Tin từ Bộ Công an cho biết: Công an tỉnh Đồng Nai vừa triệt xóa thành công một tổ chức lừa đảo núp bóng công ty kinh doanh bất động sản với hơn 100 đối tượng tham gia. Điều đáng nói là, trong số những nhân viên được Công ty này thuê để lừa đảo khách hàng có rất nhiều em hiện đang là sinh viên.
Thời gian gần đây, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Nai liên tiếp nhận được tin báo của các nạn nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai tố cáo Công ty Lộc Phúc, địa chỉ tại số 34 Tiền Giang, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn lập dự án ảo trên đất nông nghiệp thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai rồi lừa bán chiếm đoạt tài sản của bị hại. Giá một lô đất chỉ khoảng vài trăm triệu, nhưng các đối tượng vẽ lên dự án, rồi rao bán với giá 2 đến 3 tỷ đồng. Qua điều tra, Phòng Cảnh sát hình sự đã báo cáo và được đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Sỹ Quang, Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo xác lập chuyên án đấu tranh.
Sáng 31/8/2023, Ban Chuyên án phát hiện các đối tượng đang tổ chức sự kiện mở “sàn giao dịch” để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại một “dự án ma” thuộc xã An Viễn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, lực lượng Công an tỉnh Đồng Naiđã khống chế bắt quả tang đối tượng Nguyễn Văn An (sinh năm 1996), Tổng Giám đốc Công ty cùng 185 người liên quan (trong đó, có 122 nhân viên, 20 đối tượng được thuê đóng giả khách hàng, 43 khách hàng là nạn nhân của Công ty) đưa về Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đấu tranh, làm rõ.
Đồng thời lúc này, một tổ công tác khác đã phối hợp với Công an Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành khám xét trụ sở Công ty, niêm phong, thu giữ nhiều thùng tài liệu, máy tính, thiết bị điện tử, tiền mặt, vàng, phương tiện và một số vật chứng khác để phục vụ công tác điều tra, mở rộng Chuyên án.
Qua đấu tranh, các đối tượng khai, vào khoảng tháng 6/2022, Công ty Lộc Phúc bắt đầu tổ chức hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản một số dự án trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Theo đó, để đưa nạn nhân vào tròng, Công ty đã tuyển mộ cả trăm sinh viên làm thêm, sinh viên thực tập làm nhân viên cấp dưới, sau đó, hướng dẫn họ vào các trang mạng xã hội tìm những căn nhà đẹp ở Thành phố Hồ Chí Minh chụp ảnh, đăng trên website của Công ty và trang web Chợ tốt để giới thiệu bán.
Từ đây, nhiều người có nhu cầu mua nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh đã tìm và liên hệ với Công ty. Khi đó, bộ phận nhân viên cấp trên của những sinh viên này sẽ liên lạc lại với khách hàng bằng sim điện thoại rác do Công ty phát. Mỗi khách hàng, các đối tượng chỉ sử dụng 1 sim điện thoại để liên hệ. Khi khách hàng yêu cầu được đi xem mua nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh, các đối tượng hẹn họ đến một quán café đã định trước, rồi đưa họ lên xe ô tô 52 chỗ ngồi, kéo rèm che kín xe và đưa khách hàng đi xem đất tại các “dự án ma”. Trên xe ô tô, các đối tượng đã thuê và bố trí sẵn những người thất nghiệp, lớn tuổi để giả làm người mua bất động sản tạo sự gần gũi, đồng cảm, rồi lôi kéo, dụ dỗ khách hàng cùng tham gia giao dịch.
Các đối tượng còn bố trí hàng chục nhân viên vây quanh khách hàng giới thiệu sản phẩm với giá trị cao gấp nhiều lần giá trị thực tế của lô đất, liên tục thúc ép nạn nhân đặt cọc và tác động tâm lý làm cho khách hoang mang không có sự lựa chọn nào khác. Có đối tượng “diễn vai” góp tiền với khách hàng đặt cọc các lô đất để được hưởng “chiết khấu giả”.
Sau khi đặt cọc và viết biên nhận, khách hàng tiếp tục bị các đối tượng tác động tâm lý nhằm đặt thêm tiền cọc từ 60% - 70% giá trị giao dịch lô đất. Trường hợp khách hàng phát hiện ra lô đất đó cao hơn giá trị thực tế, yêu cầu trả lại cọc, sẽ bị nhân viên từ chối. Khi đó, khách hàng muốn được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì buộc phải thanh toán hết số tiền còn lại mới được làm hợp đồng công chứng và chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, có nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cũng không phải ở vị trí đã được Công ty đưa đến xem và đặt cọc lúc đầu mà là ở vị trí khác, cách xa hàng chục ki lô mét, giá trị cũng thấp hơn rất nhiều. Trường hợp khách hàng khiếu nại, tố cáo thì nhân viên trực tiếp giao dịch với khách hàng đó sẽ huỷ sim rác và chặn liên lạc.
Hiện, cơ quan công an đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.
Cần Thơ phê duyệt đầu tư dự án Aeon Mall trị giá 5.400 tỷ đồng; Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu EUR vào KCN của Đồng Tâm Group ở Long An; Nhu cầu tìm mua bất động sản tại Việt Nam tăng mạnh... là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) tăng 75% so với quý I/2022.
Lạng Sơn chấp thuận T&T Group nghiên cứu triển khai 2 dự án khu đô thị sinh thái; Bắc Giang quy định về điều kiện tách khu đất công thành dự án độc lập; Lào Cai tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong triển khai nhà ở xã hội… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Cổng TTĐT huyện Quốc Oai (TP Hà Nội) vừa cập nhật kết quả phiên đấu giá20 thửa đất (Khu LK3, LK4) tại khu đất đấu giá ĐG31/2019 thôn Yên Quán, xã Tân Phú diễn ra vào ngày 16/11.
Dự án chung cư cũ tái khởi động, giá dự kiến tăng gấp 2-3 lần; Phú Quốc chuyển hơn 57 ha đất rừng thực hiện dự án khu du lịch sinh thái; Cưỡng chế bàn giao phí bảo trì chung cư Saigon Gateway; Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư...
Đây là thông tin được Batdongsan.com.vn đưa ra tại sự kiện "Toàn cảnh thị trường bất động sản Việt Nam 2024 và tiêu điểm Đà Nẵng" ngày 13/11, tại Hà Nội, nhằm phân tích các xu hướng và cơ hội tiềm năng.
Kiểm kê việc quản lý, sử dụng đất sân golf, sân bay ở Cần Thơ; Người dân trung tâm TP HCM hiến hàng nghìn m2 đất vàng; “Năm 2025, giá bất động sản sẽ bắt đầu nhảy theo Luật”… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Quảng Nam xử lý dự án hơn 39 tỷ đồng, bỏ hoang nhiều năm; Bắc Giang có thêm dự án khu đô thị mới Chũ Central Park; Cần Thơ chấn chỉnh việc mua bán nhà ở xã hội; Bình Định rà soát các dự án Condotel, gỡ vướng cấp "sổ đỏ"… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.