Trước khi bầu Thụy thoái vốn hoàn toàn khỏi Thaiholdings, công ty này đã “sạch” nợ tại LienvietPostBank. Nhìn lại quá khứ, LienvietPostBank cũng chỉ rót vốn cho ông lớn Nam Định quanh thời điểm bầu Thụy thâu tóm ngân hàng. Từ đó dấy lên nỗi lo “ngân hàng – sân sau”.
Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) vừa thông qua đơn từ nhiệm chức vụ Chủ tịch của ông Huỳnh Ngọc Huy theo nguyện vọng cá nhân. Đồng thời, ngân hàng thống nhất bầu Phó chủ tịch ngân hàng, ông Nguyễn Đức Thụy (Bầu Thụy) lên làm chủ tịch, từ 9/12.
Thaiholdings “sạch” nợ tại LienVietPostBank sau khi Bầu Thụy gia nhập
Cách đây gần nửa năm, Công ty cổ phần Thaiholdings (THD) công bố ông Nguyễn Đức Thụy đã bán xong toàn bộ 87,41 triệu cổ phiếu THD theo như đăng ký giao dịch trước đó. Ngày hoàn tất giao dịch là 13/6/2022.
Sau khi giao dịch diễn ra thành công, bầu Thụy không còn mối liên hệ nào với Thaiholdings dù Thaiholdings là công ty do ông sáng lập và nắm giữ tỷ lệ khá lớn cổ phần.
Trước đó, trước thềm gia nhập Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPosBank), bầu Thụy đã từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Thaiholdings từ ngày 29/2/2020. Đồng thời, ông không còn là thành viên HĐQT nhưng vẫn nắm giữ hơn 25% vốn công ty. Ông Thụy được Đại hội cổ đông LienVietPostBank bầu vào Hội đồng quản trị từ cuối tháng 4/2021, đồng thời được giới thiệu là đại diện nhóm cổ đông lớn của LienVietPostBank.
Thế nhưng, thông tin đáng chú ý hơn cả chính là việc sau khi bầu Thụy gia nhập LienVietPostBank, Thaiholdings, công ty của Bầu Thụy đã “sạch” nợ tại LienVietPostBank.
Cụ thể, hồi đầu năm 2021, Thaiholdings vẫn ghi nhận khoản nợ vay trị giá 277 tỷ đồng tại LienVietPostBank – Chi nhánh Thăng Long và 179 tỷ đồng tại LienVietPostBank – Chi nhánh Ninh Bình.
Tới ngày 30/6/2021, khoản vay tại Chi nhánh Thăng Long đã được đưa về 0 đồng, còn khoản vay tại Chi nhánh Ninh Bình tăng lên gần 200 tỷ đồng. Và tới ngày 31/12/2021, khoản vay này không còn được ghi nhận nữa.
Bầu Thụy
Thaiholdings cầm cố cổ phần chủ sở hữu khách sạn Kim Liên trước khi bầu Thụy vào LienVietPostBank
Tại ngày 30/9/2020, Thaiholdings không ghi nhận bất cứ khoản vay nào tại LienVietPostBank.
Cuối tháng 10/2020, Hội đồng quản trị Thaiholdings công bố Nghị quyết HĐQT về việc vay 500 tỷ đồng tại ngân hàng LienVietPostBank để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh thương mại thực phẩm.
Theo đó, Thaiholdings sẽ dùng 819.450 cổ phiếu do CTCP Du lịch Kim Liên (chủ sở hữu khách sạn Kim Liên) phát hành, mà công ty sở hữu, để làm tài sản đảm bảo. Số cổ phần khách sạn Kim Liên được Thaiholdings mang ra thế chấp chiếm gần 70% tổng cổ phần mà công ty sở hữu tại khách sạn.
Tới ngày 31/12, LienVietPostBank đã giải ngân cho Thaiholdings 2 khoản vay trị giá 277 tỷ đồng (tại Chi nhánh Thăng Long) và 179 tỷ đồng (Chi nhánh Ninh Bình).
Khoản vay tại Chi nhánh Thăng Long có hạn mức tín dụng 500 tỷ đồng, mục đích vay là bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh thực phẩm đông lạnh.
Tài sản đảm bảo là 819.450 cổ phiếu Công ty cổ phần Du lịch Kim Liên (đơn vị vận hành Khách sạn Kim Liên) thuộc sở hữu của Thaiholdings và 3.647.433 cổ phiếu thuộc sở hữu của Công ty cổ phần - Tập đoàn Thaigroup và các khoản tiền gửi/bất động sản thuộc sở hữu của cổ đông lớn của công ty hoặc bố/mẹ/anh/chị/em ruột của cổ đông lớn của công ty.
Khoản vay Chi nhánh Ninh Bình có hạn mức 200 tỷ đồng, mục đích vay để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh thương mại, vật liệu xây dựng. Tài sản đảm bảo là 3.647.433 cổ phiếu của Khách sạn Kim Liên thuộc sở hữu của Thaigroup.
Có thể thấy, chỉ vài tháng trước khi bầu Thụy và các bên liên quan mua cổ phiếu LPB, từ đó trở thành Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị LienVietPostBank, Thaiholdings đã vay hàng trăm tỷ đồng tại ngân hàng này.
https://vnmedia.vn/kinh-te/dau-tu/202212/bau-thuy-vao-ngan-hang-va-khoan-no-cua-thaiholdings-tai-lienvietpostbank-09f20af/?fbclid=IwAR2080nPrcR98QZIsk33ORMqny0uq96vn1s9O5boHzSj9CN4SKKb2HH12LQCopy link
Mới đây, Hội đồng quản trị CTCP Thaiholdings (Mã: THD) vừa thông qua nghị quyết chuyển nhượng 9,38 triệu cổ phần, tương ứng 35% vốn góp tại CTCP Đầu tư Thaihomes.
Trong vòng 6 tháng đầu năm Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) đã ghi nhận sự ra đời của hàng loạt các Dự án KCN mới, kéo theo đó là một quý đầu năm khởi sắc với doanh thu bật tăng đột biến.
Cổ phiếu DPG đang hút dòng tiền nhờ kỳ vọng lớn vào các dự án bất động sản trọng điểm. Đồng thời, kết quả kinh doanh quý I/2025 của Đạt Phương cũng ghi nhận tín hiệu tích cực.
Ngày 25/6/2025, lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) và Tập đoàn Sun Group diễn ra tại Hà Nội, với kỳ vọng chung tay hiện thực hoá sứ mệnh đầu tư, phát triển thế hệ trẻ trong thời kỳ mới.
Tổng công ty Viglacera tiếp tục mở rộng hiện diện tại Hưng Yên với kế hoạch thành lập công ty con vốn điều lệ 350 tỷ đồng, trong đó nắm giữ 51% cổ phần.
Thành công trong thương vụ thâu tóm HHS Capital giúp CTCP Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) chính thức nâng tỷ lệ sở hữu tại CRV lên 51,03%, nắm quyền chi phối một trong những tên tuổi bất động sản nổi bật tại Hải Phòng.
Tập đoàn Vingroup xếp thứ 37 trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á (Southest Asia 500) của tạp chí Fortune, tăng 8 bậc so với hạng 45 của danh sách năm 2024, và tiếp tục dẫn đầu khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.
Trong lộ trình thu gọn đầu tư ngoài ngành, Lilama sẽ thoái toàn bộ 3,71% cổ phần tại Thủy điện Hủa Na. Ngoài ra, Lilama cũng lên kế hoạch thoái vốn tại loạt công ty...
Bamboo Capital từng có nửa đầu 2024 đáng kỳ vọng với doanh thu tăng, cơ cấu tài chính cải thiện. Tuy nhiên, đây là thời gian doanh nghiệp có nhiều biến động về cổ đông và nhân sự.