Bộ Giao thông vận tải (GTVT) trình Thủ tướng phê duyệt quy hoạch sân bay thứ hai của Hà Nội là sân bay quốc nội. Tuy nhiên, UBND TP Hà Nội kiến nghị nghiên cứu, quy hoạch sân bay này là sân bay quốc tế để đáp ứng nhu cầu vận tải, đảm bảo an ninh, an toàn hàng không và dự phòng quỹ đất.
UBND TP Hà Nội vừa có công văn số 1382/UBND – ĐT gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT báo cáo đề xuất quy hoạch sân bay thứ 2 Thủ đô trong Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 – 2020, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo lãnh đạo UBND TP Hà Nội, vùng Thủ đô Hà Nội có quy mô dân số dự báo đến năm 2050 khoảng 21-23 triệu người, tổng diện tích khoảng 24.314km2, cơ bản tương đồng với vùng TP HCM (quy mô dân số 24-25 triệu người, diện tích khoảng 30.400km2).
Tại đồ án Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt đã định hướng quy hoạch 2 cảng hàng không quốc tế cho vùng TP HCM (gồm Tân Sơn Nhất và Long Thành với tổng công suất khoảng 150 triệu hành khách/năm).
Như vậy, theo lãnh đạo UBND TP Hà Nội, đối với vùng Thủ đô cũng cần thiết quy hoạch 2 cảng hàng không quốc tế để đáp ứng nhu cầu vận tải tương ứng, đảm bảo an ninh, an toàn hàng không, dự phòng quỹ đất cũng như phân bổ nhu cầu vận tải, tạo động lực phát triển cân đối trên địa bàn Thủ đô.
Căn cứ chủ trương của Trung ương về định hướng quy hoạch cảng hàng không thứ 2 Thủ đô Hà Nội, định hướng quy hoạch vùng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND TP Hà Nội đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT điều chỉnh, xác định tính chất, chức năng cảng hàng không thứ 2 Thủ đô Hà Nội là cảng hàng không quốc tế.
“UBND TP Hà Nội đồng thời kiến nghị Bộ GTVT nghiên cứu, xác định vị trí và các chỉ tiêu quy hoạch cảng hàng không quốc tế thứ hai làm cơ sở để UBND TP Hà Nội cập nhật, bổ sung vào Quy hoạch Thủ đô và Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đang triển khai đảm bảo thống nhất”, công văn số 1382/UBND – ĐT nêu rõ.
Theo quy hoạch tổng thể hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng đầu tháng 5-2023, đến năm 2050 cả nước hình thành 33 sân bay. Trong số 19 sân bay quốc nội hình thành ở giai đoạn này có sân bay thứ hai của Hà Nội ở phía đông nam hoặc phía nam Hà Nội.
Ngày 20/11, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với Dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang (tại quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân) và chỉ đạo tháo gỡ, giải quyết dứt điểm, tổ chức triển khai thi công.
Đến nay, các quận có tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương, TP HCM) đi qua đã cơ bản hoàn tất thủ tục ban hành quyết định thu hồi đất, tỷ lệ bàn giao mặt bằng đạt 98,46%.
Đường Tân Kỳ Tân Quý dài khoảng 4,5 km, là đường trục chính kết nối phía Tây Nam với trung tâm TP HCM. Do đó công tác thi công các dự án trên tuyến đường này đang được TP HCM gấp rút thực hiện.
Đại diện Vingroup cho biết với kinh nghiệm đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng giao thông như: xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở, Vingroup cam kết sẽ hoàn thành cầu Tứ Liên đúng tiến độ và chất lượng...
Sau hơn 10 năm kể từ khi khởi công, tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã chính thức bước vào giai đoạn vận hành thử, đánh dấu bước ngoặc quan trọng của dự án, tiến tới vận hành thương mại vào cuối năm 2024.
UBND TP HCM vừa duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1 500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, thuộc xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ.
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng tám và 8 tháng năm 2024 của Hà Nội đã thông tin về tình hình giải ngân của 6 công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố.