Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân đối với dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Theo Bộ Xây dựng, quy định cứng phải dành tỷ lệ tối thiểu 20% diện tích nhà ở xã hội để cho thuê trong các dự án nhà ở xã hội, đồng thời đề xuất bãi bỏ quy định thời hạn sau 5 năm mới được chuyển nhượng căn nhà ở này.
Theo Bộ Xây dựng, chủ đầu tư chỉ được bán sau 5 năm đưa vào sử dụng dẫn đến tình trạng quỹ nhà ở xã hội để cho thuê để không, lãng phí trong khi đó chủ đầu tư không được bán dẫn đến không thu hồi được vốn.
Do đó, tại dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Bộ Xây dựng đề xuất bổ sung quy định về nguyên tắc bán, cho thuê, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội theo 2 phương án.
Phương án 1: Cơ bản giữ nguyên quy định của Luật hiện hành nhưng có sửa đổi quy định bên mua, bên thuê mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này sau 5 năm nhưng chỉ được bán lại cho các đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội theo quy định; đồng thời bên bán không phải nộp tiền sử dụng đất và thuế thu nhập cá nhân.
Bộ Xây dựng đề xuất bỏ quy định sau 5 năm mới được bán nhà ở xã hội/Ảnh minh họa
Phương án 2: Bãi bỏ quy định thời hạn được bán lại nhà ở, nhưng bên mua, bên thuê mua nhà ở xã hội chỉ được bán lại nhà ở cho các đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội theo quy định; đồng thời bên bán không phải nộp tiền sử dụng đất và thuế thu nhập cá nhân.
Ngoài ra, Luật Nhà ở hiện hành cũng chưa có quy định cụ thể về cách tính giá bán lại nhà ở xã hội sau một thời gian mua, thuê mua. Do đó, Bộ Xây dựng đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến thẩm định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội.
Cũng tại dự thảo này, Bộ Xây dựng đề xuất 2 phương án quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư. Cụ thể, phương án 1, bổ sung quy định mới về thời hạn sở hữu nhà chung cư được xác định căn cứ vào thời hạn sử dụng công trình theo quy định của pháp luật xây dựng.
Theo đó, thời hạn sở hữu nhà chung cư được xác định theo thời hạn sử dụng của công trình nêu trong hồ sơ thiết kế công trình nhà chung cư được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và được tính từ khi nghiệm thu toàn bộ công trình nhà chung cư đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Khi thẩm định hồ sơ thiết kế công trình nhà chung cư, cơ quan có thẩm quyền thẩm định phải ghi rõ thời hạn sử dụng nhà chung cư trong hồ sơ thiết kế. Thời hạn sở hữu nhà chung cư quy định tại khoản 2 phải được ghi rõ trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư.
Thời hạn sở hữu nhà chung cư quy định tại khoản 2 được áp dụng đối với công trình nhà chung cư được cấp Giấy phép xây dựng hoặc có văn bản thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở (đối với trường hợp miễn Giấy phép xây dựng) sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Theo đó, các nhà chung cư được cấp Giấy phép xây dựng hoặc có văn bản thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở (đối với trường hợp miễn Giấy phép xây dựng) trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sở hữu không có thời hạn theo quy định của pháp luật.
Sở Xây dựng TP HCM cho biết, hiện nay, trên địa bàn thành phố có 33 dự án nhà ở thương mại có dành 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội, dự kiến cung cấp cho thị trường khoảng 70.000 căn hộ. Trong đó 14 dự án đã có đất sạch, số dự án còn lại chủ đầu tư chưa bồi thường giải phóng mặt bằng xong.
Theo Kết luận thanh tra số 71/KL-TTr của Thanh tra Bộ Xây dựng, chủ đầu tư dự án Nhà ở xã hội Becamex - Khu 1 Định Hòa đã không mở tài khoản gửi kinh phí bảo trì theo quy định tại khoản 1, Điều 36 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ.
Hàng loạt “ông lớn” bất động sản như Vingroup, Sun Group, Novaland, Him Lam, Bitexco… cam kết sẽ tham gia xây dựng nhà ở xã hội. Vậy thực trạng nhà ở xã hội hiện nay ra sao?
Ngày 1/8, tại Hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) cho công nhân, người thu nhập thấp, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Văn Tuấn cho biết, Hà Nội định hướng làm 5 khu nhà ở xã hội tại huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Thường Tín.
Ông Phạm Thiếu Hoa, Chủ tịch Công ty CP Vinhomes nhấn mạnh, doanh nghiệp của ông phấn đấu 5 năm tới sẽ đầu tư 500.000 căn nhà ở xã hội. Đồng thời, đưa ra một số kiến nghị.
Ngày 10/3/2025, Công ty Cổ phần Tổng Bách Hoá và Tập đoàn Tân Hoàng Minh khởi công dự án tại Khu nhà 6 tại số 486 đường Ngọc Hồi (thuộc dự án Greenera Southmark) thuộc địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Việc mua nhà ở xã hội đang trở thành lựa chọn phổ biến đối với nhiều người dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp hoặc trung bình. Gần đây, các quy định pháp luật liên quan đến nhà ở xã hội và đất đai đã có những thay đổi quan trọng mà người dân cần lưu ý khi tham gia giao dịch mua bán loại hình nhà ở này.
TPHCM dự kiến hoàn thành thêm gần 3.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025; Đà Nẵng định giá để đấu giá lô đất 16 Bạch Đằng liên quan đến vụ án Phan Văn Anh Vũ; Quảng Nam đề xuất gỡ khó cho các dự án bất động sản; Hà Nội giao 24.000m2 đất để xây dựng nhà ở xã hội tại huyện Đông Anh…là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý
Sóc Sơn sắp có Khu công nghiệp sạch quy mô hơn 300 ha; Phát hiện sai sót trong quản lý bảo vệ môi trường tại các KCN Đồng Nai; Bình Định giải trình về quy hoạch KCN Phù Mỹ không phù hợp với quy mô dự kiến; TPHCM cấp hơn 5.700 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu…là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý
Bình Định sẽ có khu trung tâm đô thị du lịch biển rộng gần 1.800ha; Tiền Giang thu hồi dự án nghĩa trang nhân dân Mỹ Phước Tây do nợ thuế và bỏ hoang; HoREA đề xuất nội dung về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mạ...