Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Cường Thịnh Thi là “đại gia” xây dựng hàng đầu tỉnh Ninh Bình với tổng giá trị trúng thầu lên đến 17.912 tỷ đồng. Tuy nhiên, bức tranh tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ tồn tại một số vấn đề như biên lợi nhuận thấp, khả năng trả nợ ngắn hạn kém.
Thời gian gần đây, Công ty Cổ phần tập đoàn Đầu tư Xây dựng Cường Thịnh Thi (Công ty Cường Thịnh Thi), một trong những “đại gia” xây dựng hàng đầu tỉnh Ninh Bình được nhắc tới nhiều vì được chỉ định gói thầu với tổng trị giá 5.337 tỷ đồng.
Cụ thể, ngày 16/3/2023, Cường Thịnh Thi với tư cách Liên danh phụ đã được chỉ định Gói thầu số 13-XL, bên mời thầu là Ban Quản lý dự án 85.
Liên danh bao gồm Công ty CP TĐXD 168 Việt Nam, Công ty CP Xây dựng Trung Nam 18 E&C, Tổng công ty Thăng Long-CTCP, Công ty CP tập đoàn ĐTXD Cường Thịnh Thi và Công ty CP ĐTXD hạ tầng Khang Nguyên.
Theo thống kê, Công ty Cường Thịnh Thi đã tham gia 38 gói thầu, trong đó trúng 36 gói, trượt 2 gói, 0 chưa có kết quả. Tổng giá trị trúng thầu lên đến 17.912 tỷ đồng.
Có thể kể tới một số gói thầu tiêu biểu của doanh nghiệp này:
Ngày 7/1/2022, Cường Thịnh Thi trúng Gói thầu số 08: Thi công xây dựng hạng mục tuyến đường đoạn từ Km 5+00 đến Km 8+050 và cải tạo cầu Bản Qua cũ (trị giá 115 tỷ đồng) của Ban Quản lý các dự án nước ngoài tỉnh Lào Cai.
Ngày 28/9/2021, doanh nghiệp trúng Gói thầu 05: Thi công xây dựng công trình + Bảo hiểm công trình của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông số 2 Thanh Hóa (trị giá 588 tỷ đồng).
Ngày 26/2/2020, công ty trúng Gói thầu Xây lắp hoàn thiện của Ban Quản lý dự án Giao thông Khu vực cảng Cái Mép Thị Vải (748 tỷ đồng).
Tại quê nhà Ninh Bình, Công ty Cường Thịnh Thi là nhà thầu "quen mặt" khi trúng 4/4 gói thầu tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Ninh Bình (tổng trị giá 783 tỷ đồng).
Mất cân đối tài chính, khả năng thanh toán ngắn hạn kém
Việc tham gia vào hàng loạt gói thầu lớn với quy mô hàng nghìn tỷ đồng đòi hỏi Công ty Cường Thịnh Thi phải có dòng tiền và năng lực tài chính đủ mạnh. Tuy nhiên, bức tranh tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ không cho thấy điều đó.
Năm 2021, doanh thu của Công ty Cường Thịnh Thi đạt 1.569 tỷ đồng, giảm nhẹ so với con số 1.876 tỷ đồng của năm 2020. Lợi nhuận sau thuế mỏng, chỉ đạt 40,2 tỷ đồng, tương đương biên lợi nhuận 2,56%.
Cùng với lợi nhuận khiêm tốn là nợ lớn. Tại ngày 31/12/2021, nợ phải trả của Cường Thịnh Thi đạt 2.246 tỷ đồng, tăng 196 tỷ đồng, tương đương 9,6%, cao gấp 1,1 lần vốn chủ sở hữu và chiếm 52,2% tổng nguồn vốn công ty.
Đáng lưu ý, chiếm đến 99% các khoản nợ của doanh nghiệp là nợ ngắn hạn.
Cuối năm 2021, công ty Cường Thịnh Thi ghi nhận nợ ngắn hạn và tài sản ngắn hạn lần lượt đạt 2.214 tỷ đồng 2.182 tỷ đồng.
Việc nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn khiến hệ số khả năng thanh toán hiện thời (tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn) của Cường Thịnh Thi chỉ là 0,98.
Theo lý thuyết kế toán, hệ số này < 1 thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu, là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn. Khi hệ số càng dần về 0, doanh nghiệp càng mất khả năng chi trả, gia tăng nguy cơ phá sản.
Tại thời điểm cuối năm 2020, hệ số này cũng chỉ đạt 0,91.
Hé lộ giới chủ của Cường Thịnh Thi
Công ty Cường Thịnh Thi thành lập ngày 2/7/2004 tại Cảng Cầu Yên, phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình với người đại diện pháp luật là ông Trần Quang Tuyến. Ngoài ra, ông Tuyến còn đại diện cho Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Hoàng Gia Lam Sơn.
Danh sách cổ đông của doanh nghiệp được tiết lộ gần đây nhất là vào ngày 2/12/2014. Theo đó, Cường Thịnh Thi có vốn điều lệ 1.289 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông bao gồm: ông Vũ Trường Thi (Sở hữu 88,4% vốn); Công ty TNHH Cường Thịnh Thi Nam Việt (sở hữu 7,76% vốn); ông Đinh Văn Phi (sở hữu 3,22% vốn); Công ty TNHH Cường Thịnh Thi 189, Công ty TNHH Cường Thịnh Thi Bình Tây và Công ty TNHH Cường Thịnh Thi Đại Sơn, mỗi đơn vị sở hữu 2,79% vốn.
Tại Công ty Cường Thịnh Thi, ông Vũ Trường Thi là Chủ tịch HĐQT, ông Trần Quang Tuyến đóng vai trò Tổng giám đốc.
Tới ngày 29/9/2022, vốn điều lệ doanh nghiệp tăng lên 2.289 tỷ đồng nhưng cơ cấu cổ đông không được tiết lộ.
Trong vòng 6 tháng đầu năm Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) đã ghi nhận sự ra đời của hàng loạt các Dự án KCN mới, kéo theo đó là một quý đầu năm khởi sắc với doanh thu bật tăng đột biến.
Cổ phiếu DPG đang hút dòng tiền nhờ kỳ vọng lớn vào các dự án bất động sản trọng điểm. Đồng thời, kết quả kinh doanh quý I/2025 của Đạt Phương cũng ghi nhận tín hiệu tích cực.
Ngày 25/6/2025, lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) và Tập đoàn Sun Group diễn ra tại Hà Nội, với kỳ vọng chung tay hiện thực hoá sứ mệnh đầu tư, phát triển thế hệ trẻ trong thời kỳ mới.
Tổng công ty Viglacera tiếp tục mở rộng hiện diện tại Hưng Yên với kế hoạch thành lập công ty con vốn điều lệ 350 tỷ đồng, trong đó nắm giữ 51% cổ phần.
Thành công trong thương vụ thâu tóm HHS Capital giúp CTCP Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) chính thức nâng tỷ lệ sở hữu tại CRV lên 51,03%, nắm quyền chi phối một trong những tên tuổi bất động sản nổi bật tại Hải Phòng.
Tập đoàn Vingroup xếp thứ 37 trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á (Southest Asia 500) của tạp chí Fortune, tăng 8 bậc so với hạng 45 của danh sách năm 2024, và tiếp tục dẫn đầu khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.
Trong lộ trình thu gọn đầu tư ngoài ngành, Lilama sẽ thoái toàn bộ 3,71% cổ phần tại Thủy điện Hủa Na. Ngoài ra, Lilama cũng lên kế hoạch thoái vốn tại loạt công ty...
Bamboo Capital từng có nửa đầu 2024 đáng kỳ vọng với doanh thu tăng, cơ cấu tài chính cải thiện. Tuy nhiên, đây là thời gian doanh nghiệp có nhiều biến động về cổ đông và nhân sự.