Mới đây, Công ty cổ phần Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân Mê Kông (Hoàng Quân Mê Kông) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị cho phép chuyển đổi 4 cụm chung cư Nhà ở xã hội tại Khu công nghiệp (KCN) Bình Minh sang nhà ở liên kế thấp tầng.
Theo văn bản số 88/2022/BC-HQMK của Công ty Hoàng Quân Mê Kông gửi Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ban ngành và tỉnh Vĩnh Long, báo cáo thực trạng triển khai thực hiện và đề xuất, kiến nghị khẩn cấp dự án nhà ở xã hội KCN Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
Công ty Hoàng Quân Mê Kông cho biết, nguồn gốc đất dự án Nhà ở xã hội KCN Bình Minh nằm trong tổng thể dự án Khu nhà ở chuyên gia, công nhân và thương mại - dịch vụ Bình Minh.
Sau hơn 7 năm, dự án nhà ở xã hội KCN Bình Minh vẫn dở dang, hoang hóa, cỏ mọc um tùm...
Năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định 188/2013/NĐ-CP về phát triển và quản lý Nhà ở xã hội. Theo sự thay đổi chính sách, pháp luật nhà nước và kế hoạch phát triển Nhà ở xã hội của tỉnh năm 2014, Công ty Hoàng Quân Mê Kông đã trình và được UBND tỉnh Vĩnh Long chấp thuận chủ trương đầu tư.
Ngay sau khi có văn bản chủ trương đầu tư, Công ty Hoàng Quân Mê Kông đã triển khai thực hiện theo quy định pháp luật đủ điều kiện được khởi công xây dựng, phê duyệt giá bán cũng như được Bộ Xây dựng ghi vốn.
Từ năm 2015 đến 2016, Công ty Hoàng Quân Mê Kông đã khởi công xây dựng chung cư CC1 với khoảng hơn 596 căn hộ. Tiến độ xây dựng của dự án đến tầng 2 của block 1 CC1, nhưng từ 2016-2019 Hoàng Quân Mê Kông không tiêu thụ được sản phẩm do thị hiếu người dân về căn hộ chung cư không phù hợp với nếp sống khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng.
"Do đất rộng, người thưa, đa số lao động ở KCN này là người địa phương nên ít có nhu cầu vào ở tại các dự án nhà ở xã hội. Mặt khác, do nhà chung cư còn phải tốn nhiều chi phí bảo trì, vận hành,… vì thế sản phẩm căn hộ chung cư chưa được công nhân, người lao động có nhu cầu tiếp nhận. Vì vậy, Công ty Hoàng Quân Mê Kông với vai trò là chủ đầu tư dụ án nhà ở xã hội tại KCN Bình Minh đề nghị chuyển đổi quy mô dự án xây dựng Nhà ở xã hội KCN Bình Minh từ căn hộ chung cư sang nhà ở liền kế thấp tầng cho cả 4 dự án chung cư nhà ở xã hội CC1, CC2, CC3 và CC4".
Theo tìm hiểu, Dự án nhà ở xã hội tại KCN Bình Minh do Công ty Hoàng Quân Mê Kông (thành viên của Tập đoàn Hoàng Quân ) làm chủ đầu tư được khởi công xây dựng vào ngày 1/8/2015. Theo thông tin từ chủ đầu tư, đây là dự án nhà ở xã hội đầu tiên và lớn nhất tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long dành cho người dân gặp khó khăn về nhà ở tại thị xã Bình Minh, Vĩnh Long, Cần Thơ và các khu vực lân cận.
Dự án được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích hơn 3,9 ha, tổng vốn đầu tư 610 tỷ đồng, bao gồm 4 cụm chung cư cao 7 tầng với 1.863 căn hộ.
Dự án xây dựng nhà ở xã hội tại KCN Bình Minh bao gồm 3 giai đoạn. Dự kiến vào tháng 6/2016, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng 620 căn hộ giai đoạn 1. Tuy nhiên, cho đến nay, hơn 7 năm, dự án dở dang, hoang hóa, cỏ mọc um tùm…
Ở thời điểm hiện tại, mức giá phổ biến với căn hộ mới bàn giao hoặc dự kiến bàn giao vào thời gian tới hay cả những dự án được đưa vào sử dụng 3-5 năm tại Hà Nội là từ 40 - 60 triệu đồng m2. Cá biệt, có chung cư gây sốc khi rao bán với mức giá từ 100 triệu đồng m2.
Thời gian qua, nguồn cung căn hộ Hà Nội luôn trong tình trạng khan hiếm và giá bán không ngừng tăng cao. Dù vậy, với 2 tỷ đồng, người mua nhà vẫn có thể mua chung cư tại một số khu vực trong nội thành Hà Nội.
Trong 7 tháng đầu năm nay, chung cư là loại hình BĐS duy nhất của Hà Nội có lượng quan tâm tăng; trong đó, các phân khúc căn hộ bình dân, trung cấp và cao cấp lần lượt tăng 3%, 9% và 2%.
Theo công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản Quý II/2022 của Bộ Xây dựng, tổng hợp tại các địa phương cho thấy giá căn hộ chung cư vẫn tăng so với thời điểm cuối năm 2021, mức độ tăng giá các phân khúc tập trung trong quý I/2022 chậm dần và có dấu hiệu chững lại trong các tháng quý II/2022.
Việc siết lại hoạt động cho thuê lưu trú ngắn hạn tại các chung cư không chỉ hướng tới mục tiêu lập lại trật tự quản lý, mà còn mở ra một khoảng trống đầu tư mới trên thị trường. Khi dòng tiền đầu cơ rút lui, căn hộ để ở có thể trở về đúng giá trị thực, điều này tốt cho người có nhu cầu mua nhà để ở.
Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng ở khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi); Sun Group đề xuất làm đường ven sông và tuyến metro dài 40 km tại TP HCM; DIC dự thu hơn 1.100 tỷ đồng từ chuyển nhượng dự án ở tỉnh Ninh Bình mới... là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý.
Thương phố Đại Lộ 120m² tại Vinhomes Wonder City thu hút nhà đầu tư nhờ mặt tiền 8m, gấp đôi nhà phố thông thường, tối ưu khai thác thương mại dài hạn....
Business Suite là mô hình sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường nhưng đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư bởi mô hình bất động sản đa công năng này mang lại nhiều ưu thế về trải nghiệm sống, đặc biệt là tiềm năng đầu tư sinh lời cao.
Sự “thức tỉnh” của Đức Hòa không còn là một kỳ vọng trên giấy, mà đang dần hiện hữu từng ngày qua tốc độ hoàn thiện hạ tầng, sự thay đổi quy hoạch và làn sóng dịch chuyển dòng vốn đầu tư rõ nét. Trong dòng chảy đó, những dự án được quy hoạch tốt, sở hữu vị trí chiến lược như Imperia Grand Plaza Đức Hoà sẽ là tâm điểm đón sóng trên thị trường.
Bắt đầu từ ngày 1/7/2025, nhiều thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản sẽ có sự thay đổi đáng chú ý. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa ký ban hành Quyết định số 872/QĐ‑BXD công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ....
Quảng Ninh phê duyệt khu đô thị sinh thái kết hợp công viên gần 4.200 tỷ đồng; TP Thủ Đức công bố 9 phân khu quy hoạch mới; Đồng Tháp chấp thuận chủ trương đầu tư Khu đô thị Mỹ Trà hơn 6.200 tỷ đồng; Huế đề xuất quy hoạch khu công nghiệp rộng 140 ha tại huyện A Lưới…là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý.
Thị trường bất động sản phía Nam đang dần lấy lại nhịp sau giai đoạn trầm lắng, nhờ lực đẩy từ hạ tầng, quy hoạch, nhu cầu đầu tư phục hồi. Trong đó, Bình Dương là một trong những điểm sáng nổi bật nhờ vị trí chiến lược và nguồn cung cải thiện rõ rệt.