Bất động sản Biz

Hưng Yên trở thành thành phố trực thuộc trung ương - thành phố thông minh

Thứ năm, 13/06/2024 | 11:02 Theo dõi BĐS Biz trên

Phạm vi quy hoạch gồm toàn bộ phạm vi phần lãnh thổ tỉnh Hưng Yên với tổng diện tích tự nhiên 930,22 km2, với 10 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Hưng Yên, thị xã Mỹ Hào và 08 huyện (Ân Thi, Khoái Châu, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ, Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ).

Mục tiêu tổng quát của quy hoạch, đến năm 2030, Hưng Yên phát triển nhanh, bền vững, trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, có quy mô kinh tế và trình độ phát triển trong nhóm dẫn đầu cả nước; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội đồng bộ, hiện đại; công nghiệp thuộc nhóm phát triển mạnh của cả nước; phát triển bền vững theo xu hướng chuyển đổi xanh dựa trên phát triển nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh; xã hội phát triển hài hoà với thiên nhiên; bản sắc văn hóa được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng cao; quốc phòng và an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm.

Mục tiêu cụ thể, về kinh tế, tốc độ tăng trưởng GRDP khoảng 9,0%/năm giai đoạn 2021 – 2030; GRDP bình quân đầu người đến năm 2030: 278 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2030: Nông nghiệp, thủy sản 3,6%; công nghiệp, xây dựng 64,1%; khu vực dịch vụ 25,4%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp 6,9%. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 khoảng 60 - 65% và đến năm 2050 khoảng 80%. Kinh tế số chiếm 35% GRDP. Tốc độ tăng năng suất lao động đạt từ 8,5 - 9,0%/năm. Đóng góp bình quân của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng giai đoạn 2021 - 2030 đạt 50 - 55%.

Về xã hội, chỉ số phát triển con người (HDI) của tỉnh thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố đứng đầu của cả nước. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hằng năm dưới 1,0%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 0,5% vào cuối năm 2025 và không còn hộ nghèo đến năm 2030.

Về môi trường, tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch đạt 100%. Tỷ lệ khu công nghiệp, cụm công nghiệp đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn về môi trường đạt 100%; 100% dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường…

Tầm nhìn đến năm 2050, Hưng Yên trở thành thành phố trực thuộc trung ương; thành phố thông minh, giàu đẹp, văn minh, văn hiến, giàu bản sắc văn hóa, phát huy đầy đủ những giá trị cốt lõi của văn hóa Phố Hiến xưa; là nơi đáng sống của vùng đồng bằng sông Hồng; hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; là trung tâm kết nối giữa các địa phương trong vùng và cả nước. Các hoạt động kinh tế, xã hội và quản trị của chính quyền vận hành chủ yếu theo phương thức của nền kinh tế số, xã hội số. Các ngành sản xuất, dịch vụ phát triển theo phương thức thông minh với các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng "0". Các lĩnh vực xã hội phát triển hài hòa. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc; người dân có cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc.

Về các nhiệm vụ trọng tâm, Hưng Yên sẽ cải cách, xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu quả, toàn diện trên các mặt thể chế, chính sách; thủ tục hành chính…

Bên cạnh đó, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh bảo đảm thông thoáng, thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch. Đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài (FDI) vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên đầu tư theo định hướng chiến lược phát triển và quy hoạch của tỉnh; thu hút các dự án đầu tư lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại, các tập đoàn đa quốc gia, nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hưng Yên phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp nền tảng; công nghiệp công nghệ cao, hiện đại, thân thiện với môi trường, phát thải các bon thấp. Tập trung xây dựng, phát triển hệ sinh thái công nghiệp đồng bộ, hiện đại; ưu tiên phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; hình thành các khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp hỗ trợ.

Phát triển các ngành dịch vụ mà Hưng Yên có thế mạnh và điều kiện phát triển, nhất là du lịch, vận tải, logistics, thương mại, khoa học - công nghệ, tài chính, ngân hàng, bất động sản, thông tin, truyền thông, giáo dục, đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe, thể thao, vui chơi, nghỉ dưỡng,... Đẩy mạnh phát triển du lịch theo hướng sinh thái, văn hoá, thể thao, vui chơi, nghỉ dưỡng cao cấp. Xây dựng tỉnh Hưng Yên trở thành một trung tâm dịch vụ logistics, trung chuyển hàng hoá của vùng.

Cơ cấu lại, phát triển nền nông nghiệp theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, sản xuất chuyên canh, quy mô lớn và giá trị gia tăng cao; phát triển các vùng trồng hoa, cây cảnh, đặc sản, cây trồng, vật nuôi và nông sản mà tỉnh Hưng Yên có thế mạnh.

Hưng Yên sẽ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, trọng tâm ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hạ tầng đô thị, khu đô thị mới, hạ tầng văn hóa, y tế, giáo dục, đào tạo, hạ tầng năng lượng, viễn thông, thủy lợi, phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu. Tập trung đầu tư, phát triển các trục giao thông chính trên địa bàn tỉnh kết nối với các đường cao tốc, quốc lộ; kết nối với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong vùng; kết nối các trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại của vùng.

Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao trên cơ sở kết hợp giữa đào tạo, đào tạo lại và thu hút lao động chất lượng cao từ ngoài tỉnh để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển đổi số và triển khai các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Phát huy bản sắc văn hóa con người Hưng Yên "thứ Nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến".

Về phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng, Hưng Yên sẽ phát triển công nghiệp theo chiều sâu, tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, gắn với mục tiêu đảm bảo các điều kiện về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Hưng Yên tập trung phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên bao gồm: Công nghiệp công nghệ cao gắn với công nghệ số (sản xuất các sản phẩm điện tử, viễn thông, chíp bán dẫn, sản phẩm quang học, chế tạo phần mềm, sản phẩm công nghệ số;...); công nghiệp sản xuất thiết bị điện, năng lượng; công nghiệp sản xuất cơ khí - chế tạo (sản xuất, lắp ráp ô tô, phương tiện vận tải, máy móc, phụ tùng, linh kiện,...); công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm chất lượng cao; công nghiệp sản xuất các thiết bị y tế, hóa dược, công nghệ sinh học, dược phẩm; công nghiệp dệt may; công nghiệp vật liệu, nhất là vật liệu mới...

Hình thành các khu công nghiệp quy mô lớn, hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và yêu cầu phát triển bền vững. Phát triển nhanh các khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp hỗ trợ để thu hút các dự án đầu tư lớn, hiện đại, ứng dụng công nghệ cao gắn với phát triển các cụm công nghệ để phục vụ các dự án quy mô nhỏ, vừa và công nghiệp hỗ trợ.

Đối với ngành nông nghiệp, Hưng Yên phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, hiện đại, bền vững; sản xuất hàng hóa chất lượng, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao trên cơ sở phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn gắn với hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn và tăng cường liên kết theo chuỗi.

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ; sản phẩm du lịch chất lượng, đa dạng, thân thiện với môi trường, có thương hiệu, mang bản sắc văn hóa của Phố Hiến - Hưng Yên và của vùng đồng bằng sông Hồng, nhất là du lịch văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, sinh thái, nghỉ dưỡng,… đưa Hưng Yên trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh cao.

Hoàng Quân

Theo sohuutritue.net.vn Copy
Vingroup đề xuất đầu tư xây cầu Tứ Liên

Vingroup đề xuất đầu tư xây cầu Tứ Liên

Đại diện Vingroup cho biết với kinh nghiệm đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng giao thông như: xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở, Vingroup cam kết sẽ hoàn thành cầu Tứ Liên đúng tiến độ và chất lượng...
[Chùm ảnh] Toàn cảnh tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên

[Chùm ảnh] Toàn cảnh tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên

Sau hơn 10 năm kể từ khi khởi công, tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã chính thức bước vào giai đoạn vận hành thử, đánh dấu bước ngoặc quan trọng của dự án, tiến tới vận hành thương mại vào cuối năm 2024.
Từ ngày 1/11 Quảng Ninh thêm thành phố mới

Từ ngày 1/11 Quảng Ninh thêm thành phố mới

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập thành phố Đông Triều và sắp xếp một số đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
TP HCM thông qua quy hoạch chi tiết khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ

TP HCM thông qua quy hoạch chi tiết khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ

UBND TP HCM vừa duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1 500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, thuộc xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ.
6 dự án trọng điểm của Hà Nội bao giờ 'về đích'?

6 dự án trọng điểm của Hà Nội bao giờ "về đích"?

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng tám và 8 tháng năm 2024 của Hà Nội đã thông tin về tình hình giải ngân của 6 công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố.
Phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị trung tâm, đô thị mới Cam Lâm hơn 6,500ha

Phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị trung tâm, đô thị mới Cam Lâm hơn 6,500ha

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành quyết định phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1 2000) phân khu đô thị trung tâm, đô thị mới Cam Lâm.
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch đất tại 3 huyện Thường Tín, Mê Linh, Ứng Hòa

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch đất tại 3 huyện Thường Tín, Mê Linh, Ứng Hòa

UBND TP Hà Nội vừa ban hành các quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch các ô đất tại huyện Thường Tín, huyện Mê Linh và huyện Ứng Hòa. Trong đó, việc điều chỉnh các ô đất tại huyện Thường Tín và huyện Ứng Hòa nhằm xây dựng trụ sở các cơ quan Nhà nước.
Quy hoạch hai bờ sông Hồng: Tạo vị thế phát triển Thủ đô

Quy hoạch hai bờ sông Hồng: Tạo vị thế phát triển Thủ đô

Trong quy hoạch Thủ đô đến năm 2030, điều chỉnh quy hoạch chung đến 2045, tầm nhìn 2050 đã xác định xây dựng khu vực sông Hồng trở thành trục cảnh quan trung tâm thành phố, không gian sinh thái, văn hóa - lịch sử, đô thị hiện đại và là biểu tượng mới của Hà Nội.
Bất động sản Biz