Bất động sản Biz

Những ngân hàng nào được chấp thuận tăng vốn điều lệ trong năm 2022?

Thứ ba, 13/12/2022 | 22:20 Theo dõi BĐS Biz trên

Nhóm ngân hàng tư nhân như HDBank, KienLongBank, Techcombank, MSB, MBBank... được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ trong năm nay.

Loạt ngân hàng tư nhân được NHNN chấp thuận tăng vốn điệu lệ năm 2022

Ghi nhận từ kế hoạch được cổ đông của các nhà băng thông qua tại mùa ĐHĐCĐ 2022, danh sách các ngân hàng tư nhân dự kiến tăng vốn điều lệ lên tới con số khoảng 20.

Tính đến thời điểm hiện tại, còn chưa đầy 20 ngày nữa năm 2022 sẽ khép lại và đã có khoảng 17 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận tăng vốn điều lệ gồm: OCB, NCB, MSB, HDB, SSB, KLB, NAB, VBB, TCB, BVB, SHB, VPB, LPB, ABB, MBB, ACB, BAB. Trong đó phương án tăng vốn chủ yếu là phát hành cổ phiếu chia cổ tức, phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). 

ngan-hang-tang-von-dieu-l

Chẳng hạn, mới đây nhất Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB – SHB) đã phát hành thành công hơn 400 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 15%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận thêm 15 cổ phiếu mới, nâng vốn điều lệ lên mức 30.674 tỷ đồng. Trước đó, vào tháng 10/2022, NHNN đã có văn bản chấp thuận phương án phát hành cổ phiếu của SHB.

Tháng 11/2022, NHNN chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB -- Mã: OCB) tăng vốn điều lệ tối đa thêm 4.109 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu từ nguồn vốn chủ sở hữu từ hơn 13.698 tỷ đồng lên hơn 17.808 tỷ đồng.

Tháng 10/2022, Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình (ABBank - ABB) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank - LPB) đều được NHNN chấp thuận viện tăng vốn điều lệ. Ngoài ra, NHNN cũng quyết định nâng vốn điều lệ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội (MBBank - MBB) lên 45.339 tỷ đồng.

Tháng 9/2022, Ngân hàng TNCP Quốc Dân (NCB, Mã: NVB) cũng đã được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm tối đa 1.500 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu, đưa vốn điều lệ lên mức hơn 5.600 tỷ đồng theo Phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) NCB thông qua.

Tháng 8/2022, NHNN đã có văn bản chấp thuận việc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) tăng vốn điều lệ thêm tối đa 4.725 tỷ đồng theo các phương án đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 thông qua. Ngân hàng dự kiến phát hành gần 458,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021, với tỷ lệ chia là 30%, do đó vốn điều lệ sẽ tăng thêm hơn 4.582 tỷ đồng lên hơn 19.857 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, MSB sẽ phát hành tối đa 14,25 triệu cổ phiếu thưởng theo chương trình lựa chọn cho người lao động năm 2022 (ESOP), dự kiến thực hiện sau khi phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 30%. Vốn điều lệ sẽ tăng thêm 142,5 tỷ đồng sau khi hoàn tất phát hành ESOP. Sau khi hoàn tất các đợt phát hành, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng thêm 4.725 tỷ đồng, lên 20.000 tỷ đồng.

Cũng trong tháng 8/2022, Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank) được chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm tối đa 5.030 tỷ đồng lên 25.503 tỷ đồng thông qua phát hành hơn 503 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 25%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 25 cổ phiếu phát hành thêm.

Tháng 7/2022, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - Mã TCB) được chấp thuận phương án tăng vốn điều lệ thêm hơn 63,2 tỷ đồng. Hình thức tăng vốn là phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) đã được đại hội đồng cổ đông Techcombank thông qua.

Đáng chú ý, ngày 28/11/2022, Thống đốc NHNN có Quyết định về việc sửa đổi nội dung Giấy phép thành lập và hoạt động của Ngân hàng VPBank. Cụ thể, vốn điều lệ trong Giấy phép thành lập và hoạt động của VPBank được sửa đổi thành hơn 67.434 tỷ đồng. Với mức vốn điều lệ này, VPBank đã chính thức trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống.

Trước đó, vào tháng 8/2022, NHNN đã chấp thuận cho VPBank tăng vốn điều lệ thêm tối đa 22.377 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu theo Nghị quyết đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022. Cụ thể, VPBank sẽ tăng vốn điều lệ từ 45.056 tỷ đồng lên 67.434 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 50%, từ các nguồn như lợi nhuận chưa chia, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ với số cổ phần phát hành dự kiến là hơn 2,24 tỷ cổ phiếu.

Sau khi được NHNN chấp thuận, VPBank đã chốt danh sách cổ đông vào là ngày 29/9/2022 để phát hành thêm hơn 2,2 tỷ cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ thực hiện quyền 2:1 (sở hữu 2 cổ phiếu phổ thông được hưởng quyền sẽ được nhận thêm 1 cổ phiếu mới).

Đặc biệt, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 hồi tháng 4/2022, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - TPB) dự kiến tăng vốn điều lệ gần 5.300 tỷ đồng trong năm 2022. Theo đó, sau khi hoàn tất quá trình tăng vốn, vốn điều lệ của TPBank sẽ lên hơn 21.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại kế hoạch tăng vốn vẫn chưa có động thái gì?

ngan-hang-tang-von-dieu-le-nam-2022

Ngân hàng áp lực tăng vốn điều lệ?

Theo quy định của Thông tư 08/2020/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 22/2019/TT-NHNN thì đến ngày 01/10/2022, các ngân hàng phải giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn xuống mức 34%. Điều này có thể gia tăng áp lực đối với các ngân hàng đang có tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn cao khi phải huy động nguồn vốn dài hạn, khiến chi phí vốn cao hơn để có thể đáp ứng cho vay kỳ hạn dài, dẫn đến làm giảm lợi thế của các ngân hàng này.

Cho nên, hầu hết các ngân hàng đều có kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm 2022 nhằm tăng nguồn vốn trung và dài hạn, giảm thiểu áp lực trong việc giảm dần tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn trong tương lai.

Đáng nói, trong năm ngoái khi thị trường chứng khoán sôi động, hoạt động phát hành cổ phiếu tăng vốn được đẩy mạnh, nhiều doanh nghiệp và ngân hàng đã nâng vốn điều lệ thành công. Tuy nhiên, diễn biến không mấy thuận lợi của  thị trường chứng khoán trong năm nay dường như đã đẩy lùi kế hoạch phát hành của nhiều nhà băng trong hệ thống. 

Mặc dù vậy, áp lực tăng vốn vẫn là hiện hữu. Hầu hết ngân hàng đều đặt mục tiêu tăng trưởng cao trong năm nay, do đó việc tăng vốn điều lệ là điều kiện cần thiết để các nhà băng có thể có đủ vốn, đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn theo quy định.

Hoàng Long (t/h)

Theo kinhtexaydung.petrotimes.vn Copy
Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, Mã: MBB) thu về hơn 4.600 tỷ đồng lãi sau thuế, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%.
Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Bộ Tài chính cho biết, tính đến 31/12/2023, tổng dư nợ phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản là 351.390 tỷ đồng.
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) ra quyết định về việc đưa cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland) vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.
VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

Sau kiểm toán, lợi nhuận tại VietABank năm 2023 "bốc hơi" hơn chục tỷ đồng, lãi dự thu gần 8.000 tỷ đồng. Trong khi nhà băng này đang sở hữu "núi" sổ đỏ thế chấp.
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Năm 2023, điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận và nợ xấu tại nhóm công ty tài chính tiêu dùng.
Bất động sản Biz