Mới đây, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đã ký ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường đối với Công ty Cổ phần Viglacera Hà Nội tổng số tiền 335 triệu đồng do vi phạm khi xả khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.
Theo Quyết định xử phạt của UBND tỉnh Hải Dương, Công ty Cổ phần Viglacera Hà Nội với các hành vi vi phạm sau:
Phạt 110 triệu đồng do hành vi thải khí thải (khí thải ống khói đầu lò nung dây chuyền 1- Nhà máy Viglacera Hải Dương ở phường Thanh Bình, thành phố Hải Dương) có thông số SO2 vượt 1,36 lần quy quy chuẩn kỹ thuật về chất thải với lưu lượng khí thải 16.520m3/giờ.
Phạt 200 triệu đồng cho hành vi thải khí thải (khí thải ống khói đầu lò nung dây chuyền 2- Nhà máy Viglacera Hải Dương ở phường Thanh Bình, thành phố Hải Dương) có thông số SO2 vượt 2,52 lần quy Quy chuẩn kỹ thuật về chất thải với lưu lượng khí thải 17.131m3/giờ.
Phạt 25 triệu đồng đối với hành vi thải khí thải (khí thải ống khói sấy mộc dây chuyền 2- Nhà máy Viglacera Hải Dương ở phường Thanh Bình, thành phố Hải Dương) có thông số CO vượt 1,37 lần quy Quy chuẩn kỹ thuật về chất thải với lưu lượng khí thải 1.212m3/giờ.
Tổng số tiền phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trên là 335 triệu đồng, ngoài ra Công ty CP Viglacera Hà Nội còn phải chi trả kinh phí đo đạc và phân tích mẫu môi trường cho Sở Tài nguyên và Môi trường số tiền gần 30 triệu đồng. Đồng thời, Viglacera Hà Nội buộc phải đình chỉ ngay hành vi vi phạm, thực hiện đúng, đầy đủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu về khí thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật cho phép.
Về kết quả kinh doanh của Tổng công ty Viglacera (HoSE: VGC), theo BCTC quý 2/2023 tại Viglacera ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.927,8 tỷ đồng, giảm 8% so với mức 4.268,1 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng đầu năm nay, doanh nghiệp này thu về 6.702,5 tỷ đồng, giảm 17,3%.
Trong quý, hoạt động tài chính âm 70 tỷ đồng khi doanh thu chỉ 22 tỷ đồng trong khi chi phí tới 92 tỷ đồng (tăng 33%). Ngoài ra, VGC cũng chịu khoản lỗ 9 tỷ đồng trong công ty liên kết, liên doanh.
Trong cơ cấu doanh thu, mảng hàng hóa bất động sản giảm mạnh khi thị trường gặp khó khăn. Lũy kế 6 tháng, doanh thu từ bất động sản ghi nhận 55,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ ghi nhận tới 893,4 tỷ đồng, giảm tới 93,7%.
Những sản phẩm vật liệu xây dựng khác cũng sụt giảm theo đà chung của thị trường. Doanh thu từ các sản phẩm kính, gương ghi nhận 964,5 tỷ đồng, giảm 36,2%. Doanh thu gạch, ngói cũng giảm 28%.
Duy nhất có 2 mảng có doanh thu tăng trưởng là mảng cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng (2.708 tỷ đồng, tăng 15%) và gạch ốp lát (1.556 tỷ đồng, tăng 2,6%).
Giá trị hàng tồn kho gần 4,669 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Trong đó, phần lớn là thành phẩm hơn 2,424 tỷ đồng, chiếm 52%; chi phí sản xuất kinh doanh dở dang gần 1,123 tỷ đồng, chiếm 24%.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 4,893 tỷ đồng, giảm 15% so với đầu năm. Trong đó, các dự án đáng chú ý là khu công nghiệp Thuận Thành giai đoạn 1 chiếm phần lớn với hơn 1,133 tỷ đồng, dự án khu công nghiệp Yên Mỹ gần 956 tỷ đồng, dự án khu công nghiệp Phú Hà giai đoạn 1 với 688 tỷ đồng.
Nợ phải trả hơn 13,650 tỷ đồng, giảm 2% so đầu năm. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn gần 2,598 tỷ đồng; vay tài chính dài hạn hơn 1,628 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế quý 2 năm 2023 ghi nhận 625,6 tỷ đồng, giảm 9,4% so với cùng kỳ. Lũy kế lợi nhuận nửa đầu năm ghi nhận 777,2 tỷ đồng, chỉ bằng 53,7% so với năm ngoái.
Tại thời điểm 30/6/2023, doanh nghiệp có tổng tài sản là 23.155 tỷ đồng, gần như không đổi so với mức 22.959,9 tỷ đồng hồi đầu năm. Về cơ cấu, tài sản dài hạn ghi nhận mức 13.914,5 tỷ đồng, chủ yếu là tài sản cố định (5.587,8 tỷ đồng) và tài sản dở dang dài hạn (4.892,9 tỷ đồng).
Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 21/8, giá cổ phiếu VGC giao dịch ở mức 43.000đ/cp, giảm 300 đ/cp (-0.69%) so với phiên giao dịch ngày 18/8.
Được biết, cơ sở bị UBND tỉnh Hải Dương xử phạt là Nhà máy Viglacera Hải Dương, chi nhánh của Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội (Tầng 15 Tòa nhà Viglacera, số 01 đại lộ Thăng Long, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Người đại diện theo pháp luật: Lê Tiến Dũng - Giám đốc) thuộc Tổng công ty Viglacera, với ngành nghề sản xuất chính là sản xuất vật liệu xây dựng.
HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HoSE: mã chứng khoán KBC) vừa thông qua quyết định chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 32,57% số cổ phiếu đang lưu hành, thời gian phát hành từ quý I – quý III/2025.
Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Vào dịp công bố báo cáo tài chính, bên cạnh kết quả kinh doanh thì mức thu nhập của các lãnh đạo doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản nhận được không ít sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (Công ty Đèo Cả - Mã: HHV) công bố lợi nhuận sau thuế 367 tỷ đồng, đạt 91% chỉ tiêu cả năm sau 9 tháng. Tuy nhiên, tính đến 30/9/2024, nợ phải trả tại doanh nghiệp này cũng ghi nhận hơn 28.215 tỷ đồng.
Với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ và phát triển dự án Khu công nghiệp phụ trợ năng lượng, T&T Group đã và đang góp phần phát triển năng lượng xanh – sạch, từng bước đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia...