Bất động sản Biz

Điểm danh những ngân hàng tăng trích lập dự phòng rủi ro trong nửa đầu năm 2023

Chủ nhật, 06/08/2023 | 06:54 Theo dõi BĐS Biz trên

Cùng với số dư nợ xấu tăng lên, các ngân hàng cũng ngày càng đẩy mạnh phòng thủ bằng dự phòng rủi ro. Tuy nhiên trên thực tế, trong 6 tháng đầu năm 2023, dù nợ xấu có xu hướng tăng, song dự phòng rủi ro tín dụng đã giảm ở một số ngân hàng.

Dự phòng rủi ro nhiều ngân hàng giảm

Số dư nợ xấu ngân hàng tăng mạnh hay thậm chí tăng gấp đôi so với đầu năm không còn là thông tin hiếm hoi xuất hiện trong báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2023 tại nhiều đơn vị.

Việc nợ xấu ngân hàng tăng trong nửa đầu 2023 cũng đã được giới phân tích dự báo từ trước do tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, dẫn đến khả năng trả nợ của nhiều khách hàng bị suy giảm.

Trước diễn biến kinh tế thế giới, tình hình phát triển kinh tế xã hội trong nước còn khó khăn, thách thức tác động tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, người dân, ngày 23/4, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 24/4 đến hết ngày 30/6/2024, được kỳ vọng sẽ giúp ngân hàng cũng như người đi vay dễ thở hơn trong giai đoạn này, tuy nhiên việc nợ xấu tăng lên là điều khó tránh khỏi.

Điểm danh những ngân hàng tăng trích lập dự phòng rủi ro trong nửa đầu năm 2023

Đáng lưu ý, cùng với số dư nợ xấu tăng lên, thông thường các ngân hàng cũng ngày càng đẩy mạnh phòng thủ bằng dự phòng rủi ro tín dụng. Thế nhưng, thực tế cho thấy, 6 tháng đầu năm 2023 trong khi số dư nợ xấu có xu hướng tăng nhưng dự phòng rủi ro đã giảm ở nhiều ngân hàng.

Đơn cử tại MB, 6 tháng đầu năm lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 12.735 tỷ đồng, tăng 7%; tổng thu nhập hoạt động đạt 23.490 tỷ đồng, tăng 3%, chủ yếu nhờ thu nhập lãi thuần tăng 13,5% lên 19.708 tỷ đồng, bù đắp cho sự suy giảm của các lĩnh vực khác.

Ngoài tín dụng tăng trưởng tốt, lợi nhuận nửa đầu năm 2023 của MB còn được hỗ trợ nhờ giảm 13% dự phòng rủi ro tín dụng, tương đương giảm 448 tỷ đồng. Trong khi đó, nợ xấu tại MB tính đến cuối quý 2/2023 không hề giảm mà còn tăng mạnh 49% so với đầu năm, lên mức 7.480 tỷ đồng.

Tương tự, "ông lớn" Vietcombank ghi nhận lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 6 tháng đạt 25.057 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 9%, xuống còn 4.558 tỷ đồng nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của nhà băng này lên 18%, đạt hơn 20.400 tỷ đồng.

Hay tại Eximbank, 6 tháng đầu năm ngân hàng đã giảm 6,5% chi phí dự phòng rủi ro xuống còn 269 tỷ đồng. Trong khi đó, số dư nợ xấu tăng mạnh 54,5% với 3.625 tỷ đồng, đưa tỷ lệ nợ xấu từ 1,8% hồi đầu năm lên mức 2,75%.

Ngân hàng BIDV trong nửa đầu năm 2023 cũng chỉ trích 9.719 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, giảm 30% so với cùng kỳ, do đó Ngân hàng lãi trước thuế hơn 13.863 tỷ đồng, tăng trưởng 26%. Tính riêng quý II/2023, BIDV giảm 35% chi phí dự phòng rủi ro, xuống còn 4.192 tỷ đồng, nên lợi nhuận trước thuế đạt 6.942 tỷ đồng, tăng trưởng 7%.

Ngân hàng nhỏ như Saigonbank cũng giảm chi phí dự phòng rủi ro tín từ 181 tỷ đồng xuống chỉ còn 85 tỷ đồng, tương đương giảm 53%. Do vậy, dù lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sa sút, lợi nhuận trước thuế của nhà băng này vẫn tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ, đạt hơn 183 tỷ đồng.

Trong khi đó, nợ xấu của Saigonbank tăng 11%, từ 398 tỷ đồng lên 441 tỷ đồng, chủ yếu ở nợ nhóm 4 và nhóm 5. Trong khi đó, nợ nhóm 3 đã được cải thiện. Tỷ lệ nợ xấu tính đến cuối quý II/2023 đạt 2,3%, tăng so với 2,12% hồi đầu năm.

Nhiều ngân hàng gia tăng bộ đệm dự phòng rủi ro tín dụng

Bên cạnh những nhà băng giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong bối cảnh nợ xấu có xu hướng tăng mạnh thì vẫn còn ngân hàng mạnh tay trích lập dự phòng.

Tính tới cuối tháng 6/2023, nợ xấu của VIB đã tăng 50% so với đầu năm, lên mức 8.529 tỷ đồng. Nợ xấu gia tăng chủ yếu ở nhóm 3 và nhóm 4, trong khi nợ xấu nhóm 5 được cải thiện. Do đó, tỷ lệ nợ xấu của VIB tăng từ 2,45% hồi đầu năm lên mức 3,63%.

Chính vì nợ xấu tăng nên VIB đẩy mạnh trích lập dự phòng rủi ro. Trong 6 tháng đầu năm, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng của VIB tăng 24% đạt 7.170 tỷ đồng. Tuy nhiên, VIB đã tăng gấp đôi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lên 1.528 tỷ đồng, tăng tới 100% so với cùng kỳ nên lợi nhuận trước thuế chỉ tăng nhẹ 12%, đạt 5.642 tỷ đồng.

Điểm danh những ngân hàng tăng trích lập dự phòng rủi ro trong nửa đầu năm 2023

Tương tự, nửa đầu năm nay, ngân hàng ACB dành ra 961 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng trong khi cùng kỳ được hoàn nhập, do đó Ngân hàng lãi trước thuế gần 9.990 tỷ đồng, tăng 11%.

Tính riêng trong quý II/2023, ACB chi 706 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, trong khi cùng kỳ được hoàn nhập 267 tỷ đồng, do đó ACB lãi trước thuế hơn 4.832 tỷ đồng trong quý II/2023, giảm nhẹ 2%.

Về nợ xấu, nếu không tính đến 3.596 tỷ đồng cho vay giao dịch ký quỹ của Công ty TNHH chứng khoán ACB, tổng nợ xấu tại ACB tính đến 30/06/2023 là 441 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ vay tăng từ mức 2,12% đầu năm lên 2,3%.

Ngân hàng quy mô nhỏ hơn như VietABank ghi nhận nợ xấu tính đến cuối quý II/2023 tăng tới 73% so với đầu năm, lên mức 1.660 tỷ đồng. Vì nợ xấu tăng nên VietABank đẩy mạnh trích 38 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 2,7 lần cùng kỳ, do đó chỉ còn thu được hơn 522 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 16%.

Nợ xấu tăng cũng khiến ngân hàng Bản Việt (BVBank) phải mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro. Cụ thể, nhà băng này đã dành ra 97 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 59% so với cùng kỳ, do đó BVBank lãi trước thuế gần 40 tỷ đồng, giảm 89%. Tổng nợ xấu tính đến ngày 30/06/2023 của là 1.710 tỷ đồng, tăng 21% so đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ vay tăng từ mức 2,79% lên 3,17%.

Tương tự tại ABBank, chính vì nợ xấu tăng tới 61% lên mức 3.820 tỷ đồng nên ngân hàng này đã trích gần 815 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 3,7 lần cùng kỳ khiến lợi nhuận trước thuế 6 tháng chỉ đạt 638 tỷ đồng, giảm 59%.

Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, rủi ro nợ xấu của ngành ngân hàng đang được kiềm chế, nhưng có thể tăng thêm trong năm 2024 và có sự phân hóa rõ nét. Với nhóm ngân hàng có chất lượng tài sản tốt sẽ ghi nhận nợ xấu và nợ tái cơ cấu kiểm soát ở mức vừa phải; nhóm ngân hàng có tỷ trọng cho vay bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp cao và có tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp sẽ đối mặt rủi ro nợ xấu và áp lực trích lập tăng cao.

Lê Thanh

Theo kinhtexaydung.petrotimes.vn Copy
Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Ngân hàng Agribank đang rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ tại loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực xăng dầu và sản xuất thép. Đáng chú ý, tính đến cuối năm 2023, tài sản thế chấp tại Agribank sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, Mã: MBB) thu về hơn 4.600 tỷ đồng lãi sau thuế, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%.
Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Bộ Tài chính cho biết, tính đến 31/12/2023, tổng dư nợ phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản là 351.390 tỷ đồng.
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) ra quyết định về việc đưa cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland) vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.
VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

Sau kiểm toán, lợi nhuận tại VietABank năm 2023 "bốc hơi" hơn chục tỷ đồng, lãi dự thu gần 8.000 tỷ đồng. Trong khi nhà băng này đang sở hữu "núi" sổ đỏ thế chấp.
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
Bất động sản Biz