản nên bán bớt tài sản để trả nợ trái phiếu

Việc gia hạn thời gian trả nợ chỉ giúp doanh nghiệp có thời gian ổn định lại sản xuất, kinh doanh và tái cơ cấu lại nợ doanh nghiệp để phục hồi. Về cơ bản chỉ là chuyển từ nợ ở thời điểm này sang thời điểm khác.
Bất động sản Biz