Kết quả phát triển nhà ở xã hội mặc dù đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên với số lượng nhà ở công nhân đã hoàn thành là 03 triệu m2 thì mới đạt khoảng hơn 40% mục tiêu về nhà ở công nhân khu công nghiệp đến năm 2020, số lượng công nhân còn lại hiện nay chưa có chỗ ở ổn định, đang phải ở tại các khu nhà trọ do người dân tự đầu tư xây dựng.
Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Nam: “Hiện nay trên địa bàn cả nước đã có rất nhiều công ty, nhà máy hoạt động tạo công ăn việc làm cho người lao động, tuy nhiên vấn đề nhà ở cho công nhân còn gặp rất nhiều khó khăn; đề nghị có phương án nên giành một phần quỹ đất để xây dựng các khu nhà ở xã hội giá rẻ bán cho công nhân thu nhập thấp để họ an cư lập nghiệp”.
Ảnh minh họa
Về vấn đề này, theo Bộ Xây dựng, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân, trong đó có nhà ở dành cho người lao động, công nhân khu công nghiệp luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo đó để phát triển nhà ở dành cho công nhân tại các khu công nghiệp, pháp luật về nhà ở đã có các chính sách ưu đãi để giảm giá thành nhà ở, tạo điều kiện cho người lao động có thu nhập thấp, khó khăn về nhà ở có cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội, cụ thể như: Miễn tiền sử dụng đất; được dành 20% tổng diện tích đất ở trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để đầu tư xây dựng nhà ở thương mại; Giảm 50% thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; (iv) Hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài dự án; Cho vay ưu đãi lãi suất thấp; Chi phí mua hoặc thuê nhà ở cho công nhân được tính là chi phí hợp lý trong giá thành sản xuất khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp…
Về quỹ đất phát triển nhà ở xã hội dành cho công nhân khu công nghiệp, pháp luật về nhà ở cũng đã quy định Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch có trách nhiệm xác định rõ diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội khi phê duyệt quy hoạch xây dựng khu công nghiệp (khoản 1 Điều 56 Luật Nhà ở). Ngoài ra, công nhân khu công nghiệp thuộc 10 nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội theo Điều 49 Luật Nhà ở nên ngoài các dự án nhà ở công nhân khu công nghiệp thì công nhân còn là nhóm đối tượng được mua nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp khu vực đô thị.
Với các chính sách ưu đãi nêu trên, đến nay trên địa bàn cả nước, đã hoàn thành 301 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị với tổng diện tích hơn 7,8 triệu m2. Trong đó, đối với nhà ở xã hội dành cho công nhân khu công nghiệp đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 126 dự án, với tổng diện tích khoảng 03 triệu m2 sàn.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội mặc dù đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra (với số lượng nhà ở công nhân đã hoàn thành là 03 triệu m2 thì mới đạt khoảng hơn 40% mục tiêu về nhà ở công nhân khu công nghiệp đến năm 2020), số lượng công nhân còn lại hiện nay chưa có chỗ ở ổn định, đang phải ở tại các khu nhà trọ do người dân tự đầu tư xây dựng.
Theo pháp luật nhà ở hiện hành thì chính sách nhà ở cho công nhân làm việc trong khu công nghiệp đang được lồng ghép vào chính sách nhà ở xã hội, áp dụng chung cho 10 nhóm đối tượng theo quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở năm 2014. Các cơ chế ưu đãi cũng áp dụng chung như nhà ở thu nhập thấp khu vực đô thị, chỉ bổ sung cơ chế ưu đãi đối với doanh nghiệp lo nhà ở cho công nhân thì được tính toán chi phí vào giá thành.
Mặc dù Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về quản lý và phát triển nhà ở xã hội đã tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong việc phát triển nhà ở xã hội (trong đó có nhà ở dành cho công nhân khu công nghiệp), tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc về nhà ở xã hội nói chung và nhà ở cho công nhân khu công nghiệp nói riêng do Luật Nhà ở và một số luật khác liên quan quy định. Bộ Xây dựng hiện đang chủ trì nghiên cứu sửa đổi Luật Nhà ở 2014, trong đó có đề xuất chính sách riêng đối với nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp để công nhân, người lao động thuê trong khu công nghiệp; ngoài ra công nhân còn thuộc đối tượng được mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội ở ngoài khu công nghiệp như các đối tượng chính sách khác. Ngày 06/9/2022, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 3925/BXD-QLN gửi Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đăng tải dự thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Theo chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội thì Luật Nhà ở sửa đổi dự kiến được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 và thông qua tại kỳ họp thứ 6 năm 2023 (văn bản số 906/TB-TTKQH ngày 21/4/2022 của Tổng thư ký Quốc hội).
Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân đối với dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Theo Bộ Xây dựng, quy định cứng phải dành tỷ lệ tối thiểu 20% diện tích nhà ở xã hội để cho thuê trong các dự án nhà ở xã hội, đồng thời đề xuất bãi bỏ quy định thời hạn sau 5 năm mới được chuyển nhượng căn nhà ở này.
Giá nhà ở xã hội tại Singapore đang có xu hướng tăng cao khi ngày càng xuất hiện nhiều căn NOXH có giá bán hàng triệu đô, khiến Chính phủ nước này phải thảo luận biện pháp hạ nhiệt thị trường bất động sản. Tại Việt Nam, những năm gần đây, tốc độ tăng giá nhà ở phân khúc này cũng không hề kém cạnh.
Mới đây, Công ty cổ phần Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân Mê Kông (Hoàng Quân Mê Kông) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị cho phép chuyển đổi 4 cụm chung cư Nhà ở xã hội tại Khu công nghiệp (KCN) Bình Minh sang nhà ở liên kế thấp tầng.
Sở Xây dựng TP HCM cho biết, hiện nay, trên địa bàn thành phố có 33 dự án nhà ở thương mại có dành 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội, dự kiến cung cấp cho thị trường khoảng 70.000 căn hộ. Trong đó 14 dự án đã có đất sạch, số dự án còn lại chủ đầu tư chưa bồi thường giải phóng mặt bằng xong.
Theo Kết luận thanh tra số 71/KL-TTr của Thanh tra Bộ Xây dựng, chủ đầu tư dự án Nhà ở xã hội Becamex - Khu 1 Định Hòa đã không mở tài khoản gửi kinh phí bảo trì theo quy định tại khoản 1, Điều 36 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ.
Khối lượng đầu tư vào thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương trong những tháng đầu năm 2023 đã ghi nhận giảm. Tuy nhiên, trước những khó khăn về lạm phát và bất ổn địa chính trị toàn cầu, khu vực này được đánh giá có sức chống chọi tốt hơn trong tương quan với thị trường tại châu Âu và Bắc Mỹ.
Sở Xây dựng Đà Nẵng vừa có thông báo thông tin về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại khối nhà B2 thuộc dự án Khu chung cư nhà ở xã hội KCN Hòa Khánh (đợt 9).
Cục Thuế Khánh Hòa cho biết, cơ quan này thực hiện đẩy mạnh tuyên truyền đối với công tác quản lý thuế hoạt động chuyển nhượng bất động sản như biên soạn Tài liệu tuyên truyền, khuyến nghị bằng nhiều hình thức đến người nộp thuế về nghĩa vụ khai thuế khi phát sinh hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trong đó nhấn mạnh hậu quả pháp lý nếu kê khai không trung thực giá trị giao dịch.
Ngày 5/6, sau khi nghe tờ trình, thẩm tra, Quốc hội thảo luận tại tổ Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Thảo luận tại tổ, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư nhưng đất là Nhà nước giao đất sạch, không thu tiền sử dụng đất thì Nhà nước phải khống chế mức bán tối đa thì mới bán và cho thuê đúng đối tượng, nếu không sẽ rơi vào “kênh” nhà ở thương mại.
Công ty Đấu giá hợp danh Số 5 - Quốc gia thông báo đấu giá tài sản vào ngày 18/6/2023 do Trung tâm Phát triển quỹ đất và Quản lý trật tự giao thông, xây dựng, môi trường huyện Tân Yên ủy quyền.
Liên quan đến thị trường BĐS, thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh khẳng định, các vướng mắc về mặt thể chế đến nay cơ bản đã được tháo gỡ, giải quyết…
Hưng Yên kêu gọi đầu tư khu đô thị hơn 3.000 tỷ; Chủ đầu tư dự án biệt thự Kim Chung Di Trạch làm ăn ra sao; Đề nghị rà soát lại diện tích dự án Đại Tùng Lâm Hoa Sen tại Lâm Đồng… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Hưng Yên tìm nhà đầu tư hai dự án nhà ở hơn 4.000 tỉ đồng; TP.HCM không chuyển đổi đất ở các khu công nghiệp thành đất ở; Bình Định đôn đốc triển khai loạt dự án nhà ở xã hội…là những tin tức bất động sản đáng chú ý