Chiều 7/8, tại huyện Đông Anh, Hà Nội đã diễn ra Hội nghị công bố Quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, hai bên tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài (giai đoạn 3), khu vực dự án Thành phố thông minh giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Phó chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn dự hội nghị.
Hội nghị do Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội phối hợp cùng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, UBND huyện Đông Anh, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Thành phố thông minh Bắc Hà Nội và các đơn vị liên quan tổ chức.
Thành phố thông minh Bắc Hà Nội có tổng diện tích 272ha và tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 4,2 tỷ USD, với tầm nhìn kiến tạo và xây dựng một thành phố xanh, đẹp, hiện đại, phát triển bền vững.
Đây là nơi người dân Thủ đô có thể tận hưởng những sản phẩm và dịch vụ tiên tiến nhất thế giới với 6 tính năng thông minh gồm: năng lượng thông minh, giao thông thông minh, quản trị thông minh, học tập thông minh, đời sống thông minh, và kinh tế thông minh...
Chủ đầu tư là liên danh Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản). Tháng 6/2018, tập đoàn đã nhận được Giấy chứng nhận đầu tư từ phía UBND TP Hà Nội và tháng 5/2019 đã tiến hành đăng ký điều chỉnh quy hoạch. Đến nay quy hoạch điều chỉnh của dự án đã được phê duyệt.
Tại lần điều chỉnh cục bộ lần này thuộc địa giới của xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc, Kim Nỗ (huyện Đông Anh). Tổng diện tích đất trong phạm vi nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch khoảng 140,23ha. Quy mô dân số sau điều chỉnh khoảng 21.110 người.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết: Khu đô thị Thành phố thông minh là một trong các dự án đầu tư trọng điểm trên địa bàn Thành phố được Thành ủy, UBND Thành phố rất quan tâm tạo điều kiện. Năm 2018, trên cơ sở Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, các đồ án Quy hoạch phân khu tại khu vực và Quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài tỷ lệ 1/500, UBND Thành phố đã Quyết định chủ trương đầu tư Dự án với tổng diện tích khoảng 271,44ha chia làm 5 giai đoạn thực hiện.
Trong quá trình thực hiện dự án, được sự thống nhất của Thành ủy, UBND Thành phố đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và thực hiện điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị GN, N8 tại khu vực dự án.
Sau đó, tại Công văn số 1645/VPCP-QHQT ngày 24/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã giao UBND thành phố Hà Nội thúc đẩy phát triển các dự án phát triển đô thị thông minh gắn với chuyển đổi số, phát triển xanh, đảm bảo sản xuất, dịch vụ, văn hóa, giáo dục và an sinh xã hội, trong đó, có dự án Thành phố thông minh Bắc Hà Nội.
Trên cơ sở đó, UBND thành phố Hà Nội đã triển khai việc Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3) khu vực dự án Thành phố thông minh, giai đoạn 1 và giai đoạn 2 tại huyện Đông Anh nhằm cụ thể hóa Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung Thủ đô và Quy hoạch phân khu đô thị tại khu vực đã được phê duyệt, phù hợp với Quy chuẩn xây dựng; làm cơ sở thực hiện các bước tiếp theo về dự án đầu tư xây dựng theo quy định, hình thành khu đô thị thông minh, hiện đại đáp ứng các quy định về điều chỉnh quy hoạch tại điều 47 Luật Quy hoạch đô thị.
Để việc xây dựng Thành phố thông minh Bắc Hà Nội được thực hiện đúng quy hoạch, tiến độ, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, hướng dẫn Chủ đầu tư thực hiện thủ tục Điều chỉnh chủ trương đầu tư làm cơ sở lập và triển khai dự án đầu tư xây dựng theo quy định.
Đối với UBND huyện Đông Anh khẩn trương hoàn thành công tác GPMB làm cơ sở để thực hiện bàn giao đất cho chủ đầu tư triển khai dự án. Phối với với Sở Xây dựng chỉ đạo, kiểm tra, giám sát xây dựng theo quy hoạch; xử lý các trường hợp xây dựng sai quy hoạch theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cũng yêu cầu các Sở, ngành có liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện, hướng dẫn, hỗ trợ cho Chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục hành chính và triển khai dự án đầu tư xây dựng, sớm hình thành một khu đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch đẹp.
Ngày 20/11, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với Dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang (tại quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân) và chỉ đạo tháo gỡ, giải quyết dứt điểm, tổ chức triển khai thi công.
Đến nay, các quận có tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương, TP HCM) đi qua đã cơ bản hoàn tất thủ tục ban hành quyết định thu hồi đất, tỷ lệ bàn giao mặt bằng đạt 98,46%.
Đường Tân Kỳ Tân Quý dài khoảng 4,5 km, là đường trục chính kết nối phía Tây Nam với trung tâm TP HCM. Do đó công tác thi công các dự án trên tuyến đường này đang được TP HCM gấp rút thực hiện.
Đại diện Vingroup cho biết với kinh nghiệm đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng giao thông như: xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở, Vingroup cam kết sẽ hoàn thành cầu Tứ Liên đúng tiến độ và chất lượng...
Sau hơn 10 năm kể từ khi khởi công, tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã chính thức bước vào giai đoạn vận hành thử, đánh dấu bước ngoặc quan trọng của dự án, tiến tới vận hành thương mại vào cuối năm 2024.
UBND TP HCM vừa duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1 500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, thuộc xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ.
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng tám và 8 tháng năm 2024 của Hà Nội đã thông tin về tình hình giải ngân của 6 công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố.