Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý cuối cùng của niên độ tài chính 2021-2022 (bắt đầu từ ngày 1/10/2021 đến 30/9/2022). Theo đó, Hoa Sen ghi nhận doanh thu đạt 7.939,12 tỷ đồng, giảm đến một nửa so với mức 15.700 tỷ đồng ở cùng kỳ năm ngoái.
Ghi nhận trong quý, công ty kinh doanh dưới giá vốn dẫn tới lợi nhuận gộp âm 230 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ con số này là 2.473 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh thu tài chính giảm 26,9% so với cùng kỳ, chi phí tài chính giảm 30,9%, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 44,8%.
Kết quả, Hoa Sen báo lợi nhuận sau thuế lỗ hơn 886 tỷ đồng. Đây là mức lỗ lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này. Quý lỗ gần nhất của Hoa Sen là quý IV/2018 (từ 1/7 đến 30/9/2018) với giá trị lỗ gần 102 tỷ đồng.
Lý giải về kết quả kinh doanh này, Tập đoàn Hoa Sen cho biết, nguyên nhân chính là giá thép giảm liên tục trong khi nhu cầu tiêu thụ chậm dẫn đến sự sụt giảm mạnh biên lợi nhuận gộp.
Lũy kế cả niên độ 2021-2022, Hoa Sen ghi nhận tổng doanh thu đạt 49.710 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 251 tỷ đồng, giảm 94,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong niên độ tài chính 2021-2022, Tập đoàn đặt kế hoạch doanh thu 46.399 tỷ đồng và lợi nhuận 2.500 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp này vượt kế hoạch về doanh thu nhưng mới hoàn thành được 10% kế hoạch lợi nhuận năm.
Tính tới thời điểm 30/9/2022, tổng tài sản của Hoa Sen giảm 36% so với đầu năm ở mức 17.023 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là 7.373 tỷ đồng tồn kho, chiếm 43,3% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 5.958 tỷ đồng, chiếm 35% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn giảm 67,8% so với đầu năm, ở mức 1.459,7 tỷ đồng.
Tuy vậy, khoản nợ phải trả của Hoa Sen tại thời điểm cuối tháng 9/2022 đã giảm khoảng 60% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn hơn 6.100 tỷ đồng.
Trước Hoa Sen, Tập đoàn Hoà Phát của tỷ phú Trần Đình Long cũng báo lỗ gần 1.800 tỷ đồng trong quý III/2022. Đây là lần đầu tiên Hoà Phát báo lỗ (tính theo quý) sau hơn 13 năm. Lần gần nhất doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận một quý âm là cuối năm 2008.
Không chỉ Tập đoàn Hoa Sen hay Hoà Phát, hàng loạt cái tên lớn trong ngành thép cũng lần lượt báo lỗ trong quý III/2022 như Thép Nam Kim báo lỗ hơn 400 tỷ đồng; VNSteel hơn 535 tỷ đồng….
Chứng khoán SSI dự báo lợi nhuận của Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim giảm sút vì giá thép đi xuống. Ông Trần Đình Long cũng từng nhận định ngành thép năm 2022 gặp nhiều khó khăn hơn năm 2021 và kết quả kinh doanh quý II, III và IV sẽ “thê thảm”.
Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) vừa cập nhật tình hình sản xuất kinh doanh tháng 9/2022, theo đó trong tháng, doanh nghiệp đã sản xuất 540.000 tấn thép thô. Tuy nhiên điều đáng chú ý là sản lượng bán hàng các sản phẩm thép đạt 555.000 tấn, giảm 11,6% so với tháng trước.
Công ty CP Phát triển Đô thị Hòa Phát Yên Mỹ là nhà đầu tư duy nhất tham gia đấu thầu dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở cho người thu nhập thấp có quy mô gần 31 ha ở Hưng Yên.
Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, nằm trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024.
Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Giai đoạn 2019-2022, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh bảo hiểm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank - mã: MBB) tăng trưởng rất nhanh nhờ lợi thế vận hành 2 công ty bảo hiểm gồm MIC và MB Ageas Life.
Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Hơn 253.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng trên sàn chứng khoán; LPBank dự định chuyển trụ sở chính và mua 5% cổ phần FPT; Thu hơn 300 tỷ đồng từ thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước trong 10 tháng; Vietcombank phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh... là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Tính đến 30/9/2024, giá trị tổng tài sản tại BIDV cao nhất hệ thống nhưng không phải là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Đặc biệt, dư nợ cho vay khách hàng tại loạt ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng cao.
9 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận sau thuế tại Nam A Bank tăng 62% so với cùng kỳ, đạt hơn 2.640 tỷ đồng. Đồng thời, lãi dự thu cũng tăng tới 69% so với đầu năm, lên hơn 3.516 tỷ đồng.