Bất động sản Biz

Tương lai thị trường bất động sản Hà Nội: Sẽ phục hồi mạnh mẽ?

Thứ tư, 11/01/2023 | 14:27 Theo dõi BĐS Biz trên

2022 là một năm “kiên cường” của nền kinh tế Việt Nam, nhưng cũng đầy thách thức đối với thị trường bất động sản khi sức mua, thanh khoản giảm mạnh và dòng tiền bị tắc nghẽn. Năm 2023 được dự báo sẽ chứng kiến bước phục hồi mạnh mẽ hơn khi Trung Quốc chính thức mở cửa biên giới và nhiều công ty, thương hiệu quốc tế lựa chọn gia nhập thị trường Hà Nội.

Theo đánh giá của Savills Việt Nam, trong Quý 4.2022, thị trường bất động sản Hà Nội duy trì hoạt động ổn định trong nhiều phân khúc. Tại thị trường văn phòng, xu hướng bền vững và dịch chuyển khỏi khu vực Nội Thành tiếp tục được các công ty, thương hiệu ưa chuộng.

Đối với nhà ở, phần lớn các chủ đầu tư vẫn đang theo đuổi cơ hội đầu tư mới, hứa hẹn sẽ mang đến tiềm năng phát triển cho thị trường. Hơn nữa, sự vào cuộc của Chính phủ trong việc thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, đưa ra các chính sách hỗ trợ và sửa đổi luật được kỳ vọng sẽ mang tới những chuyển biến tích cực cho sự phục hồi của thị trường bất động sản.

 

Bán lẻ: Nhu cầu hạng sang vượt nguồn cung

Nguồn cung bán lẻ đạt 1,7 triệu m2, duy trì ổn định theo quý và tăng 4% theo năm.

Thị trường hoạt động tốt với giá thuê gộp tầng trệt tăng 10% theo năm. Kể từ năm 2018, giá thuê gộp tầng trệt tại khu vực Trung tâm đã tăng 7% mỗi năm, trong khi các khu vực khác tăng 1% mỗi năm.

Diện tích cho thuê mới tăng ở mức hơn 364% theo năm, trong đó khối đế bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất là 62%, theo sau là trung tâm mua sắm (29%) và trung tâm bách hóa (9%).

Về nguồn cung tương lai, 15 dự án sẽ bổ sung nguồn cung mới cho thị trường vào năm 2023, với tổng diện tích ước tính khoảng 214.000 m2.

Các thương hiệu cao cấp dự kiến sẽ gia nhập thị trường với một số sẽ là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, hiện tại mặt bằng bán lẻ hạng sang không đủ để đáp ứng nhu cầu từ các nhà bán lẻ quốc tế.

Nhận định về xu hướng chung của ngành bán lẻ, bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc Bộ phận Cho thuê Thương mại Savills Hà Nội, chia sẻ: “Việt Nam thu hút nhiều thương hiệu thời trang và mỹ phẩm mới từ Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản và Indonesia. Điều này sẽ gia tăng sự hiện diện bán lẻ trong năm 2023.” 

Văn phòng: Công suất và Giá thuê cải thiện

Năm 2022 chứng kiến sự dịch chuyển của nhóm khách thuê ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm từ khu vực Trung tâm sang Nội thành. Các công trình chất lượng cao với giá thuê cạnh tranh tại khu vực Nội thành được khách thuê ưa chuộng, đặc biệt là các dự án được cấp chứng chỉ xanh với thông số kỹ thuật cao.

Trong năm 2022, tổng diện tích văn phòng đạt 2,15 triệu m2 với 189 dự án, tăng 1% nhờ sự gia nhập của tòa nhà Epic Tower tại quận Cầu Giấy với 22.800m2.

Công suất và giá thuê văn phòng được cải thiện. Trong đó, hạng A dẫn đầu với giá thuê cao nhất, tăng 4% theo quý và 11% theo năm.

Đến cuối năm 2023, năm dự án mới sẽ cung cấp thêm 93.000 m2. Riêng Hạng A sẽ chiếm tới 98% nguồn cung tương lai trong năm tới.

Khách sạn: Triển vọng tươi sáng hơn

Du lịch quốc tế đã được cải thiện trong năm 2022, với số lượng du khách quốc tế đạt 3,7 triệu lượt nhưng vẫn chưa phục hồi về mức của năm 2019. 71% lượng du khách quốc tế đến từ châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc. Trong đó, Hà Nội đã vượt xa mục tiêu 10 triệu lượt khách của thành phố.

Nguồn cung khách sạn duy trì ổn định theo quý và tăng 1% theo năm, gồm 10.179 phòng trong Q4/2022. Công suất trong quý đạt 49%, tăng 7 điểm % theo quý và 22 điểm % theo năm. Giá phòng trung bình ghi nhận tại mức 2,5 triệu VNĐ, tăng trưởng 41% theo năm.

Năm 2023 dự kiến sẽ có 8 dự án đi vào hoạt động. Với sự trở lại của du khách Trung Quốc, thị trường khách sạn Hà Nội sẽ được hưởng lợi rất lớn và phục hồi mạnh mẽ.

Về triển vọng của thị trường khách sạn thủ đô, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, chia sẻ: “Triển vọng cho năm 2023 là tích cực, do Trung Quốc đã mở cửa lại biên giới và cho phép du lịch quốc tế. Thị trường nội địa vững chắc đã thúc đẩy sự phục hồi vào năm 2022 và chúng tôi kỳ vọng tình hình hoạt động vững chắc sẽ được duy trì.”

Căn hộ Dịch vụ: Dự án có thương hiệu áp đảo

Tuy không có nguồn cung mới trong Q4/2022, nguồn cung căn hộ dịch vụ vẫn tăng 4% theo năm. Công suất cho thuê đạt 81%, gần mức cùng kỳ năm 2019. Giá thuê tăng 6% theo năm, trong đó hạng A ghi nhận mức giá cao nhất.

Nguồn cung tương lai sẽ đến từ 19 dự án được quản lý vận hành bởi các thương hiệu quốc tế. Các nhà điều hành có thương hiệu sẽ chiếm 93% hay 3.596 căn; các thương hiệu bao gồm: Ascott, Lotte, The Shilla, Pan Pacific, Wink, Hyatt và Hilton.

Căn hộ: Nguồn cung mới ít nhất kể từ năm 2015

Nguồn cung căn hộ Q4/2022 ghi nhận mức thấp nhất kể từ 2015. Thị trường không có thêm dự án mới, toàn bộ nguồn cung đều đến từ các dự án hiện tại. Trong đó, căn hộ hạng B chiếm tỷ trọng lớn nhất là 83%.

Số lượng giao dịch giảm -30% theo năm, chủ yếu là giao dịch căn hộ hạng B. Tỷ lệ hấp thụ của các dự án mới mở bán đạt 28%.

Giá bán sơ cấp vẫn tăng ở mức 15% theo năm. Thị trường ghi nhận sự chênh lệch giữa giá bán sơ cấp và thứ cấp lên tới 42%, nhiều nhất là ở các dự án hạng A.

Nguồn cung năm 2023 sẽ đến từ 19 dự án mới và giai đoạn tiếp theo của 2 dự án hiện tại. Căn hộ hạng B sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn cung tương lai. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư đang tích cực tìm kiếm quỹ đất ở các tỉnh lân cận nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở của Hà Nội.

Về khả năng phục hồi của thị trường Căn hộ, bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu, Savills Hà Nội, đánh giá: “Phần lớn các chủ đầu tư vẫn đang theo đuổi cơ hội đầu tư mới. Các luật sửa đổi được kỳ vọng sẽ mang đến tiềm năng phát triển cho thị trường nhà ở.”

 

Biệt thự/Nhà liền kề: Giao dịch thấp nhất trong các năm

Trong Q4.2022, nguồn cung sơ cấp biệt thự/nhà liền kề đạt mức thấp nhất trong 5 năm với 926 căn từ 15 dự án.

Niềm tin của người mua bị ảnh hưởng bởi tín dụng bị thắt chặt và tin tức gần đầy về thị trường bất động sản, dẫn tới số lượng giao dịch trong Q4/2022 giảm -52% theo năm.

Giá bán sơ cấp trong Q4/2022 giảm do một số chủ đầu tư có sự điều chỉnh. Tuy nhiên, thị trường thứ cấp vẫn có sự tăng trưởng lớn về giá theo năm, chủ yếu tại các quận nội thành.

Huyện Hoài Đức dự kiến sẽ cung cấp tới 20% nguồn cung tương lai, theo sau là huyện Thanh Trì và quận Long Biên. Hà Nội sẽ cần những dự án chất lượng tốt với giá hợp lý khi nguồn cung hiện hữu đang giá cao và không hấp dẫn người mua.

Về tương lai của thị trường, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, nhận định: “Các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, phát triển cơ sở hạ tầng sẽ thúc đẩy sự phục hồi của thị trường năm 2023.”

Nhật Lâm

Theo vnmedia.vn Copy
Tăng mạnh số tiền đặt cọc đấu giá tài sản để hạn chế “cò” tham gia trục lợi

Tăng mạnh số tiền đặt cọc đấu giá tài sản để hạn chế “cò” tham gia trục lợi

Nhiều ĐBQH cho rằng, để hoạt động đấu giá tài sản đạt hiệu quả tốt nhất, việc tăng số tiền đặt cọc lên con số lớn sẽ tránh tình trạng đối tượng “cò” tham gia đấu giá để trục lợi, nhất là đấu giá đất.
Tin bất động sản ngày 30/11: Bình Định tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhà ở xã hội

Tin bất động sản ngày 30/11: Bình Định tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhà ở xã hội

Long An đấu giá hơn 200 lô đất với mức giá lên đến hơn 4,6 tỷ/lô;Hải Phòng quy hoạch khu công nghiệp 687ha; Hòa Bình tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản…là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Bất động sản chỉ thu hút được hơn 2,87 tỷ USD vốn ngoại suốt 11 tháng

Bất động sản chỉ thu hút được hơn 2,87 tỷ USD vốn ngoại suốt 11 tháng

Theo báo cáo, tính đến ngày 20/11, ngành kinh doanh bất động sản thu hút hơn 2,87 tỷ USD nguồn vốn FDI, giảm 31,4% so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản bắt buộc phải giao dịch qua ngân hàng

Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản bắt buộc phải giao dịch qua ngân hàng

Ngày 28/11, Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với hơn 94% đại biểu tán thành. Luật này có hiệu lực từ 1/1/2025. Theo quy định mới, chủ đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản buộc phải thanh toán qua ngân hàng nhằm bảo đảm kiểm soát dòng tiền giao dịch bất động sản của chủ đầu tư dự án, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
Nhiều rào cản đang “ngáng chân” nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào thị trường bất động sản

Nhiều rào cản đang “ngáng chân” nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào thị trường bất động sản

Mặc dù nền kinh tế chậm lại và có nhiều tài sản đang thoái vốn nhưng danh mục dự án để khối ngoại có thể “xuống tiền” lại không nhiều. Nguyên nhân từ tính pháp lý, độ chênh về kỳ vọng giá cả từ cả hai phía và quy trình bồi thường…
Đề nghị nâng giá trị tiền đặt cọc khi đấu giá tài sản lên trên 20%

Đề nghị nâng giá trị tiền đặt cọc khi đấu giá tài sản lên trên 20%

Sáng 28/11, tại phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, nhiều đại biểu đề nghị nâng giá trị tiền đặt cọc lên trên 20% giá trị tài sản nhằm hạn chế tình trạng cò đấu giá và bỏ cọc.
Loạt điểm mới của Luật Kinh doanh Bất động sản vừa được Quốc hội thông qua

Loạt điểm mới của Luật Kinh doanh Bất động sản vừa được Quốc hội thông qua

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch có quyền kinh doanh bất động sản, được mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng như công dân Việt Nam ở trong nước; giữ chính sách hiện hành đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không phải là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch.
Tin bất động sản ngày 28/11: Tổng Liên đoàn Lao động được làm nhà ở xã hội

Tin bất động sản ngày 28/11: Tổng Liên đoàn Lao động được làm nhà ở xã hội

Loạt khách sạn ở Nha Trang vi phạm trật tự xây dựng;Tại sao Hà Nội đề xuất không sáp nhập quận Hoàn Kiếm; Lâm Đồng chấp thuận nhà đầu tư dự án khu dân cư 1.570 tỷ đồng…là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Bất động sản Biz