Bất động sản Biz

Kinh doanh ảm đạm, lợi nhuận ngân hàng nhỏ vẫn tăng nhờ đâu?

Thứ ba, 09/11/2021 | 09:52 Theo dõi BĐS Biz trên

Trong quý 3/2021, đa phần các ngân hàng nhỏ như VietABank, PG Bank,... đều ghi nhận kinh doanh ảm đạm, song lợi nhuận vẫn tăng trưởng dương nhờ giảm mạnh chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.

Lợi nhuận ngân hàng nhỏ tăng nhờ giảm mạnh chi phí dự phòng rủi ro

Tại Saigonbank (mã: SGB), tính riêng quý 3, hầu hết kết quả kinh doanh ảm đạm so với cùng kỳ. Cụ thể, thu nhập lãi thuần tăng 8% so với cùng kỳ, đạt hơn 145 tỷ đồng. Các nguồn thu phi tín dụng hầu hết tăng trưởng âm như lãi từ dịch vụ giảm 54%, lãi từ hoạt động khác giảm 55%.

Trong quý này, Saigonbank tiết giảm các chi phí như chi phí hoạt động (-1%) còn 111 tỷ đồng, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm mạnh 46% còn hơn 11 tỷ đồng. Vì vậy, dù lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 5% còn 69 tỷ đồng nhưng ngân hàng vẫn báo lãi trước thuế quý 3 tăng 11%, ghi nhận gần 58 tỷ đồng.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2021, Saigonbank dành gần 43 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tương đương tăng 57%. Do đó, lợi nhuận trước và sau thuế tăng lần lượt 11% và 10% so với cùng kỳ, đạt 194 tỷ đồng và 161 tỷ đồng.

Như vậy, chỉ sau 9 tháng đầu năm 2021, Saigonbank đã vượt 44% kế hoạch 135 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế được đề ra cho cả năm 2021.

Tương tự tại ABBank (mã: ABB)  ghi nhận 1.556 tỷ đồng lợi nhuận sau 9 tháng đầu năm 2021, tăng 68% so với cùng kỳ năm 2020 và hoàn thành 78,9% kế hoạch lợi nhuận năm. Trong 9 tháng qua, ABBank dành ra 406 tỷ đồng trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, gần như đi ngang so với cùng kỳ, trong khi lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 49% lên 2.005 tỷ đồng. Do đó kết quả kinh doanh mới tăng mạnh.

Đáng chú ý, riêng quý 3/2021, các chi phí đều được ABBank tiết giảm như chi phí hoạt động giảm 3% còn 386 tỷ đồng) và đặc biệt, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 37% còn 85 tỷ đồng. Vì vậy, lãi trước thuế quý 3 tăng 16%, đạt gần 408 tỷ đồng.

VietABank (mã: VAB) cũng vậy, dù hầu hết hoạt động kinh doanh đều lao dốc trong quý 3 như: thu nhập lãi thuần giảm đến 37% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đem về hơn 351 tỷ đồng; các nguồn thu ngoài lãi hầu hết đều giảm sút như lãi từ kinh doanh ngoại hối giảm 79%, lãi từ hoạt động khác giảm 60%; lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm đến 47% còn 267 tỷ đồng nhưng ngân hàng vẫn báo lãi trước thuế hơn 126 tỷ đồng, gấp 7 lần cùng kỳ. Nguyên nhân nhờ cắt giảm đến 71% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chỉ còn trích 140 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, kết quả cũng ảm đạm không kém khi lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 12% so cùng kỳ, chỉ đạt hơn 747 tỷ đồng. Nhưng nhờ giảm đến 67% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, còn trích 225 tỷ đồng do đó, VietABank vẫn báo lãi trước thuế gấp 3 lần cùng kỳ, đạt hơn 522 tỷ đồng.

Như vậy, so với kế hoạch lãi trước thuế 658 tỷ đồng cho cả năm 2021, VAB đã thực hiện được 79% sau 9 tháng đầu năm.

Trường hợp tại PGBank (PGB) ghi nhận quý 3/2021 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 41% so với cùng kỳ, chỉ còn hơn 95 tỷ đồng. Nhưng kỳ này, PGB không trích dự phòng mà được hoàn nhập hơn 1,7 tỷ đồng. Vì vậy, ngân hàng báo lãi trước thuế gấp 4,6 lần cùng kỳ, ghi nhận 97 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, PGB giảm đến 64% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chỉ trích 93 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng. Kết quả, lợi nhuận trước và sau thuế gấp đôi cùng kỳ, đạt 272 tỷ đồng và 218 tỷ đồng.

Có thể thấy, những ngân hàng nhỏ này đều có kết quả kinh doanh khá ảm đạm trong quý 3, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh giảm hoặc tăng rất chậm, song lợi nhuận vẫn tăng trưởng nhờ giảm mạnh chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.

Vẫn có ngân hàng ‘hy sinh’ lợi nhuận, dành trích lập dự phòng

Trong quý 3/2021, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tại VietBank (VBB) tăng nhẹ 8% lên hơn 119 tỷ đồng. Nhà băng này đã dành hơn 51 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ 2020. Vì vậy, lợi nhuận trước thuế giảm 21% xuống còn hơn 68 tỷ đồng và lãi sau thuế giảm 18% xuống còn 54 tỷ đồng. Tính chung 9 tháng đầu năm 2021, Vietbank báo lãi trước và sau thuế tăng 6% so với cùng kỳ, đạt gần 395 tỷ đồng và 314 tỷ đồng.

Nếu so với kế hoạch kinh doanh "tối thiểu", sau 9 tháng đầu năm, Vietbank đã hoàn thành kế hoạch 390 tỷ đồng lãi trước thuế của năm 2021. Còn nếu so với con số 1.100 tỷ đồng lãi trước thuế của kế hoạch "phấn đấu", Vietbank chỉ mới thực hiện được 36%.

Tương tự như VietBank, Viet Capital Bank (BVB) cũng dành đến 172 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 2,7 lần cùng kỳ, do đó chỉ còn báo lãi trước thuế hơn 48 tỷ đồng, giảm 36%. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Ngân hàng giảm nhẹ 3% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chỉ còn trích gần 243 tỷ đồng. Do đó, báo lãi trước thuế 9 tháng gấp 2,8 lần cùng kỳ, ghi nhận gần 386 tỷ đồng.

Trước đó, từ quý 2/2021, nhà băng này đã đạt kế hoạch 290 tỷ đồng lãi trước thuế cho cả năm 2021. So với kế hoạch này, Ngân hàng đã vượt 33% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng.

Tương tự, trong quý 3/2021 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tại Eximbank (EIB) sụt giảm 21% xuống còn 473 tỷ đồng, cộng thêm Ngân hàng tăng trích lập dự phòng 31% lên 61 tỷ đồng. Vì vậy, lợi nhuận trước thuế giảm đến 25% so cùng kỳ, chỉ còn gần 412 tỷ đồng.

Tính chung 9 tháng đầu năm, Eximbank dành ra gần 503 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 88%, do đó lãi trước thuế giảm 12%, chỉ còn hơn 966 tỷ đồng. Như vậy, so với kế hoạch lãi trước thuế 2.150 tỷ đồng được đề xuất cho cả năm 2021 (mặc dù chưa thể tổ chức ĐHĐCĐ để thông qua), Eximbank mới chỉ thực hiện được 45% sau 9 tháng.

Trong kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng (TCTD) quý 4/2021 do Vụ Dự báo Thống kê (NHNN) vừa thực hiện cho thấy, chỉ 54% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh cải thiện hơn trong quý IV/2021 và cả năm 2021, thấp hơn so với kỳ vọng tại kỳ điều tra trước lần lượt là 67,6 % và 73,3%; chỉ 40,6% TCTD kỳ vọng kết quả hoạt động kinh doanh quý IV sẽ tăng trưởng so với quý III.

Xét tổng thể cả năm 2021, có 83,7% TCTD kỳ vọng lợi nhuận trước thuế của đơn vị tăng trưởng dương, 3% kỳ vọng không đổi và 13,3% lo ngại lợi nhuận giảm.

Thực tế cho thấy, đại dịch Covid-19 đã “ngấm” sâu hơn vào hoạt động kinh doanh ngân hàng, vì thế không ít ngân hàng nhỏ báo lãi giảm trong quý 3/2021 và chỉ nhờ hoàn nhập dự phòng mới kéo lợi nhuận 9 tháng tăng lên.

Hoàng Long - Huy Tùng/Theo Kinh tế Xây dựng - Petrotimes

Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/kinh-doanh-am-dam-loi-nhuan-ngan-hang-nho-van-tang-nho-dau-632092.html

Khoản phải thu tại Phục Hưng Holdings chuyển biến ra sao trong 3 tháng đầu năm?

Khoản phải thu tại Phục Hưng Holdings chuyển biến ra sao trong 3 tháng đầu năm?

Ngoài sự sụt giảm của kết quả kinh doanh, dòng tiền âm thì Phục Hưng Holdings cũng đang "đau đầu" với khoản phải thu chiếm hơn 50% tổng tài sản.
Tình trạng liên đới CIC của MB hiện ra sao?

Tình trạng liên đới CIC của MB hiện ra sao?

3 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB - Mã: MBB) lãi sau thuế hơn 4.600 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%, tỷ lệ liên đới CIC của ngân hàng có xu hướng tăng.
Soi khối tài sản hơn 6.300 tỷ đồng tại Khải Hoàn Land

Soi khối tài sản hơn 6.300 tỷ đồng tại Khải Hoàn Land

CTCP Tập đoàn Khải Hoàn Land (HOSE: KHG), một doanh nghiệp môi giới BĐS phía Nam đang đối diện với tình trạng kinh doanh ảm đạm, nhiều lần xin khất kỳ hạn đáo hạn trái phiếu.
Tập đoàn Hà Đô: Doanh thu từ bán điện vượt bán nhà, của để dành 'bốc hơi' hàng trăm tỷ

Tập đoàn Hà Đô: Doanh thu từ bán điện vượt bán nhà, của để dành "bốc hơi" hàng trăm tỷ

Quý I/2024, doanh thu tại Tập đoàn Hà Đô sụt giảm, trong đó nguồn thu từ mảng năng lượng vượt trội hơn cả bán nhà. Đặc biệt, trong bối cảnh giá trị hàng tồn kho bất động sản tại doanh nghiệp giảm nhẹ thì "của để dành" không những không tăng mà còn giảm mạnh.
Ngân hàng cấp tín dụng khoảng 7.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội

Ngân hàng cấp tín dụng khoảng 7.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội

Đến nay, các ngân hàng đã cam kết cấp tín dụng cho 15 dự án với số tiền khoảng 7.000 tỷ đồng, trong đó có 8 dự án nhà ở xã hội tại 7 địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 640 tỷ đồng.
Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Ngân hàng Agribank đang rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ tại loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực xăng dầu và sản xuất thép. Đáng chú ý, tính đến cuối năm 2023, tài sản thế chấp tại Agribank sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, Mã: MBB) thu về hơn 4.600 tỷ đồng lãi sau thuế, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%.
Bất động sản Biz