Mới đây, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 3627 về phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở TP Hà Nội giai đoạn 2021-2030. Trong đó, Hà Nội sẽ phát triển đô thị vệ tinh và các khu vực dự kiến phát triển thành quận; xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc và phía Tây.
Theo Quyết định, việc phát triển nhà ở của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2021-2030 gắn với đổi mới, nâng cao chất lượng quy hoạch, kiểm soát chặt chẽ, quản lý theo quy hoạch, hạn chế tối đa việc điều chỉnh quy hoạch; quản lý chặt chẽ phát triển nhà ở cao tầng và gia tăng dân số tại khu vực đô thị trung tâm; phát triển, hiện đại hóa đô thị gắn với phát triển kinh tế đô thị theo hướng bền vững.
Hà Nội sẽ phát triển các khu vực dự kiến phát triển thành quận; xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc và phía Tây/Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Hà Nội sẽ phát triển đô thị vệ tinh và các khu vực dự kiến phát triển thành quận; xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai); xây dựng đô thị thông minh trên cơ sở phát triển khu vực hai bên trục Nhật Tân - Nội Bài; tập trung triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng, ổn định dân cư hai bên sông Hồng và sông Đuống...
Bên cạnh phát triển nhà ở bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, sử dụng quỹ đất tiết kiệm, hiệu quả, Hà Nội cũng chú trọng phát triển đa dạng các loại hình nhà ở, trong đó có nhà ở xã hội, nhà chung cư, nhà cho thuê, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho các tầng lớp dân cư, đặc biệt là đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở...
Dự báo nhu cầu tổng thể nhà ở giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn thành phố là 89 triệu mét vuông sàn. Trong đó, nhu cầu nhà ở giai đoạn 2021-2025 khoảng 44 triệu mét vuông sàn; giai đoạn 2026-2030 là 45 triệu mét vuông sàn. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư xây dựng nhà ở giai đoạn 2021-2030 là khoảng 880.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách khoảng 11.700 tỷ đồng.
Đến năm 2025, thành phố phấn đấu diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 29,5m2/người; phát triển mới 22,5 triệu mét vuông sàn nhà ở riêng lẻ; khoảng 1,25 triệu mét vuông sàn nhà ở xã hội; khoảng 0,565 triệu mét vuông sàn nhà ở tái định cư; 19,69 triệu mét vuông sàn nhà ở thương mại.
Triển khai cải tạo, xây dựng lại 4 khu chung cư cũ có nhà nguy hiểm cấp D (Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, tập thể Bộ Tư pháp), các khu chung cư, nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại có phát sinh trong quá trình kiểm định và các khu chung cư, nhà chung cư khác có tính khả thi, đủ điều kiện để triển khai theo quy định.
Đến năm 2030, diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 32m2/người; phát triển mới khoảng 22,5 triệu mét vuông sàn nhà ở riêng lẻ; 2,5 triệu mét vuông sàn nhà ở xã hội; 1,3 triệu mét vuông sàn nhà ở tái định cư; 15,19 triệu mét vuông sàn nhà ở thương mại. Triển khai cải tạo, xây dựng lại 10 khu chung cư cũ (6 khu có tính khả thi cao: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Nghĩa Tân và hoàn thành 4 khu có nhà nguy hiểm cấp D).
Với lợi thế từ hệ thống hạ tầng đồng bộ và làn sóng cư dân đổ về sinh sống tại những đại đô thị phía Đông Hà Nội đã khiến giá trị bất động sản tại đây gia tăng nhanh chóng, thậm chí có nơi mức giá cao ngang ngửa khu vực trung tâm Hà Nội.
Sau điều chỉnh, khu đất giảm mật độ xây dựng xuống 35,4%, chiều cao giảm xuống 3 - 26 tầng, tổng diện tích xây dựng khoảng 83.093 m2, số lượng căn hộ 284 căn.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn, trên địa bàn quận có 194 208 khu chung cư, nhà cao tầng vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC). Trong đó, 85 208 cơ sở vi phạm về trang bị phương tiện PCCC; 51 cơ sở vi phạm về hồ sơ quản lý...
UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch 254/KH-UBND tiếp tục triển khai công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội (đợt 2).
Gần 22 km cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây và hơn 3km đường dẫn sẽ được mở rộng từ 4 làn lên 8 - 10 làn xe. Dự án mở rộng đường dẫn cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ được khởi công trong quý II/2025.
Khu vực cửa ngõ phía Nam Hà Nội đang vươn mình trở thành một trung tâm mới đầy tiềm năng, nhờ kiến tạo chuỗi hạ tầng y tế, giáo dục, giao thông đồng bộ và hiện đại....
Khu vực cửa ngõ phía Nam Hà Nội đang vươn mình trở thành một trung tâm mới đầy tiềm năng, nhờ kiến tạo chuỗi hạ tầng y tế, giáo dục, giao thông đồng bộ và hiện đại. Nơi đây hứa hẹn trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Vùng đồng bằng sông Hồng, giảm tải cho Thủ đô, tạo động lực tăng trưởng kinh tế bền vững.
UBND TP Hà Nội mới phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên, với kinh phí dự kiến trên 15.000 tỷ đồng. Dự án này sẽ góp phần giảm tải cho các tuyến đường hiện hữu và thúc đẩy phát triển đô thị bền vững cho Thủ đô.
Dự án tuyến đường Vành đai 1 (đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục) – tuyến đường được xem là "đắt nhất hành tinh" – đang bước vào giai đoạn nước rút. Theo kế hoạch mới nhất, dự án sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2025, sau khi công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các quận Đống Đa và Ba Đình hoàn tất.
Hầm chui nút giao Trạm 2 trên Xa lộ Hà Nội, hướng từ TP HCM đi tỉnh Đồng Nai, được khởi công năm 2016, tuy nhiên đến nay vẫn chưa hoàn thành do vướng mặt bằng.
Đến nay, các quận có tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương, TP HCM) đi qua đã cơ bản hoàn tất thủ tục ban hành quyết định thu hồi đất, tỷ lệ bàn giao mặt bằng đạt 98,46%.