Bất động sản Biz

Hà Nội đề xuất đưa 3 huyện lên thành phố: Nguồn lực từ đâu?

Thứ tư, 13/10/2021 | 07:20 Theo dõi BĐS Biz trên

Việc huy động nguồn lực cho kế hoạch đầu tư các dự án hạ tầng trọng điểm, kế hoạch đầu tư công trung hạn, chỉnh trang đô thị… cũng như nâng cấp 3 huyện ngoại thành lên thành phố là một trong những khó khăn lớn của TP Hà Nội trong bối cảnh ngân sách còn hạn hẹp.

Nguồn lực xây dựng các thành phố từ đâu?

Trong Báo cáo về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, UBND TP Hà Nội cho biết, sẽ xây dựng, trình phê duyệt Quy hoạch TP Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong đó sẽ hoàn thành việc rà soát, tổng hợp quy hoạch để trình cấp thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô song song với việc rà soát, đánh giá các quy hoạch chung xây dựng huyện được duyệt trong giai đoạn trước, tổ chức lập 14 quy hoạch vùng huyện, quy hoạch các khu chức năng.

Đáng chú ý, UBND TP Hà Nội đã đề xuất chủ trương và xây dựng quy hoạch vùng huyện Đông Anh, Sóc Sơn và Mê Linh thành thành phố.

Hà Nội đề xuất xây dựng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn thành thành phố.

UBND TP cũng nêu việc sẽ hoàn thành các quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống, các đô thị vệ tinh; hoàn thành và đưa vào khai thác nhiều dự án KĐT lớn, thiết kế đô thị các khu dân cư làng xóm hiện có, cải tạo chỉnh trang tuyến đường giao thông….

Về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021 – 2025, thành phố sẽ dành 650.000 tỷ đồng cho đầu tư công. Trong đó, sẽ triển khai đầu tư 12 dự án giao thông khởi công mới với tổng vốn đầu tư khoảng 170.852 tỷ đồng.

Thành phố dự kiến sẽ hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm như trục Tây Thăng Long, các tuyến vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu-Voi Phục, vành đai 2 đoạn Mai Động - Ngã Tư Vọng, vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Giải Phóng, vành đai 4… Ngoài ra, đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trên cao, đường sắt đô thị, hát triển mạng lưới giao thông tĩnh. Quy hoạch, xây dựng công trình đỗ ô tô ngầm và nổi…

Có thể thấy, TP Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển các dự án hạ tầng với tổng vốn đầu tư “khổng lồ”. Vì vậy, để có thể triển khai những dự án này, Hà Nội cần đến nguồn vốn rất lớn. Và câu hỏi đặt ra là thành phố sẽ huy động nguồn lực từ đâu trong khi thời gian qua rất nhiều dự án lớn không thể triển khai đúng theo kế hoạch vì gặp khó khăn về nguồn vốn?

Đơn cử như dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã được phê duyệt từ tháng 7/2011, tổng mức đầu tư khoảng 66.500 tỉ đồng với yêu cầu hoàn thành đầu tư thông tuyến trước 2020. Nhưng đến nay đã 10 năm đã trôi qua dự án vẫn chưa được triển khai.

Nguyên nhân được xác định là do quy mô quy hoạch tuyến đường khá lớn, trải dài qua nhiều địa bàn với tổng mức đầu tư lớn nên ngân sách địa phương không đủ khả năng cân đối thực hiện, không đủ nguồn lực triển khai và việc kêu gọi đầu tư cũng gặp nhiều khó khăn… Cho đến cuối tháng 9 vừa qua, Hà Nội mới thông qua chủ trương triển khai dự án này.

Từ việc chậm triển khai tuyến đường Vành đai 4 hàng chục năm, có thể thấy Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn lực cho các dự án lớn. Vậy với kế hoạch dành 650.000 tỷ cho đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025, trong đó riêng các dự án hạ tầng trọng điểm hơn 170.000 tỷ thì vấn đề đặt ra là liệu TP Hà Nội có đủ nguồn lực để đảm bảo thực hiện đúng như kế hoạch đã đề ra?

Quy hoạch đường vành đai 4.

Theo UBND TP Hà Nội, để đáp ứng yêu cầu tiến độ của các dự án lớn, Thành phố cho phép điều hành linh hoạt sử dụng nguồn vốn cải cách tiền lương còn dư chưa sử dụng, vay vốn nhàn rỗi kho bạc, nguồn vốn từ quỹ dự trữ tài chính… khi chưa huy động kịp thời từ các nguồn khác.

Tuy nhiên, với tổng vốn đầu tư hàng trăm nghìn tỷ đồng, đây sẽ là khó khăn cho thành phố trong việc huy động nguồn lực cho kế hoạch đầu tư các dự án hạ tầng trọng điểm, kế hoạch đầu tư công trung hạn, chỉnh trang đô thị… cũng như nâng cấp 3 huyện ngoại thành lên thành phố  trong bối cảnh ngân sách còn hạn hẹp.

Kỳ vọng gì từ quy hoạch lên thành phố?

Thông tin Hà Nội đề xuất lập 3 huyện nói trên thành thành phố vào năm 2025 đang thu hút sự chú ý của dư luận, và một trong những yếu tố được quan tâm nhất là những biến động liên quan đến quỹ đất, thị trường bất động sản cũng như kỳ vọng vào cơ chế sử dụng đất đai hợp lý, minh bạch để trở thành nguồn lực xây dựng thành phố.

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc đưa 3 huyện lên thành phố sẽ giúp thay đổi diện mạo Thủ đô một cách đáng kể, mục tiêu cuối cùng là nguồn thu ngân sách của thành phố không ngừng tăng lên và đời sống của người dân nhờ vậy được nâng cao…

Nếu 3 huyện này lên thành phố sẽ thuận lợi cho phát triển đô thị về phía Bắc, phía Đông Hà Nội. Trong đó, Đông Anh và Mê Linh là 2 huyện tiếp giáp rất nhiều với sông Hồng và việc khai thác quỹ đất sông Hồng, thu hút những “ông lớn” về đầu tư đang là một trong những vấn đề được đặt ra.

Khi được đầu tư đồng bộ, khu vực này sẽ kết nối với các đô thị dọc sông Hồng tạo thành chuỗi đô thị đa chức năng, tương lai đây có thể là khu vực tập trung nhiều cơ sở công nghiệp, làng nghề, du lịch sinh thái... có thể tạo công ăn việc làm, thu hút người dân đến sinh sống, giúp giãn dân và giảm tải khu vực nội đô.

Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội.

Một điều đáng lưu ý, khi đưa 3 huyện nói trên lên thành phố, sẽ dẫn đến chuyển đổi một tỷ lệ lớn đất nông nghiệp sang đất đô thị, vì vậy cần sử dụng quỹ đất sao cho hợp lý, giúp tăng thu ngân sách từ đất và đất đai sẽ trở thành nguồn lực rất lớn góp phần xây dựng thành phố.

Hiện nay, thị trường bất động sản những khu vực được đề xuất lên thành phố đang có dấu hiệu “nóng” dần lên, thu hút nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp đến tìm hiểu các dự án, cơ hội đầu tư và “đón sóng” quy hoạch thành phố.

Tuy nhiên, các chuyên gia về quy hoạch khuyến cáo cần tránh tình trạng biến những khu vực này thành “miếng bánh béo bở” chia cho các doanh nghiệp, vẽ quy hoạch rồi phân lô bán nền thu lợi nhuận, và chủ trương từ huyện lên thành phố sẽ chỉ thành cơn sốt đất, khiến nhiều bản quy hoạch chỉ tồn tại “trên giấy”, không đi vào hiện thực.

Việc ngăn chặn và kiểm soát sốt đất là cần thiết bởi nếu để xảy ra tình trạng sốt đất sẽ gây tác động không tốt, trở thành chướng ngại của quá trình phát triển. Khi giá đất tăng, tiền đền bù cho các dự án hạ tầng cũng sẽ tăng theo, ngoài ra cũng là áp lực với người dân khi chi phí cho đời sống sẽ đắt đỏ hơn. Nếu không tính toán kỹ lưỡng và ngăn chặn từ sớm sẽ gây áp lực không nhỏ cho ngân sách thành phố.

Nhiều ý kiến cho rằng, Hà Nội cần rút ra các bài học từ các khu đô thị phía Nam. Đơn cử như KĐT mới Thủ Thiêm cũng từng được kỳ vọng sẽ hiện đại như phố Đông Thượng Hải (Trung Quốc), tuy nhiên, sau khi triển khai đã bị can thiệp tùy tiện điều chỉnh dành đất cho các dự án bất động sản tư nhân. Kết quả là dự án trì trệ, khiếu nại kéo dài, đến nay vẫn không dứt…

Đặc biệt, cần minh bạch các thông tin quy hoạch để người dân nắm được, hạn chế việc đầu cơ, gây sốt ảo trên thị trường bất động sản.

Nhìn nhận về câu chuyện thị trường, tình trạng sốt đất thường diễn ra những khu vực được đề xuất lên thành phố, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đánh giá, việc TP Hà Nội dự định đưa 3 huyện lên thành phố khá tương đồng với câu chuyện của TP Thử Đức (TP.HCM) giai đoạn trước.

Trước khi Thủ Đức chính thức lên thành phố, khoảng giữa năm 2020 thị trường bất động sản khu vực này xuất hiện tình trạng đầu cơ đẩy giá lên cao khiến nhiều người ôm mộng rồi vỡ mộng bởi không nắm rõ tình hình quy hoạch cụ thể, Thủ Đức khi đó vẫn đang trong quá trình lập quy hoạch, chưa được phê duyệt.

Mặt khác, những địa phương không phải từ quận lên thành phố, mà đi thẳng từ huyện lên là những khu vực cơ sở hạ tầng chưa đạt chuẩn đô thị. Giá trị của bất động sản phụ thuộc rất lớn vào yếu tố hạ tầng, nên tiến độ xây dựng các dự án hạ tầng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến biến động giá nhà, đất khu vực.

Vì vậy, với những địa phương từ huyện quy hoạch lên thành phố, các nhà đầu tư phải tìm hiểu kỹ quy hoạch, hạ tầng, tiến độ xây dựng các dự án hạ tầng và lộ trình cụ thể lên thành phố, đặc biệt là những tiêu chí đã đạt được trong lộ trình đó để cân nhắc các quyết định đầu tư hợp lý.

Theo Hải Lan - Huy Tùng/PetroTimes

Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ha-noi-de-xuat-dua-3-huyen-len-thanh-pho-nguon-luc-tu-dau-629251.html

Giá căn hộ chung cư ở Hà Nội được dự báo sẽ tăng liên tục đến năm 2026

Giá căn hộ chung cư ở Hà Nội được dự báo sẽ tăng liên tục đến năm 2026

Dự đoán giá bán sơ cấp tại Hà Nội và TP HCM tiếp tục tăng, do thị trường dự kiến đón nhận thêm nhiều nguồn cung mới ở phân khúc cao cấp. Đặc biệt tại Hà Nội, giá bán sẽ tiếp tục tăng 10% trong 2024 và liên tục tăng khoảng 3% mỗi năm trong các năm 2025 và 2026.
Đua nhau mua bất động sản ở nước ngoài, giới nhà giàu Việt đang “khát” dự án “vừa túi tiền”?

Đua nhau mua bất động sản ở nước ngoài, giới nhà giàu Việt đang “khát” dự án “vừa túi tiền”?

Vài năm trở lại đây, nhất là sau khi Covid xảy ra, ngày càng nhiều người siêu giàu Việt Nam chi tiền mua bất động sản nước ngoài. Các chuyên gia cho rằng, hiện nay thị trường trong nước đang “khát” dự án phục vụ giới thượng lưu.
Quảng Nam kiến nghị “gỡ khó” cho loạt dự án bất động sản chậm triển khai

Quảng Nam kiến nghị “gỡ khó” cho loạt dự án bất động sản chậm triển khai

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, UBND tỉnh Quảng Nam kiến nghị Đoàn giám sát Quốc hội khóa XV xem xét các hướng xử lý đối với dự án bất động sản, trong đó có hàng chục dự án đến nay vẫn chưa xác định được giá đất.
Tin bất động sản tuần qua: Trà Vinh tìm chủ đầu tư cho khu đô thị hơn 3.000 tỷ đồng

Tin bất động sản tuần qua: Trà Vinh tìm chủ đầu tư cho khu đô thị hơn 3.000 tỷ đồng

Lào Cai bổ sung khu công nghiệp 1.000 ha vào quy hoạch; Đề nghị tập trung giải quyết kiến nghị về các dự án của Công ty Bách Đạt An; Lạng Sơn phê duyệt quy hoạch Khu đô thị Mỹ Sơn hơn 1.000 tỷ đồng...
Nhà ở xã hội 'ế' vì chủ đầu tư chọn sai địa điểm xây dựng

Nhà ở xã hội "ế" vì chủ đầu tư chọn sai địa điểm xây dựng

Mới đây, Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) cho biết, trong giai đoạn thực thi Luật Nhà ở 2014, một số chủ đầu tư đã chọn xây dựng nhà ở xã hội ở vị trí khá xa trung tâm của tỉnh, thành phố, không có đủ dịch vụ, tiện ích...
Luật Đất đai năm 2024: Quy định về xử lý diện tích đất thực tế chênh lệch với sổ đỏ

Luật Đất đai năm 2024: Quy định về xử lý diện tích đất thực tế chênh lệch với sổ đỏ

Luật Đất đai số 31 2024 QH15 quy định xử lý diện tích đất thực tế chênh lệch trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Điều 135).
Tin bất động sản ngày 22/3: Đồng Nai dành hơn 1.000ha đất để làm nhà ở xã hội

Tin bất động sản ngày 22/3: Đồng Nai dành hơn 1.000ha đất để làm nhà ở xã hội

Nghệ An tìm chủ đầu tư cho Dự án Khu đô thị gần 6.300 tỷ đồng; Loạt dự án chung cư Hà Nội tăng 20% giá trong 2 tháng đầu năm;Bình Định sắp có thêm khu công nghiệp rộng hơn 450 ha…là những tin tức bất động sản đáng chú ý
Tin bất động sản ngày 21/3: Dự án Cocobay Đà Nẵng chưa chuyển đổi loại hình căn hộ

Tin bất động sản ngày 21/3: Dự án Cocobay Đà Nẵng chưa chuyển đổi loại hình căn hộ

Giá nhà đất tại huyện Bảo Lâm đã giảm dần từ năm 2022 đến nay; Liên danh nào muốn đầu tư dự án khu đô thị hơn 500 tỷ tại Hải Phòng; Thái Nguyên mời gọi đầu tư dự án khu đô thị hơn 1.700 tỷ đồng… là những tin tức bất động sản đáng chú ý
Bất động sản Biz