Bất động sản Biz

Do đâu quy mô tổng tài sản một số ngân hàng giảm sau 3 tháng đầu năm?

Thứ bảy, 03/06/2023 | 11:59 Theo dõi BĐS Biz trên

Tính đến cuối quý 1/2023, một số ngân hàng báo giảm tổng tài sản so với đầu năm. Trong đó, ngân hàng VietABank ghi nhận sự sụt giảm mạnh nhất.

Do đâu quy mô tổng tài sản một số ngân hàng giảm sau 3 tháng đầu năm?
Ảnh minh họa
 

Quy mô tổng tài sản các ngân hàng có biến động trái chiều trong quý I/2023 với biên độ không quá lớn. Theo số liệu từ báo cáo tài chính của các ngân hàng, tính đến 31/3/2023, tổng tài sản của 28 ngân hàng (trừ Agribank) đạt khoảng 13,14 triệu tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ 2% so với đầu năm. Mức tăng này được cho là khá thấp so với các năm trước đó.

Có tới 9 ngân hàng ghi nhận sụt giảm về tổng tài sản trong 3 tháng đầu năm như BIDV giảm 0,6% đạt 2,1 triệu tỷ đồng; Eximbank giảm 0,6% đạt 183.864 tỷ đồng; VietBank giảm 4% ghi nhận 106.932 tỷ đồng; VietABank giảm tới 10% đạt 94.792 tỷ đồng; Ngân hàng Quốc Dân giảm gần 8% đạt 82.932 tỷ đồng; Bản Việt giảm 0,6% đạt 78.598 tỷ đồng; BaoViet Bank giảm 4% đạt 75.211 tỷ đồng; PG Bank giảm 5% còn 46.475 tỷ đồng và Saigonbank cũng giảm 5% còn 26.285 tỷ đồng.

Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giảm mạnh là một trong những nguyên nhân làm tài sản ngân hàng giảm trong 3 tháng qua.

Điển hình tại VietABank, tổng tài sản giảm do tiền gửi tại NHNN giảm 12% xuống còn 1.211 tỷ đồng. Ngoài ra còn do tiền, vàng gửi tại các Tổ chức tín dụng và cho vay các tổ chức tín dụng giảm 69% so với đầu năm, chỉ còn 6.586 tỷ đồng. Tiền mặt, vàng bạc, đá quý cũng giảm 25% so với đầu năm, xuống còn hơn 336 tỷ đồng.

Hay tại BaoViet Bank, tổng tài sản giảm do tiền gửi tại NHNN sụt giảm đến 61% chỉ còn 450 tỷ đồng. Tại Eximbank tiền gửi tại NHNN cũng giảm tới 43% còn 3.197 tỷ đồng;…

Thông thường, tiền gửi của các ngân hàng tại NHNN nằm dưới hai dạng là tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc. Trong đó, lượng dự trữ bắt buộc được tính toán dựa trên số tiền mà ngân hàng nhận gửi từ khách hàng.

Do con số này thường xuyên biến động nên có những ngân hàng bị thiếu hoặc thừa dự trữ bắt buộc, tùy theo hoạt động hàng ngày của mỗi ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng có thể vay/cho vay lẫn nhau khoản thiếu hụt/dư thừa dự trữ bắt buộc này. Mức dự trữ bắt buộc của các ngân hàng hiện nay chỉ khoảng 3% đối với khoản tiền gửi không kỳ hạn và dưới 1 năm và 1% đối với khoản tiền gửi trên 1 năm.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được NHNN sử dụng như một công cụ để điều chỉnh cung tiền trong nền kinh tế, đồng thời cũng để đảm bảo tính thanh khoản tại mỗi ngân hàng khi có biến động.

Ở chiều ngược lại, ngân hàng MSB là nhà băng mở rộng quy mô tổng tài sản nhanh nhất với tốc độ tăng 11%, lên mức 235.473 tỷ đồng; tiếp theo là HDBank tăng 10% đạt 458.803 tỷ đồng; Nam A Bank tăng 9,5% đạt 194.371 tỷ đồng.

Xét về số tuyệt đối, ngân hàng BIDV dẫn đầu hệ thống khi đưa quy mô tổng tài sản vượt 2,1 triệu tỷ đồng tính đến cuối quý 1/2023. Ngay sau đó là Vietcombank với gần 1,85 triệu tỷ đồng, tăng 2% và VietinBank hơn 1,82 triệu tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ 1%.

Còn ngân hàng MB dẫn đầu ngân hàng tư nhân với 760.761 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 4% so với đầu năm. Tiếp đến là Techcombank cũng tăng 4%, lên mức 723.518 tỷ đồng và VPBank tăng 7% đạt 677.624 tỷ đồng.

Do đâu quy mô tổng tài sản một số ngân hàng giảm sau 3 tháng đầu năm?
Những ngân hàng có tổng tài sản giảm trong quý I/2023 (tỷ đồng)

Ở một diễn biến có liên quan, tỷ lệ nợ xấu 3 tháng đầu năm 2023 có xu hướng gia tăng tại đa số ngân hàng, sau khi thời gian cơ cấu thời hạn trả nợ cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 hết hiệu lực từ 30/6/2022 và nền kinh tế có khá nhiều biến động trong năm vừa qua. Hiện chỉ còn 6 ngân hàng giữ được tỷ lệ nợ xấu ở dưới mức 1%.

Trong báo cáo ngành ngân hàng công bố hồi đầu tháng 3/2023, chuyên gia của VNDirect đánh giá thị trường bất động sản ảm đạm sẽ tác động tiêu cực lên ngành ngân hàng khi rủi ro tín dụng gia tăng và chất lượng tài sản suy yếu.

Bên cạnh vấn đề của thị trường bất động sản, VNDirect nhận thấy một vấn đề khác liên quan đến việc các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn về thanh khoản, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với chi phí lãi vay tăng cao và việc này sẽ gây ảnh hưởng lên khả năng trả nợ của các doanh nghiệp.

Mặt khác, việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, khi kênh tín dụng ngân hàng vẫn hạn chế trong khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp gần như đã đóng băng. Những khó khăn trong việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp và khả năng trả nợ suy giảm sẽ lại là một yếu tố tác động xấu đến chất lượng tài sản của ngân hàng trong năm 2023.

Huy Tùng - Hà Phương

Theo kinhtexaydung.petrotimes.vn Copy
Tổng Giám đốc Techcombank Jens Lottner: Việt Nam có thể tận dụng những lợi thế để phát triển trung tâm tài chính

Tổng Giám đốc Techcombank Jens Lottner: Việt Nam có thể tận dụng những lợi thế để phát triển trung tâm tài chính

Với vai trò tiên phong dẫn dắt ngành Ngân hàng trong hành trình chuyển đổi số, đóng góp tích cực vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đại diện Techcombank - Tổng Giám đốc Jens Lottner – đã tham gia và chia sẻ những sáng kiến giá trị trong Hội nghị Xây dựng Trung tâm tài chính tại Việt Nam...
Liên tiếp tăng vốn, NCB đặt mục tiêu cung cấp giải pháp tài chính tốt nhất trên thị trường

Liên tiếp tăng vốn, NCB đặt mục tiêu cung cấp giải pháp tài chính tốt nhất trên thị trường

Liên tục tăng vốn lên gấp gần 3 lần chỉ trong vòng 3 năm, Ngân hàng NCB đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc nâng cao năng lực tài chính cho mục tiêu hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Được biết, năm 2025, NCB sẽ tiếp tục tăng vốn lên hơn 19.200 tỷ đồng theo kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thường niên thông qua.
Ông Vũ Quốc Khánh giữ chức Tổng Giám đốc LPBank

Ông Vũ Quốc Khánh giữ chức Tổng Giám đốc LPBank

Ông Vũ Quốc Khánh có 6 năm gắn bó với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và 17 năm công tác tại LPBank.
Điểm tin ngân hàng ngày 18/1: Tạm dừng xét xử vụ 'bốc hơi' 46,9 tỷ đồng tại Sacombank

Điểm tin ngân hàng ngày 18/1: Tạm dừng xét xử vụ "bốc hơi" 46,9 tỷ đồng tại Sacombank

Chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank; Eximbank đạt lợi nhuận kỷ lục trong 35 năm hoạt động; Bac A Bank sắp phát hành hơn 62 triệu cổ phiếu trả cổ tức; TPBank đạt lợi nhuận gần 7.600 tỷ đồng trong năm 2024…
Saigonbank đang làm ăn ra sao trước khi 'đón' cổ đông lớn gia nhập?

Saigonbank đang làm ăn ra sao trước khi "đón" cổ đông lớn gia nhập?

CTCP Phát Đại Cát vừa trở thành cổ đông lớn thứ 5 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank, mã: SGB) với gần 10% vốn điều lệ.
BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025

BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025

Năm 2024, với sự chủ động, quyết tâm, nỗ lực phát huy tối đa mọi nguồn lực... hoạt động kinh doanh của BIDV diễn ra an toàn, thông suốt, hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh...
Loạt doanh nghiệp địa ốc kín tiếng vừa hút về hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu

Loạt doanh nghiệp địa ốc kín tiếng vừa hút về hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu

Loạt doanh nghiệp địa ốc như Công ty CP Tư vấn và Kinh doanh Bất động sản TCO (TCO), Công ty CP DK ENC Việt Nam, Công ty TNHH Allgreen - Vượng Thành - Trùng Dương (TDG Group)... vừa huy động thành công hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu với lãi suất cao trên 10%/năm.
Doanh nghiệp bất động sản huy động nghìn tỷ từ kênh trái phiếu dịp cuối năm

Doanh nghiệp bất động sản huy động nghìn tỷ từ kênh trái phiếu dịp cuối năm

Loạt doanh nghiệp bất động sản như Phú Thọ Land, các doanh nghiệp trong nhóm Tập đoàn TTC,... vừa phát hành trái phiếu thu về hàng nghìn tỷ đồng với lãi suất cao nhất lên đến hơn 12%/năm.
Bất động sản Biz