Theo Bộ Tư pháp, việc cho phép Hà Nội được áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong Luật Thủ đô (sửa đổi) là một quy định đột phá tạo cơ sở pháp lý cho Hà Nội trong việc thực hiện những vấn đề mới chưa được pháp luật quy định hoặc khác với quy định của pháp luật…
Góp ý cho Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Bộ Công an cho biết, qua rà soát nội dung dự thảo Luật cho thấy còn nhiều nội dung liên quan đến xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô (Chương III dự thảo Luật); tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực đầu tư phát triển Thủ đô (Chương IV dự thảo Luật) giao quyền cho HĐND và UBND các cấp của Thủ đô Hà Nội quy định.
Theo Bộ Công an, việc đẩy mạnh phân cấp giao quyền cho chính quyền Thủ đô là phù hợp, tuy nhiên, việc giao cho HĐND và UBND các cấp của Thủ đô Hà Nội quy định các nội dung quy định chi tiết những chính sách đặc biệt của Thủ đô mà không quy định trực tiếp tại Luật là chưa phù hợp.
“Đề nghị rà soát, quy định cụ thể các nội dung này ngay tại dự thảo Luật, hạn chế giao cho HĐND và UBND các cấp của Thủ đô quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.” – Bộ Công an đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Gửi ý kiến xây dựng Luật, UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, đối với các chính sách đặc thù của Thủ đô Hà Nội, tỉnh cơ bản nhất trí theo hướng Thủ đô được áp dụng các chính sách đặc thù cao hơn các tỉnh, thành phố trong cả nước; tuy nhiên, đề nghị nghiên cứu việc quy định chủ thể có thẩm quyền ban hành các chính sách đặc thù này.
“Dự thảo Luật đang quy định theo hướng HĐND Thành phố Hà Nội có thẩm quyền này, thiết nghĩ, nên quy định theo hướng giữ nguyên thẩm quyền của cơ quan, chủ thể có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách đó và nội dung cơ chế, chính sách thì sẽ là đặc thù cho Thủ đô để đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch của cơ chế, chính sách, đảm bảo đúng tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu đối với Hà Nội phải “phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển” và tinh thần “Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”; cũng như đúng phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật “phát triển Thủ đô; liên kết, phát triển Vùng Thủ đô”.- Văn bản góp ý cho Dự thảo Luật Thủ đô của tỉnh Bắc Giang nêu rõ.
Cùng cho ý kiến về vấn đề này, Thanh tra Chính phủ cho rằng, một số chính sách tạo cơ chế đặc thù cho Thủ đô về quy hoạch xây dựng, quản lý sử dụng đất, thu hút đầu tư, ưu đãi đầu tư, thẩm quyền,… cần nghiên cứu làm rõ cơ sở đề xuất, tính khả thi của chính sách, việc kiểm soát, xử lý các vấn đề phát sinh khi thực hiện chính sách, tránh việc mất kiểm soát gây ra các hệ lụy lâu dài cho Thủ đô.
Bộ Tư pháp cho biết, tiếp thu ý kiến của Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ và tỉnh Bắc Giang, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc cụ thể hóa tối đa các cơ chế, chính sách đặc thù trong Luật để áp dụng được ngay; những vấn đề cần ủy quyền lập pháp thì nên ủy quyền cho các cơ quan, người có thẩm quyền quy định vấn đề đó theo pháp luật hiện hành nhằm bảo đảm tính khả thi và tính đồng bộ về thẩm quyền ban hành văn bản đồng thời với việc phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo, cần quy định tương ứng trách nhiệm của Hà Nội cũng như cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp chính quyền Thành phố.
Cũng trong văn bản góp ý, Bộ Công an đề nghị Ban soạn thảo rà soát, loại bỏ các quy định liên quan đến cơ chế thử nghiệm có kiểm soát tại dự thảo Luật trong trường hợp cần thiết phải thực hiện khác quy định pháp luật (ví dụ: khoản 1 Điều 3, điểm e khoản 2 Điều 23, Điều 42 dự thảo Luật);
“Bởi vì, bản chất của cơ chế thử nghiệm này chính là thí điểm thực hiện pháp luật, nội dung này cần thực hiện thống nhất theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (ví dụ: quy định tại điểm b khoản 2 Điều 15).” – Bộ Công an nêu ý kiến.
Giải trình về quy định này, Ban soạn thảo cho biết, việc cho phép Hà Nội được áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là một quy định đột phá tạo cơ sở pháp lý cho Hà Nội trong việc thực hiện những vấn đề mới chưa được pháp luật quy định hoặc khác với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi, sẽ tiếp tục rà soát để xác định phạm vị được áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát nhằm đảm bảo tính khả thi, kiểm soát được các rủi ro có thể phát sinh.
https://vnmedia.vn/su-kien-va-van-de/202308/luat-thu-do-sua-doi-cho-phep-ha-noi-ap-dung-co-che-thu-nghiem-co-kiem-soat-la-mot-quy-dinh-dot-pha-5873197/Copy link
Bộ Công an cho biết, từ năm 2020 đến 2022, Công ty Nhật Nam đã thu tổng số tiền khoảng hơn 8.941 tỷ đồng của khoảng 20.000 cá nhân, thông qua 45.525 Hợp đồng hợp tác kinh doanh (một cá nhân ký nhiều hợp đồng)...
Quảng Bình sắp đấu giá 49 thửa đất tại dự án Khu đô thị Sa Động;Khởi công khu đô thị gần 700 tỉ đồng tại phía Đông Nam thị trấn Đồng Mỏ Lạng Sơn;TPHCM tập trung triển khai các công trình, dự án có tính cấp bách…là những tin tức bất động sản đáng chú ý
“Trong quá trình sửa đổi luật, có nhiều ý kiến cho rằng tại sao không nâng lợi nhuận lên 15%? Chúng tôi đã khảo sát và thấy rằng, như vậy sẽ làm nâng giá bán nhà cho người thu nhập thấp”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh nói.
Quá trình điều tra xác minh ban đầu, từ năm 2020 - 2022, Công ty Nhật Nam đã thu tổng số tiền khoảng hơn 8.941 tỷ đồng của khoảng 20.000 cá nhân, thông qua 45.525 Hợp đồng hợp tác kinh doanh (một cá nhân ký nhiều hợp đồng).
Phát hiện rất nhiều sai phạm tại chung cư mini; Bình Định sắp làm dự án khu dân cư Vân Canh hơn 415 tỷ đồng; Thanh Hóa hủy chọn nhà đầu tư nhiều dự án vì chưa bố trí quỹ đất dành cho nhà ở xã hội; Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết vướng mắc liên quan đến cấp sổ hồng cho hơn 20.000 trường hợp…là những tin tức bất động sản nối bật tuần qua.
Đề xuất dự án khu đô thị và dịch vụ du lịch hơn 5.000 tỷ đồng; Bắc Giang sắp có thêm khu đô thị 21ha; Quảng Nam giới hạn tối đa giao đất nhiều lần trong cùng một dự án… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản & nghỉ dưỡng còn nhiều biến động, các cơ quan ban ngành cũng như các doanh nghiệp đã và đang tiếp tục nỗ lực chung tay đưa ra nhiều chính sách...
Thời gian tới, thị trường bất động sản sẽ diễn biến theo kịch bản tốt hơn, “cú hích” lớn sẽ bắt đầu từ đầu quý 1/2024, bởi lãi suất đã và đang giảm; độ ngấm của chính sách tại thời điểm đó cũng sẽ tốt hơn…, theo chuyên gia.