Bất động sản Biz

Thephaco: Kinh doanh sụt giảm, đòn bẩy nợ cao

Thứ sáu, 01/04/2022 | 09:08 Theo dõi BĐS Biz trên

Công ty Cổ phần Dược Vật tư y tế Thanh Hóa - Thephaco (tiền thân là Quốc doanh dược phẩm thành lập ngày 10/4/1961) được chuyển đổi từ Công ty Dược – Vật tư y tế Thanh Hóa ngày 1/12/2002 theo quyết định số: 3664/QĐ – CT ngày 05/11/2002 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

Kết thúc năm tài chính 2021, tình hình kinh doanh tại Thephaco ngày càng thụt lùi, rủi ro dòng tiền kinh doanh âm. Đáng chú ý, phần lớn tài sản tại doanh nghiệp được tài trợ bằng nợ.
Nhà máy sản xuất thuốc Tân Dược Thanh Hóa.

Hoạt động chủ yếu của Công ty là sản xuất kinh doanh các mặt hàng thuốc Đông dược, Tân dược, Cao đơn hoàn tán, kinh doanh sản xuất và sửa chữa thiết bị vật tư y tế, cung cấp thuốc chữa bệnh, thuốc bổ phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao sức khỏe cho nhân dân trong toàn tỉnh và liên doanh với các tỉnh bạn, đồng thời giam gia vào thị trường thuốc trên thế giới.

Thephaco là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các loại thuốc đông dược, thuốc chữa bệnh, sản phẩm chăm sóc sức khoẻ liên quan đến chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Lợi nhuận tại Thephaco lao dốc, dòng tiền kinh doanh âm

Thephaco từng được đánh giá là thương hiệu có sức cạnh tranh "khủng" với tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực Bắc Trung Bộ và trở thành một trong những công ty dược phẩm hàng đầu trong cả nước.

Từ một doanh nghiệp đứng trong top đầu của các Công ty Dược Việt Nam nhưng đến nay đã “xuống dốc không phanh”. Thời vàng son (năm 2011) tổng doanh thu của Thephaco đạt hơn 880 tỷ đồng (nằm trong Top 10 Doanh nghiệp Dược Việt Nam) thì đến năm 2018 tổng doanh thu công tỷ đạt 515 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế từ 15 tỷ đồng năm 2011 xuống còn vỏn vẹn 2 tỷ đồng năm 2018.

Năm 2019 tổng doanh thu công ty đạt 522 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 3.626 tỷ đồng; đến năm 2020 tổng doanh thu công ty đạt hơn 533 tỷ, lợi nhuận sau thuế là 3.695 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2021 tình hình kinh doanh tại Thephaco tiếp tục lao dốc.

Cụ thể, tổng doanh thu đạt hơn 505 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2020; lợi nhuận sau thuế ghi nhận hơn 3,3 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2020.

Trong năm 2021, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Thephaco âm gần 13 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2020 dương hơn 6,7 tỷ đồng. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm luôn là chỉ báo xấu đối với sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, dòng tiền thuần hoạt động đầu tư của cũng âm hơn 3,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2020 chỉ âm gần 365 triệu đồng.

Dòng tiền kinh doanh âm và dòng tiền đầu tư cũng âm mạnh trong kỳ dẫn tới Thephaco phải tăng cường vay nợ. Năm 2021, tiền chi trả nợ gốc vay ghi nhận hơn 539 tỷ đồng.

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán cho rằng, trong các báo cáo tài chính mà công ty công bố thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể coi là báo cáo quan trọng nhất. Bởi lẽ, báo cáo này chỉ ra được tiền của doanh nghiệp đi đâu về đâu, tại sao làm ăn có lãi mà thường xuyên thiếu tiền.

Phần lớn tài sản của Thephaco được tài trợ bằng nợ

Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán 2021, tổng tài sản tại Thephaco tại ngày 31/12/2021 tăng 6% so với đầu năm, đạt hơn 448 tỷ đồng được hình thành từ 321 tỷ đồng nợ phải trả và chỉ có hơn 127 tỷ đồng vốn chủ sở hữu.

Đáng chú ý, trong 321 tỷ đồng nợ phải trả tại Thephaco, chiếm phần lớn là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn ghi nhận hơn 233 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm; vay và nợ thuê tài chính dài hạn ở mức hơn 31 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Tổng dư nợ vay tại Thephaco tính đến ngày 31/12/2021 hơn 264 tỷ đồng, tương đương tăng 11%, chiếm 82% nợ phải trả và gấp 2 lần vốn chủ sở hữu.

Hiện Thephaco đang vay ngắn hạn tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Thanh Hóa gần 93 tỷ đồng, vay Agribank chi nhánh Thanh Hóa hơn 70,5 tỷ đồng. Đặc biệt, Thephaco  đang vay 3 cá nhân ghi nhận hơn 70 tỷ đồng với lãi suất thả nổi thấp hơn lãi suất vay ngân hàng và cao hơn lãi tiền gửi ngân hàng.

Tình hình vay nợ tại Thephaco. (nguồn: BCTC đã được kiểm toán năm 2021).

Tính đến 31/12/2021, Thephaco chỉ vỏn vẹn gần 14 tỷ đồng tiền mặt và các khoản tương đương tiền và không có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Con số 14 tỷ đồng này thực tế chỉ giải quyết được rất nhỏ các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn mà công ty đang ‘sở hữu’.

Thephaco nhận cờ thi đua dù kinh doanh bết bát

Có thể thấy, từ khi nhà nước thoái vốn (năm 2016) Thephaco bắt đầu làm ăn sa sút.

Do làm ăn bết bát, năm 2018, công ty đã phải lên kế hoạch cho thuê dài hạn và bán một số bất động sản để làm đẹp báo cáo tài chính. Nhiều người hiểu rõ sự tình doanh nghiệp gọi đây là biện pháp “bán máu” để cầm cự. Đầu tiên là khu đất của công ty tại Đà Nẵng được lãnh đạo thế hệ trước mua để xây dựng chi nhánh miền Trung.

Mảnh đất này theo báo cáo tài chính được đầu tư nguyên giá 1,2 tỷ. Sau đó Thephaco đã bán cho đối tác với giá 4,7 tỷ. Số tiền chênh lệch 3,5 tỷ được hoạch toán vào khoản mục lợi nhuận khác trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong năm 2018. Nếu không có khoản tiền “bán máu” này thì thực chất hoạt động kinh doanh chính của công ty năm 2018 đã lỗ hàng tỷ đồng.

Chưa hết, Chi nhánh dược tuyến 4 tại số 320 đường Hải Thượng Lãn Ông, TP Thanh Hóa cũng được công ty giải thể để cho tư nhân thuê dài hạn làm trường mầm non tư thục. Mặc dù nguồn gốc đất tại đây công ty được UBND tỉnh giao làm địa điểm kinh doanh dược và văn phòng tuy nhiên lãnh đạo doanh nghiệp đã cho thuê dài hạn để đối tác đầu tư giáo dục mầm non mà không hề có văn bản xin ý kiến các cơ quan chức năng về việc thay đổi mục đích sử dụng đất.

Biofil, sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, khu đất rộng 3.300 m2 tại khu công nghiệp Hà Bình Phương, Hà Nội cũng được công ty cho doanh nghiệp khác thuê dài hạn mà không thông qua ý kiến cổ đông.

Năm 2019, theo phản ánh của nhiều cổ đông, trong đó có đơn của ông Lường Văn Sơn - Thầy thuốc nhân dân, Ủy viên MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa, Hội viên Câu lạc bộ Hàm Rồng, nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP dược vật tư y tế Thanh Hóa gửi các cơ quan chức năng ngăn ngừa nguy cơ “chảy máu” bất động sản của doanh nghiệp.

Ông Lường Văn Sơn đề nghị lãnh đạo Sở Tài nguyên môi trường 2 nội dung.

Thứ nhất, các hợp đồng thuê đất của Công ty CP Dược vật tư y tế Thanh Hóa lúc đó ông là Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty ký với nội dung "Sản xuất kinh doanh dược" dài hạn 25 đến 50 năm. Những mảnh đất Công ty không kinh doanh dược thì tỉnh nên thu hồi (hiện tại đất chi nhánh dược Nông Cống đang bỏ không, đất ở Hải Thượng Lãn Ông đang cho thuê làm nhà trẻ ...).

Thứ 2, nếu chuyển mục đích kinh doanh dược sang kinh doanh ngành nghề khác phải có phương án có lợi cho dân sinh và đóng góp cho ngân sách tỉnh nhà, chống mọi hình thức núp bóng để chuyền tài sản của Nhà nước thu tiền vào túi nhà đầu tư.

Đáng chú ý, năm 2020 Thephaco đề nghị Chính phủ tặng Cờ thi đua và được Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định số 1071QĐ-UBTH ngày 01/4/2021 tặng Cờ thi đua của tỉnh vì “có thành tích xuất sắc, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước 2020".

Thành tích này khi đó gây nhiều bất ngờ với cổ đông, bởi nhiều năm liên tiếp Thephaco đều không hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh mà đại hội cổ đông thông qua.

Hoàng Long - Huy Tùng/Theo Petrotimes

Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/thephaco-kinh-doanh-sut-giam-don-bay-no-cao-646191.html

Doanh nghiệp bất động sản tìm cách trả nợ và hoán đổi nợ dịp cuối năm

Doanh nghiệp bất động sản tìm cách trả nợ và hoán đổi nợ dịp cuối năm

Áp lực nợ vay tại nhiều doanh nghiệp bất động sản như TTC Land, Phát Đạt, Nam Long... ngày càng lớn khiến doanh nghiệp chọn cách chào bán cổ phiếu, trái phiếu để có nguồn tiền trả nợ và xây dựng dự án.
Khải Hoàn Land dự kiến mua lại 60.000 trái phiếu giá trị 60 tỷ đồng

Khải Hoàn Land dự kiến mua lại 60.000 trái phiếu giá trị 60 tỷ đồng

HĐQT Khải Hoàn Land phê duyệt phương án mua lại trước hạn 20% số lượng trái phiếu KHGH2123001, tương đương khối lượng 60.000 trái phiếu. KHG dự kiến mua lại trước hạn 60 tỷ đồng của lô trái phiếu trên vào ngày 5/12/2024.
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, nằm trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024.
Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node

Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node

Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”

Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”

Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?

Giai đoạn 2019-2022, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh bảo hiểm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank - mã: MBB) tăng trưởng rất nhanh nhờ lợi thế vận hành 2 công ty bảo hiểm gồm MIC và MB Ageas Life.
Taseco Land: 'Rộng cửa' làm dự án hơn 3.000 tỷ đồng tại Mê Linh

Taseco Land: "Rộng cửa" làm dự án hơn 3.000 tỷ đồng tại Mê Linh

Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Điểm tin ngân hàng ngày 18/11: Người dân ít vay vốn mua nhà dù lãi suất thấp

Điểm tin ngân hàng ngày 18/11: Người dân ít vay vốn mua nhà dù lãi suất thấp

Hơn 253.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng trên sàn chứng khoán; LPBank dự định chuyển trụ sở chính và mua 5% cổ phần FPT; Thu hơn 300 tỷ đồng từ thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước trong 10 tháng; Vietcombank phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh... là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Bất động sản Biz