Bất động sản Biz

Nhiều rào cản đang “ngáng chân” nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào thị trường bất động sản

Thứ năm, 30/11/2023 | 08:42 Theo dõi BĐS Biz trên

Mặc dù nền kinh tế chậm lại và có nhiều tài sản đang thoái vốn nhưng danh mục dự án để khối ngoại có thể “xuống tiền” lại không nhiều. Nguyên nhân từ tính pháp lý, độ chênh về kỳ vọng giá cả từ cả hai phía và quy trình bồi thường…

Dữ liệu của Cushman & Wakefield cho thấy, tổng giá trị giao dịch đầu tư và M&A bất động sản tạm tính trong 9 tháng đầu năm 2023 đạt 729 triệu USD, giảm 33% do so với cùng kỳ do thiếu thương vụ có giá trị lớn (Năm 2022, có thương vụ mua lại dự án văn phòng Capita Place trị giá 500 triệu USD); trong đó, dẫn đầu là các nhà đầu tư gốc Á từ Singapore, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc với lợi thế về vị trí địa lý, sự tương đồng về văn hóa và am hiểu pháp luật địa phương.

 

Nhìn chung, số liệu giao dịch 2023 cho thấy các nhà đầu tư ngoại vẫn chiếm phần lớn trong hoạt động giao dịch, thu mua và đầu tư bất động sản; trong khi khối nội chỉ chiếm chưa đến 10% số lượng giao dịch. Điều này là do doanh nghiệp nội hiện vẫn đang đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi như, tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, pháp lý dự án chưa được tháo gỡ, trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều bất cập, chưa tiếp cận được dòng vốn. 

Khẩu vị của nhà đầu tư vẫn tập trung vào sản phẩm truyền thống

Nhìn lại các giao dịch trong giai đoạn 2018 – 9 tháng đầu năm 2023, Việt Nam ghi nhận tổng lượng vốn đầu tư và M&A bất động sản đạt khoảng 4,2 tỷ USD; trong đó loại hình nhà ở và công nghiệp chiếm tỷ trọng lần lượng 46% và 28%, theo dữ liệu từ RCA và Cushman & Wakefield. Điều này cho thấy khẩu vị của nhà đầu tư nước ngoài vẫn tập trung vào các loại tài sản truyền thống tại Việt Nam, phục vụ chính cho nhu cầu ‘an cư, lạc nghiệp’.

Đáng chú ý, kể từ khi thị trường bất động sản Việt Nam hình thành, phân khúc nhà ở luôn là loại hình hấp dẫn cả nhà đầu tư nội và ngoại. Nhờ vào dân số Việt Nam được xếp vào nhóm các nước đông dân đứng thứ 15 trên thế giới với 100 triệu người. Mô hình nhân chủng học ở Việt Nam với 70% dân số trong độ tuổi 15-64, thu nhập khả dụng gia tăng, tốc độ đô thị hóa nhanh, đặc biệt ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh càng tăng tính hấp dẫn đối với thị trường nhà ở đối với FDI.

Nếu như hơn 15 năm trước, dòng vốn FDI chỉ tập trung ở phân khúc nhà ở cao cấp. Những tên tuổi đã rất quen thuộc trên thị trường như Keppel Land, Capitaland với các dự án bất động sản cao cấp đầu tiên tại Việt Nam như The Estella hoặc The Vista được đưa ra chào bán trên thị trường. Với tổng nguồn cung căn hộ cao cấp tại TP Hồ Chí Minh thời đó là khoảng 1.700 căn, trong đó có khoảng 1.000 căn đến từ các dự án có vốn FDI. 

Đến chu kỳ hiện tại, thị trường bắt đầu trở nên quen thuộc với những tên tuổi của những chủ đầu tư FDI khác như Hong Kong Land, Frasers Property hoặc Mapletree. Ngoài ra, còn có các nhà đầu tư uy tín khác từ Nhật Bản như Daiwa House, Nomura và Sumitomo đầu tư dự án ở quận 7 hoặc tập đoàn Hàn Quốc như Lotte Group, GS đầu tư ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Thúc đẩy số lượng căn hộ cao cấp của khối ngoại tại TPHCM tăng lên đáng kể tới 23.800 căn vào quý 3/2023, so với chỉ 1.000 căn năm 2008.

Nguồn: RCA, Cushman & Wakefield
Nguồn: RCA, Cushman & Wakefield
 

Bên cạnh đó, phân khúc bất động sản công nghiệp và hậu cần trở nên vượt trội hơn hầu hết các loại tài sản khác, nhờ vào sự phát triển của ngành sản xuất và xuất khẩu, thương mại điện tử, vận tải & kho bãi.. kể từ năm 2018. Ngành sản xuất chế biến, chế tạo chiếm phần lớn trong tổng vốn FDI, nhiều doanh nghiệp đang quan tâm tới Việt Nam như một điểm đến mới cho việc mở rộng sản xuất từ Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á.

Một số khoản đầu tư được công bố gần đây bao gồm Frasers Property Vietnam thông báo về việc hợp tác với Gelex Group - tập đoàn đầu tư đa ngành hàng đầu trong nước để cùng phát triển danh mục đầu tư các khu công nghiệp và mở rộng thị trường bất động sản công nghiệp trên khắp miền Bắc. Tổng mức đầu tư dự kiến là 250 triệu USD.

Hay như thương vụ Foxconn thuê thêm đất tại Việt Nam, tổng giá trị khoảng 100 triệu USD tại Khu công nghiệp Quang Châu và Khu công nghiệp WHA 1…Ngoài các nhà đầu tư châu Á, sự quan tâm của các quốc gia châu Âu và Mỹ đến thị trường bất động sản Việt Nam cũng ngày càng tăng.

Ngoài ra, các quỹ đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các bất động sản văn phòng có vị trí tốt ở Việt Nam, đặc biệt là ở TP Hồ Chí Minh khi họ đặt mục tiêu kỳ vọng vào tiềm năng gia tăng giá trị và sự giảm của tỷ suất vốn hóa. 

Trong vòng 5 năm qua, khi giá thuê và công suất cho thuê của các tòa nhà văn phòng được cải thiện, đặc biệt với các tòa nhà văn phòng hạng A có chất lượng tốt, công suất cho thuê cao, vị trí đắc địa đã tạo nên sự khan hiếm cho thị trường. Đáng chú ý, năm 2022 thị trường văn phòng lần đầu tiên ghi nhận một thương vụ M&A lớn kỷ lục với giá trị 557 triệu USD. 

Vẫn còn nhiều rào cản cần gỡ bỏ

Theo bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, hiện nay bên mua chủ yếuvẫn tìm kiếm những cơ hội có chất lượng tốt, có dòng thu nhập ổn định. Tuy nhiên, các cơ hội như vậy còn rất hạn chế tại Việt Nam.

Thực tế mặc dù nền kinh tế chậm lại và có nhiều tài sản đang thoái vốn, nhưng danh mục dự án để khối ngoại có thể “xuống tiền” lại không nhiều. Nguyên nhân từ tính pháp lý, độ chênh về kỳ vọng giá cả từ cả hai phía và quy trình bồi thường.

Vấn đề về độ hoàn thiện của hồ sơ pháp lý dự án hiện đang là thách thức với cả bên bán và bên mua. Ngoài ra, đối với các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội hợp tác phát triển, sự phù hợp về chiến lược và giá trị kỳ vọng là một quá trình nghiên cứu thử thách cho các nhà đầu tư. 

Bên cạnh đó, hầu hết các bất động sản chào bán trên thị trường thường không công bố rộng rãi và chính thức dẫn đến khả năng tiếp cận các tài sản tốt là rất ‘eo hẹp’. Do đó, hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài thường tìm đến sự hỗ trợ của các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để có thể gia nhập vào thị trường.

Nguồn: RCA, Cushman & Wakefield
Nguồn: RCA, Cushman & Wakefield
 

Mặc dù vậy, theo bà Trang Bùi, tuy còn nhiều thử thách nhưng đây vẫn là thời điểm phù hợp để các doanh nghiệp tăng cường các hoạt động thâu tóm hoặc liên kết hợp tác, đặc biệt là những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh. Vì hiện nay, mặt bằng lãi suất đã giảm, nhiều nghị định và quy định mới nhằm gỡ vướng cho dự án bất động sản đã được ban hành bên cạnh nhiều giải pháp tích cực khác mà Chính phủ đang thực hiện để cải thiện tính minh bạch, chấp hành pháp luật cũng như môi trường kinh doanh nói chung. Những quy định mới sẽ giúp tạo giải pháp cho các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc mở rộng thị trường và liên kết hợp tác.

“Dự báo sẽ có một lượng lớn nguồn vốn đến từ các nhà đầu tư nước ngoài dự kiến sẽ hoàn tất và đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam trong giai đoạn 2024-2026, nhiều giao dịch đã và đang trong quá trình đàm phán và khá tích cực”, bà Trang Bùi nhận định.

Minh Quân

Theo vnmedia.vn Copy
Hà Nội sắp đấu giá 112 lô đất, giá khởi điểm chỉ từ 2,3 triệu đồng/m2

Hà Nội sắp đấu giá 112 lô đất, giá khởi điểm chỉ từ 2,3 triệu đồng/m2

Tư bgafy mai 19/10 quận Hà Đông, TP Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá các lô đất, cho đến hết tháng 10, các huyện ngoại thành như Thường Tín, Mỹ Đức và Ba Vì sẽ đấu giá đất với giá khởi điểm chỉ từ 2,3 triệu đồng/m2.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 17/10: Dự án Aria Đà Nẵng bỏ hoang trên 'đất vàng' ven biển

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 17/10: Dự án Aria Đà Nẵng bỏ hoang trên "đất vàng" ven biển

Đồng Nai đấu giá gần 39ha đất cụm công nghiệp Long Giao; Người Hà Nội được mua nhà ở xã hội tại TP HCM; Quảng Ngãi ban hành quy định mới về diện tích tối thiểu khi tách thửa đất… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Thị trường văn phòng TP HCM quý III/2024: Bổ sung nguồn cung dồi dào

Thị trường văn phòng TP HCM quý III/2024: Bổ sung nguồn cung dồi dào

Thị trường văn phòng TP HCM trong quý III/2024 được bổ sung nguồn cung dồi dào từ văn phong cho thuê hạng B, với diện tích khoảng hơn 50.000 m2.
Quyết định mới về tách thửa, hợp thửa đất tại Hà Nội từ ngày 7/10

Quyết định mới về tách thửa, hợp thửa đất tại Hà Nội từ ngày 7/10

Theo Quyết định 61/2024/QĐ-UBND, thửa đất phải có chiều dài và chiều rộng từ 4m trở lên, diện tích tối thiểu là 50m².
Bộ Tài chính đề xuất giảm tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất giảm tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2024 đối với người thuê đất.
Lương hơn 20 triệu/tháng không tiêu xài cần 18 năm mới có thể mua chung cư giá 4 tỷ đồng tại Hà Nội

Lương hơn 20 triệu/tháng không tiêu xài cần 18 năm mới có thể mua chung cư giá 4 tỷ đồng tại Hà Nội

Với mức thu nhập trung bình của một hộ gia đình tại Hà Nội là khoảng 250 triệu đồng năm (tương đương hơn 20 triệu đồng tháng), trong khi giá một căn hộ trung bình khoảng 4 tỷ đồng thì người dân cần tới 18 năm tiết kiệm không tiêu dùng thì mới có thể mua được nhà.
'Choáng' với giá nhà tập thể cũ ở trung tâm Hà Nội

"Choáng" với giá nhà tập thể cũ ở trung tâm Hà Nội

Một số căn nhà tập thể trên phố Vọng Đức (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang được rao bán với mức giá gần 10 tỷ đồng/căn có diện tích chỉ 30m2.
Gỡ nút thắt để khách hàng “ngồi nhà vẫn mua được nhà”

Gỡ nút thắt để khách hàng “ngồi nhà vẫn mua được nhà”

Thông tin bất động sản (BĐS) rõ ràng, trực quan, giá cả minh bạch, quy trình giao dịch nhanh chóng, an toàn, giúp khách hàng tiết kiệm cả thời gian, công sức và chi phí - giải pháp Proptech như Vinhomes Market đang mở hướng đi mới cho việc thực hiện mua bán nhà trực tuyến.
Bất động sản Biz