Bất động sản Biz

Tin bất động sản ngày 16/11: Đề xuất cho người nước ngoài mua BĐS nghỉ dưỡng

Thứ năm, 16/11/2023 | 13:54 Theo dõi BĐS Biz trên

Hơn 1.000 doanh nghiệp bất động sản giải thể trong 10 tháng;Thái Nguyên sắp có khu công nghiệp gần 4.000 tỷ đồng;Gamuda Land dự kiến thu về 1 tỷ USD sau khi chi 7.000 tỷ đồng Mua dự án tại TP. Thủ Đức…là những tin tức bất động sản đáng chú ý.

Đề xuất cho người nước ngoài mua BĐS nghỉ dưỡng

Tại hội nghị với Chính phủ về du lịch sáng 15/11, bà Nguyễn Thái Hoài Anh, Phó giám đốc đối ngoại Tập đoàn Sun Group đề xuất, theo quy định hiện hành, người nước ngoài chỉ được mua nhà ở, chưa được mua các hình thức khác như bất động sản (BĐS) du lịch, nghỉ dưỡng trong khi nhu cầu thực tế là có. Trong khi các quốc gia trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thái Lan… loại hình này đang phát triển khá mạnh mẽ, thu hút nguồn đầu tư khá ổn định.

Tin bất động sản ngày 16/11: Đề xuất cho người nước ngoài mua BĐS nghỉ dưỡng
Ảnh minh họa
 

“Các dự án BĐS nghỉ dưỡng được đầu tư bài bản sẽ góp phần thu hút lượng khách lớn tới Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu nghỉ dưỡng, trải nghiệm, khám phá, giải trí. Từ đó, du khách quốc tế sẽ có thời gian lưu trú dài ngày hơn, chi tiêu nhiều hơn, quay trở lại nhiều lần và mở ra những cơ hội đầu tư lớn”, bà Hoài Anh nêu.

Ngoài ra, việc mở rộng đối tượng mua BĐS nghỉ dưỡng là người nước ngoài sẽ thu hút lượng ngoại tệ lớn; góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh Việt Nam thân thiện, yên bình, đáng sống ra thế giới.

Vì vậy, doanh nghiệp này đề nghị cần xây dựng chính sách thu hút nhà đầu tư nước ngoài và BĐS nghỉ dưỡng, giúp tăng trưởng kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Khi xây dựng cơ chế, chính sách, cần lưu ý cụ thể từ khâu điều kiện mua, quy định thanh toán, loại hình kinh doanh, chuyển lợi nhuận…

Ngoài ra, bà Nguyễn Thái Hoài Anh, cũng đề xuất Chính phủ mở rộng miễn thị thực đơn phương cho công dân các nước có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam, chi tiêu cho du lịch lớn và thời gian lưu trú dài hạn. Ví dụ như Australia, Canada, Mỹ, các nước còn lại thuộc EU và một số nước khu vực Trung Đông như Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Saudi Arabia, Kuwait…

Về tăng cường hợp tác hàng không, bà Hoài Anh đề xuất Bộ GTVT, Bộ Ngoại giao, Bộ VH-TT-DL thúc đẩy công tác mở rộng thị trường, mở thêm đường bay, đặc biệt ở các thị trường như Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Australia...; mở lại các đường bay thẳng, đón dòng khách từ Nga và các quốc gia Đông Âu.

Hơn 1.000 doanh nghiệp bất động sản giải thể trong 10 tháng

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, 10 tháng năm nay, cả nước có 1.067 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tăng 9,5% so với cùng kỳ. Bất động sản là ngành chứng kiến lượng doanh nghiệp giải thể lớn nhất trong kỳ này, trong khi đó số doanh nghiệp trong ngành thành lập mới đạt 3.850 đơn vị, giảm 50,2% so với cùng kỳ.

Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp Hội bất động sản Việt Nam - cho biết, hai quý đầu năm nay, thị trường chứng kiến sự “ra đi” của hàng loạt doanh nghiệp bất động sản. Sang quý III, tình hình sức khỏe các doanh nghiệp bất động sản đã có dấu hiệu được cải thiện. Tuy nhiên, trung bình mỗi tháng vẫn có khoảng 107 doanh nghiệp bất động sản rời khỏi thị trường. Riêng với các sàn giao dịch bất động sản, 20% sàn tiếp tục đối diện nguy cơ giải thể, phá sản; 40% sàn đang phải nỗ lực chống đỡ để duy trì, chỉ còn hoạt động với một vài nhân sự nòng cốt, phải cố gắng cầm cự, “sống bằng niềm tin” thị trường bất động sản sẽ khôi phục vào cuối năm.

Theo ông Đính, Chính phủ và các cơ quan, bộ ngành đã rất quyết liệt khôi phục trở lại thị trường bất động sản. Trong số đó, Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 được cho là tín hiệu cao nhất, mang tính định hướng và chỉ dẫn. Càng ngày, các cơ chế, chính sách từ phía Chính phủ càng sát hơn so với nhu cầu thực tế của thị trường và doanh nghiệp.

Theo đó, nhiều khó khăn, vướng mắc của thị trường đã từng bước được tháo gỡ, có thêm sự trợ lực từ phía ngân hàng (liên tục hạ lãi suất, cho phép vay đảo nợ, chính sách giãn, hoãn các khoản nợ…). Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, các biện pháp hỗ trợ vẫn chưa thực sự đủ lực để kéo thị trường vực dậy. Để thị trường có thể đạt được những chuyển biến rõ rệt, đặc biệt cần thêm nhiều các giải pháp thật sự cụ thể, chi tiết và mạnh tay hơn nữa từ phía Chính Phủ, các bộ ngành và cả hệ thống ngân hàng.

Đưa ra dự báo về thị trường bất động sản cuối năm nay và nửa đầu năm 2024, TS Nguyễn Văn Đính cho biết, thị trường sẽ tiếp tục chứng kiến sự “ra đi” của một số doanh nghiệp đã kiệt sức, do phải chống chọi trong suốt thời gian dài vừa qua.

Thái Nguyên sắp có khu công nghiệp gần 4.000 tỷ đồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả thẩm định Hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công 2 giai đoạn 2, tỉnh Thái Nguyên.

Dự án do Công ty cổ phần Viglacera Thái Nguyên đề xuất.

Về quy hoạch, dự án có quy mô sử dụng đất là 296,24ha tại xã Bá Xuyên và xã Tân Quang, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Tổng vốn đầu tư khu công nghiệp Sông Công 2 giai đoạn 2 là 3.985 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 598 tỷ đồng và vốn huy động là 3.387 tỷ đồng.

Tiến độ thực hiện dự án không quá 36 tháng kể từ ngày nhà đầu tư được Nhà nước bàn giao đất, cho thuê đất. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư.

Báo cáo nêu rõ, Công ty cổ phần Viglacera Thái Nguyên phải bố trí đủ số vốn cam kết và thực hiện ký quỹ hoặc có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Đồng thời, nhà đầu tư chỉ được thực hiện dự án sau khi việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định...

Công ty cổ phần Viglacera Thái Nguyên được thành lập vào tháng 12.2022, là công ty con thuộc sở hữu 51% vốn của Tổng công ty Viglacera - CTCP.

Viglacera Thái Nguyên có vốn điều lệ là 600 tỷ đồng, trong đó, Tổng công ty Viglacera sở hữu 51% vốn điều lệ, tương ứng số tiền thực góp là 306 tỷ đồng.

Gamuda Land dự kiến thu về 1 tỷ USD sau khi chi 7.000 tỷ đồng Mua dự án tại TP Thủ Đức

Mới đây, bà Khanh Nguyễn, Giám đốc Bộ phận phát triển kinh doanh CTCP Gamuda Land Việt Nam cho biết, trong năm 2023, các nhà đầu tư đều khó tìm kiếm cơ hội thì Gamuda Land đã tìm được một quỹ đất tại quận 2 (TP HCM). Dự án có quy mô khoảng 2.000 căn hộ, có vị trí gần trung tâm. Giá trị của thương vụ này khoảng hơn 7.000 tỷ đồng, dự kiến doanh thu của dự án khi hoàn thành sẽ vào khoảng 1 tỷ USD.

Tin bất động sản ngày 16/11: Đề xuất cho người nước ngoài mua BĐS nghỉ dưỡng
Gamuda Land dự kiến thu về 1 tỷ USD sau khi chi 7.000 tỷ đồng Mua dự án tại TP Thủ Đức/Ảnh minh họa
 

“Ở nước ngoài, trong năm 2023, Gamuda Land cũng đầu tư vào một tòa nhà văn phòng ở Anh với giá trị hơn 7.000 tỷ đồng (hơn 300 triệu USD). Trong bối cảnh kinh tế hiện tại, Gamuda Land sẽ tiếp tục quan sát diễn biến thị trường, đánh giá yếu tố vĩ mô, sức cầu của thị trường để tìm những điểm phù hợp và tiếp tục phát triển", bà Khanh Nguyễn cho hay.

Trước đó, vào tháng 7/2023, Tập đoàn Gamuda Berhad (Malaysia) cho biết đã thông qua công ty bất động sản thành viên là Gamuda Land ký thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần để mua lại toàn bộ cổ phần của CTCP Bất động sản Tâm Lực (Tâm Lực) từ 3 cá nhân. Mức giá mà Gamuda phải trả là 315,8 triệu USD, tức tương đương khoảng 7.200 tỷ đồng.

Được biết, Tâm Lực là chủ đầu tư dự án 3,68 ha tại TP Thủ Đức, tổng mức đầu tư khoảng 3.983 tỷ đồng. Dự án này có tên pháp lý là Khu dân cư Tâm Lực, nằm tại trung tâm TP Thủ Đức, kết nối trực tiếp với Xa lộ Hà Nội và nút giao thông An Phú, là cửa ngõ của đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Sau khi hoàn tất M&A Tâm Lực, Gamuda dự định sẽ phát triển khu đất 3,68ha tại TP Thủ Đức thành một dự án cao tầng hỗn hợp với tổng mức đầu tư 1,1 tỷ USD (khoảng 26.000 tỷ đồng), gồm: 1.968 căn hộ độc quyền, 12 căn penthouse, 51 căn shop khối đế và 21 căn shophouse. Dự án này được định vị là phân khúc cao cấp, với vùng giá từ 4.000 - 7.000 USD/m2, tùy thuộc vào vị trí và chất lượng của các tòa tháp.

"Ông lớn" bất động sản Malaysia - với thâm niên hoạt động tại Việt Nam - đánh giá việc thâu tóm công ty Tâm Lực là ‘cơ hội hiếm có’ giúp Gamuda Land gia tăng quỹ đất đắc địa và bổ sung nguồn căn hộ cho các khách hàng tiềm năng với rủi ro về phê duyệt quy hoạch và pháp lý được giảm thiểu đáng kể.

Huy Tùng (T/h)

Theo kinhtexaydung.petrotimes.vn Copy
Gamuda Land chi 7.200 tỷ đồng mua lại một dự án bất động sản ở TP.HCM

Gamuda Land chi 7.200 tỷ đồng mua lại một dự án bất động sản ở TP.HCM

Thông qua 3 công ty con sở hữu 100%, Gamuda Land sẽ mua lại Công ty cổ phần Bất động sản Tâm Lực, chủ đầu tư dự án khu nhà ở Tâm Lực trên diện tích 3,7 ha tại thành phố Thủ Đức, TP.HCM, với quy mô dự kiến 2.000 căn hộ. 
TPHCM: Đề nghị ngăn Gamuda Land bàn giao căn hộ A5 khi chưa đủ điều kiện

TPHCM: Đề nghị ngăn Gamuda Land bàn giao căn hộ A5 khi chưa đủ điều kiện

Mới đây, Sở Xây dựng Tp.HCM đã đề nghị UBND quận Tân Phú ngăn chặn Công ty CP Gamuda Land (HCMC) bàn giao căn hộ tại Khu chung cư A5 thuộc Dự án khu Liên hợp Thể dục thể thao và dân cư Tân Thắng (Celadon City) để đảm bảo an toàn cho người dân.
Gamuda Land được phép bán 160 căn hộ ở Celadon City

Gamuda Land được phép bán 160 căn hộ ở Celadon City

Sở Xây dựng TP HCM đã cho phép Gamuda Land bán nhà ở hình thành trong tương lai đối với 160 căn hộ thuộc chung cư A5 và 1.153 căn hộ thuộc chung cư A6 của dự án Celadon City.
Vì sao gần 950 căn hộ của Gamuda Land vẫn chưa được cấp sổ hồng?

Vì sao gần 950 căn hộ của Gamuda Land vẫn chưa được cấp sổ hồng?

Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM cho biết, Gamuda Land vẫn chưa đóng 514 tỷ đồng truy thu theo kết luận của Thanh tra Chính phủ. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho 927 căn hộ của chủ đầu tư này chưa được cấp sổ hồng.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 22/11: Thanh tra toàn diện dự án sân golf và nghỉ dưỡng ở Bắc Giang

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 22/11: Thanh tra toàn diện dự án sân golf và nghỉ dưỡng ở Bắc Giang

TP HCM triển khai kế hoạch xử lý các dự án tồn đọng, chậm tiến độ; Thanh Hóa có thêm khu công nghiệp hơn 1.000 tỷ đồng; Hà Tĩnh cung cấp thông tin vi phạm pháp luật đất đai và công khai dự án; Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp rộng hơn 254 ha ở Yên Bái… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 21/11: Loạt sai phạm tại dự án khu dân cư Phước Long chưa được xử lý

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 21/11: Loạt sai phạm tại dự án khu dân cư Phước Long chưa được xử lý

Cần Thơ phê duyệt đầu tư dự án Aeon Mall trị giá 5.400 tỷ đồng; Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu EUR vào KCN của Đồng Tâm Group ở Long An; Nhu cầu tìm mua bất động sản tại Việt Nam tăng mạnh... là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Giá chung cư tại Hà Nội sẽ tiếp tục khai phá đỉnh mới, dự báo giá 72 triệu đồng/m2 vào năm 2025

Giá chung cư tại Hà Nội sẽ tiếp tục khai phá đỉnh mới, dự báo giá 72 triệu đồng/m2 vào năm 2025

Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) tăng 75% so với quý I/2022.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 20/11: Huyện Thanh Oai (Hà Nội) tiếp tục đấu giá hàng chục lô đất

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 20/11: Huyện Thanh Oai (Hà Nội) tiếp tục đấu giá hàng chục lô đất

Lạng Sơn chấp thuận T&T Group nghiên cứu triển khai 2 dự án khu đô thị sinh thái; Bắc Giang quy định về điều kiện tách khu đất công thành dự án độc lập; Lào Cai tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong triển khai nhà ở xã hội… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Quốc Oai (Hà Nội): Đấu giá đất cao gấp 20 lần giá khởi điểm

Quốc Oai (Hà Nội): Đấu giá đất cao gấp 20 lần giá khởi điểm

Cổng TTĐT huyện Quốc Oai (TP Hà Nội) vừa cập nhật kết quả phiên đấu giá20 thửa đất (Khu LK3, LK4) tại khu đất đấu giá ĐG31/2019 thôn Yên Quán, xã Tân Phú diễn ra vào ngày 16/11.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 15/11: Doanh nghiệp mới thành lập muốn làm dự án gần 7.000 tỷ đồng tại Hưng Yên

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 15/11: Doanh nghiệp mới thành lập muốn làm dự án gần 7.000 tỷ đồng tại Hưng Yên

Dự án chung cư cũ tái khởi động, giá dự kiến tăng gấp 2-3 lần; Phú Quốc chuyển hơn 57 ha đất rừng thực hiện dự án khu du lịch sinh thái; Cưỡng chế bàn giao phí bảo trì chung cư Saigon Gateway; Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư...
Chung cư và căn hộ du lịch dẫn dắt thị trường bất động sản Đà Nẵng

Chung cư và căn hộ du lịch dẫn dắt thị trường bất động sản Đà Nẵng

Đây là thông tin được Batdongsan.com.vn đưa ra tại sự kiện "Toàn cảnh thị trường bất động sản Việt Nam 2024 và tiêu điểm Đà Nẵng" ngày 13/11, tại Hà Nội, nhằm phân tích các xu hướng và cơ hội tiềm năng.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 12/11: Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị gần 270 ha tại Bắc Ninh

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 12/11: Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị gần 270 ha tại Bắc Ninh

Kiểm kê việc quản lý, sử dụng đất sân golf, sân bay ở Cần Thơ; Người dân trung tâm TP HCM hiến hàng nghìn m2 đất vàng; “Năm 2025, giá bất động sản sẽ bắt đầu nhảy theo Luật”… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Bất động sản Biz