Sáng 26 4, tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, các đại biểu đã thảo luận, góp ý, nghiên cứu định hướng sân bay thứ hai cho vùng thủ đô Hà Nội tại khu vực phía nam thành phố. Theo đó, ngoài phương án 1 đã đề xuất là các huyện Thanh Oai và Thường Tín, Hà Nội bổ sung thêm phương án 2 là huyện Ứng Hòa.
Sáng 26/4, Ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khai mạc hội nghị lần thứ 12 để xem xét, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Trong đó các đại biểu sẽ góp ý về việc đầu tư xây dựng sân bay thứ hai tại thủ đô, các TP trực thuộc thủ đô.
Phát biểu khai mạc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng gợi ý một số nội dung về định hướng nghiên cứu đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065).
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Thành ủy Hà Nội
Trên cơ sở báo cáo của Ban cán sự Đảng UBND TP, ông Dũng đề nghị các đại biểu thảo luận, nghiên cứu về điều chỉnh thời hạn của đồ án quy hoạch là "điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065" để thống nhất với khoản 3, điều 25 Luật Quy hoạch đô thị 2009 theo như đề nghị của hội đồng thẩm định của Bộ Xây dựng.
Cùng với đó, nghiên cứu định hướng dự báo dân số; định hướng phát triển không gian đô thị trung tâm, các TP phía Bắc, phía Tây của thủ đô; nghiên cứu định hướng các trục không gian của TP; định hướng phát triển đô thị hai bên trục đường vành đai 4.
Các đại biểu cũng góp ý, nghiên cứu định hướng sân bay thứ 2 cho vùng thủ đô Hà Nội tại khu vực phía nam TP Hà Nội...
Định hướng nghiên cứu đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065) đã được Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố thống nhất chủ trương.
Theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011: Thủ đô Hà Nội phát triển theo mô hình chùm đô thị, gồm: 1 đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh, các đô thị sinh thái, thị trấn và vùng nông thôn; được kết nối bằng hệ thống đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng Thủ đô và quốc gia.
Định hướng điều chỉnh: Cơ bản kế thừa mô hình phát triển đô thị đã được xác định tại đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được phê duyệt. Trong đó, đô thị trung tâm là trung tâm chính trị hành chính, kinh tế, văn hóa, lịch sử, dịch vụ, y tế, đào tạo chất lượng cao của Thành phố và cả nước, gồm: Khu vực chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng (khu vực Long Biên - Gia Lâm và khu vực thành phố phía Bắc - Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); khu vực chuỗi đô thị phía Nam sông Hồng (khu vực nội đô lịch sử và nội đô mở rộng, khu vực phía Đông và phía Tây vành đai 4, khu vực vành đai xanh và nêm xanh); khu vực sông Hồng - sông Đuống.
Thành phố phía Tây (khu vực Hòa Lạc, Xuân Mai): Đô thị khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo.
Hà Nội đề xuất thêm phương án về vị trí sân bay tại Ứng Hòa. Ảnh minh họa: Người Lao động
Các đô thị vệ tinh: Sơn Tây (đô thị văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng), Phú Xuyên (đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông và trung chuyển hàng hóa).
Khu vực các thị trấn, thị trấn sinh thái; Khu vực Hành lang xanh.
Theo đó, đô thị trung tâm Hà Nội được phân cách với thành phố phía Tây, các đô thị vệ tinh, các thị trấn bằng hành lang xanh. Đồng thời đã cập nhật thông tin một số phương án nghiên cứu đề xuất vị trí sân bay thứ 2 theo nghiên cứu của Tổng Công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải - TEDI trong nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ngoài phương án 1 đã báo cáo tại đề xuất tại địa điểm các huyện Thanh Oai và Thường Tín quy mô diện tích 1.300ha, bổ sung thêm phương án 2 địa điểm tại huyện Ứng Hòa (có diện tích khoảng 1.700ha, liên quan 7 xã, dân số bị ảnh hưởng 10 nghìn người). Ưu điểm khu vực trục không gian phía Nam kết nối đô thị trung tâm với khu vực sân bay thứ 2. Liên kết khu đô thị vệ tinh Phú Xuyên là đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông và trung chuyển hàng hóa, tạo động lực phát triển khu vực phía Nam.
Trước đó, Ban cán sự Đảng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 15/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trong đó, Bộ GTVT đã nghiên cứu xác định vị trí và các chỉ tiêu quy hoạch cảng hàng không quốc tế thứ hai để đáp ứng sự phát triển của Thủ đô Hà Nội cùng các tỉnh phía Bắc. Dự kiến triển khai giai đoạn 2026-2030.
Theo tính toán, đến năm 2050, lượng khách qua sân bay quốc tế Nội Bài là khoảng 100 triệu lượt/năm, dù đã mở rộng, sân bay Nội Bài cũng khó đáp ứng được nhu cầu phát triển chung của vùng thủ đô.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) trình Thủ tướng phê duyệt quy hoạch sân bay thứ hai của Hà Nội là sân bay quốc nội. Tuy nhiên, UBND TP Hà Nội kiến nghị nghiên cứu, quy hoạch sân bay này là sân bay quốc tế để đáp ứng nhu cầu vận tải, đảm bảo an ninh, an toàn hàng không và dự phòng quỹ đất.
Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đã được xây dựng kế hoạch vận hành đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 2023. Hiện Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tập trung điều chỉnh, bố trí hợp lý hành trình, các điểm dừng đỗ của 31 tuyến buýt đang hoạt động để tăng tính kết nối với tuyến metro này.
“Từ 2017 đến 2022, giá chung cư sơ cấp toàn Hà Nội tăng trưởng trung bình 7%/năm. Trong đó khu Đông của Hà Nội (bao gồm Gia Lâm và Long Biên) có mức tăng giá 16%/năm...
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị số 3 thị trấn Nham Biền, huyện Yên Dũng (tỷ lệ 1/500).
Sáng 26 4, tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, các đại biểu đã thảo luận, góp ý, nghiên cứu định hướng sân bay thứ hai cho vùng thủ đô Hà Nội tại khu vực phía nam thành phố. Theo đó, ngoài phương án 1 đã đề xuất là các huyện Thanh Oai và Thường Tín, Hà Nội bổ sung thêm phương án 2 là huyện Ứng Hòa.
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) bàn giao hồ sơ dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 đoạn Yên Viên - Ngọc Hồi, cho UBND TP.Hà Nội để tiếp tục nghiên cứu, đầu tư. Sau khi hoàn thành công tác tiếp nhận, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội sẽ tham mưu UBND TP Hà Nội triển khai các bước tiếp theo.