Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị báo cáo với Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đề xuất phê duyệt tổng mức đầu tư 3 dự án thành phần trên cơ sở thực tế. Sáng 7/3, tại tỉnh Bắc Ninh, Ban Chỉ đạo Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô họp, nghe báo cáo tiến độ triển khai dự án và những khó khăn, vướng mắc, giải pháp tháo gỡ để đẩy nhanh tiến độ trong thời gian tới.
Báo cáo tổng hợp chung về tiến độ triển khai dự án do Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn trình bày tại hội nghị cho thấy, về công tác GPMB, đến nay, thành phố Hà Nội đã di chuyển 5.307/11.682 ngôi mộ, đạt 48,83%; đã phê duyệt và thu hồi đất được 276,08/796,766 ha, đạt 34,65%. Tổng số tiền đã phê duyệt trên địa bàn thành phố Hà Nội là 2.488,73 tỷ đồng.
Đối với tỉnh Hưng Yên, tổng diện tích thu hồi trong phạm vi GPMB 263,7ha/19,3Km. Số hộ có đất ở bị thu hồi 843 hộ. Số mộ cần di dời 3.327 ngôi, dự kiến diện tích bố trí tái định cư 50ha. Di chuyển 15 cột điện cao thế. Tổng kinh phí thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án khoảng 5.966,84 tỷ đồng, vượt 2.226,84 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được Quốc hội thông qua trên địa phận Hưng Yên.
Quỹ phát triển đất tỉnh Hưng Yên đã tạm ứng 42 tỷ đồng để các địa phương tổ chức chi trả cho nhân dân di chuyển mồ mả và thực hiện đồng thời công tác xây dựng nghĩa trang mới hoặc mở rộng, các công việc khác có liên quan. Đến nay, tại các huyện đã di chuyển được 738 ngôi/3.311 ngôi mộ.
Còn tại tỉnh Bắc Ninh, tổng diện tích đất bị thu hồi khoảng 389ha; số mộ bị ảnh hưởng 3.189 mộ. Hiện tại, tỉnh chưa thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Đối với việc triển khai thực hiện các dự án thành phần, đến nay, thành phố Hà Nội đã phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 1.1: Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc địa phận thành phố Hà Nội, với tổng mức đầu tư khoảng 13.370 tỷ đồng và dự án thàn phần 2.1: Xây dựng đường song hành (đường đô thị) địa phận thành phố Hà Nội, tổng mức đầu tư khoảng 5.388 tỷ đồng theo hình thức đầu tư công bằng nguồn vốn ngân sách Thành phố.
Các dự án thành phần 1.2, 1.3, 2.2, 2.3 do UBND các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh là cơ quan có thẩm quyền đang tổ chức thẩm định, tiến độ bị chậm theo tiến độ tại Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/8/2022 (phê duyệt các dự án thành phần trong tháng 01/2023) và có nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ khởi công dự án trong tháng 6/2023.
Nhiệm vụ thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ đẩy nhanh công tác thẩm định và phê duyệt Dự án thành phần 1.2 và Dự án thành phần 1.3. Tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên khẩn trương đẩy nhanh công tác thẩm định và phê duyệt các dự án thành phần để kịp thông qua kỳ họp HĐND tỉnh bố trí vốn, đảm bảo để khởi công dự án trong tháng 6/2023. Đồng thời, chủ động rà soát nguồn vật liệu trên địa bàn tỉnh để ưu tiên cung cấp cho Dự án nhằm giảm chi phí, rút ngắn cung đường vận chuyển.
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị báo cáo với Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đề xuất phê duyệt tổng mức đầu tư 3 dự án thành phần trên cơ sở thực tế.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nêu rõ, tiến độ dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô (cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào vận hành năm 2027) không chỉ được ghi rõ trong Nghị quyết của Quốc hội, mà còn trong các Nghị quyết của Bộ Chính trị, của Chính phủ cho thấy sự chỉ đạo đồng bộ và quyết tâm chính trị cao của Trung ương và 3 địa phương Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên.
Nhìn nhận về tình hình triển khai dự án, đồng chí Đinh Tiến Dũng cho biết, 3 tỉnh, thành phố đều đã thể hiện rõ quyết tâm; ngay sau khi Quốc hội thông qua chủ trương, cả 3 địa phương đã bắt tay vào thực hiện, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Trong quá trình triển khai vừa qua, xuất hiện nhiều cách làm hay, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì cái chung. Đặc biệt, dự án nhận được sự đồng thuận cao từ dư luận và nhân dân.
“Đối với dự án trọng điểm quốc gia như đường Vành đai 4 thì làm sớm được ngày nào thì có lợi ngày đó, vừa đỡ lãng phí vừa mở ra cơ hội phát triển. Công tác giải phóng mặt bằng dự án này cũng có ý nghĩa như vậy, làm sớm được ngày nào, thì người dân có điều kiện sớm ổn định cuộc sống ngày đó”, Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định.
Bí thư thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị các bộ, ngành liên quan xem xét có ý kiến sớm đối với các nội dung kiến nghị, đề xuất của Ban Chỉ đạo; trên tinh thần đó, Ban Chỉ đạo sẽ có văn kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ, đề xuất ra nghị quyết của Chính phủ đối với 9 nội dung kiến nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án.
Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô nhất trí với đề nghị phê duyệt theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với các dự án thành phần vượt tổng mức đầu tư dự kiến sơ bộ ghi trong Nghị quyết của Quốc hội, đồng thời, sẽ báo cáo xin ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền theo hướng này.
Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có quy mô chiều dài 112,8km đi qua địa bàn của 03 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh (đoạn trên địa bàn thành phố Hà Nội 58,2km; đoạn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 19,3km; đoạn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh dài 25,6km và tuyến nối dài 9,7km). Điểm đầu nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai, điểm cuối nối cao tốc Nội Bài - Hạ Long). Tổng mức đầu tư 85.813 tỷ đồng với tiến độ chuẩn bị đầu tư, thực hiện Dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.
Dự án được triển khai theo 07 dự án thành phần, vận hành độc lập, bao gồm: 03 dự án thành phần thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn của từng tỉnh, thành phố bằng vốn đầu tư công; 03 dự án thành phần đầu tư xây dựng đường song hành trên địa bàn từng tỉnh, thành phố bằng vốn đầu tư công và dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng hệ thống đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Chính phủ dự kiến sẽ vay tối đa 30% tổng vốn đầu tư, bao gồm khả năng vay từ các nguồn ODA hoặc vay trong nước, tùy vào lãi suất và điều kiện vay.
UBND TP Hà Nội điều chỉnh tên người sử dụng đất tại Quyết định số 977 từ Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển DIA – Hà Tây thành CTCP Đầu tư DIA. Giao gần 449,684m2 đất tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng cho CTCP Đầu tư DIA để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị sinh thái cao cấp Đan Phượng.
Ngày 19/11, Chủ tịch UBND Tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đã ký Quyết định số 3479 chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.
8 dự án được giải quyết hoàn toàn gồm: Dự án Khu phức hợp Sóng Việt của Công ty Cổ phần Quốc Lộc Phát; Khu chung cư và thương mại Metro Star của Công ty Cổ phần Đầu tư Metro Star; Khu Liên hợp Thể dục Thể thao và Dân cư Tân Thắng (điều chỉnh tiến độ) của Công ty Cổ phần Gumaland...
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 9 tháng năm 2024 ước đạt 17,34 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản sếp thứ hai đạt 1,43 tỷ USD, chiếm 8,3%.
Theo thông báo đấu giá, quyền sử dụng đất thực hiện Dự án Khu đô thị Tây Nam xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn có tổng diện tích 213.140,56 m2. Trong đó, 59.012,55 m2 đất ở (11.680,69 m2 đất ở liên kế kết hợp thương mại dịch vụ, 35.531,4 m2 đất ở biệt thự, 11.800,46 m2 đất chung cư nhà ở xã hội);
Tập đoàn T&T Group và JTA – tập đoàn đầu tư quốc tế hàng đầu của Qatar đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về việc nghiên cứu phát triển dự án Tổ hợp thể thao đa năng và công viên giải trí Disneyland với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 4,5 tỷ USD tại huyện Đôn
UBND tỉnh Hà Giang vừa ban hành thông báo về việc thu hồi gần 80.000m2 đất thương mại, dịch vụ giao cho Công ty cổ phần Tập đoàn FLC thuê để thực hiện dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái núi Mỏ Neo.