Trong quý 4 2022,Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (Kinh Bắc - Mã chứng khoán: KBC) ghi nhận doanh thu âm 331,2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2021 đạt 1.169,35 tỷ đồng. Trừ đi các chi phí, quý 4 2022 KBC lỗ ròng kỷ lục 482 tỷ đồng và cũng là quý thua lỗ lịch sử của Kinh Bắc.
Cụ thể, trong quý 3/2022, Kinh Bắc ghi nhận khoản lãi sau thuế tới 1.936 tỷ đồng. Tuy nhiên, bất ngờ trong quý cuối năm khi công ty ghi nhận doanh thu thuần âm 331 tỷ đồng (do xuất hiện gần 450 tỷ đồng khoản giảm trừ doanh thu)trong khi cùng kỳ đạt 1.169 tỷ đồng. Với giá vốn bán hàng âm 39 tỷ đồng, KBC ghi nhận lỗ gộp 292 tỷ đồng.
Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính của KBC tăng hơn 77% lên 103,5 tỷ đồng. Cùng chiều, chi phí tài chính cũng tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó chi phí lãi vay tăng lên mức 130 tỷ đồng.
Luỹ kế cả năm 2022, Kinh Bắc City đạt doanh thu 957 tỷ, giảm đến 77% so với cùng kỳ 2021 và về đáy 10 năm, chủ yếu do "hụt" mất hơn 2.300 tỷ khoản doanh thu cho thuê đất và cơ sở hạ tầng, không còn ghi nhận doanh thu bán nhà xưởng như năm trước. Đồng thời phải giảm trừ doanh thu hơn 447 tỷ.
Theo giải trình của KBC, trong năm 2022, công ty đã ký cho thuê 107ha đất KCN với tổng giá trị gần 3.540 tỷ đồng. Tại KCN Quang Châu, tổng diện tích KCN đã ký cho thuê trị giá 2.460 tỷ đồng. Đặc biệt công ty đã cho thuê gần 50ha đất cho dự án "Nhà máy công nghệ chính xác Fulian" cho nhà đầu tư Ingrasys (Singapore) trực thuộc Foxconn - đơn vị sản xuất sản phẩm điện tử cho Apple, với tổng giá trị 1.624 tỷ đồng. Tại KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh đã ký cho thuê 30ha với giá trị 981 tỷ đồng.
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư nước ngoài chưa được cấp giấy phép đầu tư nên chưa kịp bàn giao trong năm 2022, do đó doanh thu bán hàng sẽ được chuyển sang năm 2023 mới có thể ghi nhận được. KBC ước tính tổng các hợp đồng này có thể mang lại lợi nhuận gộp hơn 1.800 tỷ đồng năm 2023.
Lũy kế cả năm 2022, Kinh Bắc City đạt tổng doanh thu 957,34 tỷ đồng, giảm đến 77% so với cùng kỳ 2021 và về đáy 10 năm. Dù vậy, doanh nghiệp vẫn báo lãi trước thuế gần 1.719 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ 2021, chủ yếu tới từ 2.199,24 tỷ đồng lãi từ công ty liên kết. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.595,67 tỷ đồng, tăng 18%.
Tại thời điểm cuối năm 2022, tổng tài sản của KBC tăng 12,6% so đầu kỳ lên mức 34.932 tỷ đồng. Về chất lượng tài sản, KBC có khoản phải thu ngắn hạn tăng 19% lên mức 11.142 tỷ đồng. Trong trường hợp KBC không bảo đảm việc thu hồi các khoản phải thu đúng hạn sẽ gây ra những áp lực cho doanh nghiệp.
Đáng chú ý, theo thuyết minh của KBC về chi tiết khoản phải thu các bên liên quan của Tập đoàn tại ngày 31/12/2021 có khoản phải thu đối với ông Đặng Thành Tâm (Chủ tịch Hội đồng quản trị KBC) trị giá 2,1 tỷ đồng; đối với bà Nguyễn Thị Thu Hương (thành viên Hội đồng quản trị) là 3,4 tỷ đồng; bà Nguyễn Mỹ Ngọc (Phó Tổng Giám đốc KBC) là 309 triệu đồng và ông Phan Anh Dũng (Phó Tổng Giám đốc KBC) là 110 triệu đồng.
Hết quý 4, hàng tồn kho của KBC chiếm tới 35% với giá trị 12.254 tỷ đồng, tăng so đầu kỳ; hàng tồn kho của KBC chủ yếu tập trung ở khu công nghiệp và khu đô thị Tràng Cát (7.841 tỷ đồng). Về nguồn vốn, nợ phải trả của KBC tăng 18% lên 17.067 tỷ đồng bám sát vốn chủ sở hữu (17.864 tỷ). Trong đó vay nợ tài chính chiếm 7.638 tỷ đồng.
Về dòng tiền, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của KBC kỳ này âm 212 tỷ đồng, thấp hơn mức âm tới 1.232 tỷ đồng của năm trước. Tương tự, lưu chuyền tiền thuần từ hoạt động đầu tư cũng âm 1.204 tỷ đồng, chỉ riêng lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính dương 537 tỷ đồng.
Dù vậy, KBC vẫn ghi nhận dòng tiền trong năm âm tới 879 tỷ đồng, trong khi năm trước dương 1.512 tỷ đồng. Cuối năm 2022, tiền và các khoản tương đương tiền của KBC giảm hơn 34 % so với năm trước về mức 1.683 tỷ đồng.
Tại Tập đoàn Hòa Phát (mã: HPG), bên cạnh “nghề tay phải” là sản xuất kinh doanh thép, mảng bất động sản và nông nghiệp hiện là mảng kinh doanh chủ lực.
Hơn 6 thập kỷ vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ hy sinh, các thế hệ người dầu khí đã dày công gây dựng nên một ngành Dầu khí Việt Nam hùng mạnh.
Tập đoàn Nam Long, mã cổ phiếu NLG - HoSE) phê duyệt phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo hình thức riêng lẻ với tổng giá trị phát hành tối đa 1.000 tỷ đồng. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và được đảm bảo bằng tài sản.
Áp lực nợ vay tại nhiều doanh nghiệp bất động sản như TTC Land, Phát Đạt, Nam Long... ngày càng lớn khiến doanh nghiệp chọn cách chào bán cổ phiếu, trái phiếu để có nguồn tiền trả nợ và xây dựng dự án.
HĐQT Khải Hoàn Land phê duyệt phương án mua lại trước hạn 20% số lượng trái phiếu KHGH2123001, tương đương khối lượng 60.000 trái phiếu. KHG dự kiến mua lại trước hạn 60 tỷ đồng của lô trái phiếu trên vào ngày 5/12/2024.
HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HoSE: mã chứng khoán KBC) vừa thông qua quyết định chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 32,57% số cổ phiếu đang lưu hành, thời gian phát hành từ quý I – quý III/2025.