Bất động sản Biz

Nhà băng nào đang 'mạnh tay' trích lập dự phòng rủi ro nhất?

Thứ sáu, 26/11/2021 | 08:00 Theo dõi BĐS Biz trên

Dự phòng rủi ro tại SCB ‘ngốn’ mất 90% lợi nhuận thuần, ACB tăng mạnh nhất ngành

9 tháng đầu năm 2021, chi phí dự phòng rủi ro tại SCB ‘ngốn’ mất 90% lợi nhuận thuần và ngân hàng ACB có mức tăng cao nhất ngành, gấp 4 lần cùng kỳ.

Thống kê tại 28 ngân hàng cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2021, đã có 19/28 ngân hàng tăng chi phí dự phòng rủi ro so với cùng kỳ năm ngoái. Dự phòng rủi ro tín dụng của 28 ngân hàng này lên đến khoảng 93.000 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ 2020. Trong đó, có nhiều ngân hàng phải trích chi phí dự phòng rủi ro tới hơn 50% lợi nhuận, thậm chí có ngân hàng trên 90%.

Tương tự như mọi năm, BIDV vẫn là nhà băng trích lập nhiều dự phòng rủi ro nhất trong 9 tháng đầu năm với 23.195 tỷ, tăng gần 44% so với cùng kỳ 2020, chiếm đến 68% lợi nhuận thuần.

Xét về con số tương đối, trong số 19 nhà băng ghi nhận tăng trưởng chi phí dự phòng so với cùng kỳ trong 9 tháng, ACB là ngân hàng có mức tăng cao nhất với mức trích lập gấp 4 lần cùng kỳ năm trước với hơn 2.812 tỷ đồng, chiếm tới 24% lợi nhuận thuần. Chi phí dự phòng ACB tăng đột biến trong bối cảnh nợ xấu của nhà băng này tăng 53% so với đầu năm với hơn 2.822 tỷ đồng.

Tương tự tại Vietcombank, 9 tháng đầu năm dành ra 8.013 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 33%, chiếm 30% lợi nhuận thuần. Chi phí dự phòng rủi ro tăng do chất lượng nợ vay của Vietcombank đi lùi khi tổng nợ xấu tính đến 30/09/2021 gấp đôi đầu năm, ghi nhận gần 10.884 tỷ đồng.

Tại các ngân hàng quy mô nhỏ hơn cũng ghi nhận chi phí dự phòng tăng đột biến.

Điển hình tại SCB, chi phí dự phòng rủi ro gấp 3,4 lần cùng kỳ, lên mức 6.736 tỷ đồng, chiếm đến 90% lợi nhuận thuần.

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2021 tại SCB.

Tương tự tại NVB, chi phí dự phòng rủi ro gấp gần 4 lần so với cùng kỳ, hơn 146 tỷ đồng, chiếm 27% lợi nhuận thuần. Được biết, tổng nợ xấu tại NVB tính đến 30/9/2021 tăng 31% so với đầu năm, chiếm hơn 800 tỷ đồng trong tổng dư nợ. 

Đáng nói tại TPBank, chi phí dự phòng rủi ro trong 9 tháng đầu năm 2021 là gần 2.349 tỷ đồng, tăng vọt  99% so với cùng kỳ, chiếm đến 35% lợi nhuận thuần.

Ngoài những nhà băng trên, LienVietPostBank, TPBank, SHB,…  là những nhà băng có chi phí dự phòng tăng đột biến trong 9 tháng đầu năm.

TOP 10 ngân hàng có chi phí dự phòng rủi ro lớn nhất 9 tháng đầu năm gồm BIDV, VietinBank, VPBank, Vietcombank, SCB, MB, SHB, ACB, Sacombank và TPBank. Tổng chi phí dự phòng của các ngân hàng này đạt 83.263 tỷ đồng, chiếm 89,5% tổng trích lập của 28 nhà băng được thống kê.

Có thể thấy, cùng với sự ra tăng về nợ xấu, nợ tiềm ẩn, bộ đệm dự phòng tại các ngân hàng đã tăng mạnh trong đại dịch.

Việc trích lập từ lợi nhuận của ngân hàng một mặt sẽ giúp ngân hàng chủ động ứng phó với rủi ro tín dụng trong tương lai. Ngoài ra, đây là khoản được hạch toán vào chi phí hoạt động, do đó sẽ được khấu trừ vào thuế thu nhập hiện hành trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trường hợp ngân hàng thu hồi được nợ xấu, khoản dự phòng này sẽ được coi như “của để dành”. Đến một giai đoạn thích hợp, khoản dự phòng này sẽ được hoàn nhập, hạch toán vào thu nhập bất thường. Khi đó, ngân hàng vẫn đảm bảo lợi nhuận tính thuế đều đặn trong tương lai.

Techcombank, Nam A Bank giảm dự phòng, nợ xấu tăng mạnh

Ở một diễn biến khác, trong 9 tháng đầu năm 2021 có đến 9 ngân hàng giảm trích lập dự phòng rủi ro so với cùng kỳ. 

Trong đó, ngân hàng Bac A Bank là nhà băng giảm chi phí dự phòng mạnh nhất (71,4%) xuống còn 51 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2021 từ con số 177 tỷ đồng cùng kỳ 2020.

Chi phí dự phòng tại VietABank cũng giảm mạnh 67% so với cùng kỳ, xuống còn 225 tỷ đồng; tiếp đến là PGBank giảm 64% xuống còn 93 tỷ đồng.

Ngoài ra, KienLongBank giảm 36% còn 53 tỷ đồng; Nam A Bank giảm 19% xuống còn 292 tỷ đồng; OCB giảm 30% ghi nhận 661 tỷ đồng; ‘ông lớn’ Techcombank giảm 9% xuống còn 2.037 tỷ đồng và Sacombank giảm 15% ở mức 2.411 tỷ đồng.

Việc cắt giảm chi phí dự phòng rủi ro đã giúp lợi nhuận của các ngân hàng này tăng trưởng. Mặc dù các mảng hoạt động chính không mấy khả quan nhưng lợi nhuận trước thuế vẫn ghi nhận tăng trưởng.

Chẳng hạn tại PG Bank, thay vì trích lập hơn trăm tỷ chi phí dự phòng như trong quý III năm trước, ngân hàng lại được hoàn nhập hơn 1,7 tỷ đồng trong kỳ, khiến cho lãi trước thuế vẫn cao gấp 4,6 lần cùng kỳ, đạt 97 tỷ đồng.

Đáng nói, tại một số ngân hàng giảm chi phí dự phòng rủi ro đang ghi nhận nợ xấu tăng cao. Điển hình tại Nam A Bank, tổng nợ xấu tại thời điểm 30/09/2021 tăng gấp 2,5 lần đầu năm, chiếm đến 1.849 tỷ đồng trong tổng dư nợ. Nợ xấu tại Techcombank tăng 41% so với đầu năm, lên mức 1.829 tỷ đồng. 

Việc ngân hàng giảm trích lập dự phòng có thể gây rủi ro trong tương lai bởi, nếu nợ xấu bùng lên mà không có nguồn xử lý thì không chỉ lợi nhuận ngân hàng bị ảnh hưởng, mà sức khỏe tài chính của cả ngân hàng cũng đi xuống. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 sẽ tạo ra nhiều nợ xấu tiềm ẩn trong tương lai.

Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế nêu quan điểm, giảm trích lập dự phòng rủi ro để tăng lợi nhuận là điều không nên. Nhưng giảm trích lập dự phòng vì tình hình nợ xấu được cải thiện, thu hồi được nợ thì hoàn lại dự phòng là hợp lý.

Theo Hà Phương/Sở hữu trí tuệ

Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/nha-bang-nao-dang-manh-tay-trich-lap-du-phong-rui-ro-nhat-d72841.html

NCB “lội ngược dòng” ghi nhận lãi ngay trong quý I năm 2025

NCB “lội ngược dòng” ghi nhận lãi ngay trong quý I năm 2025

Kết thúc quý đầu tiên của 2025, NCB ghi nhận lợi nhuận dương với các chỉ tiêu kinh doanh đạt mức tăng trưởng tích cực, các chỉ số an toàn tài chính có sự cải thiện tốt, đảm bảo tuân thủ theo quy định. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy NCB đang đi đúng lộ trình, tiến gần đến mục tiêu hoạt động an toàn và phát triển bền vững.
Tổng Giám đốc Techcombank Jens Lottner: Việt Nam có thể tận dụng những lợi thế để phát triển trung tâm tài chính

Tổng Giám đốc Techcombank Jens Lottner: Việt Nam có thể tận dụng những lợi thế để phát triển trung tâm tài chính

Với vai trò tiên phong dẫn dắt ngành Ngân hàng trong hành trình chuyển đổi số, đóng góp tích cực vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đại diện Techcombank - Tổng Giám đốc Jens Lottner – đã tham gia và chia sẻ những sáng kiến giá trị trong Hội nghị Xây dựng Trung tâm tài chính tại Việt Nam...
Liên tiếp tăng vốn, NCB đặt mục tiêu cung cấp giải pháp tài chính tốt nhất trên thị trường

Liên tiếp tăng vốn, NCB đặt mục tiêu cung cấp giải pháp tài chính tốt nhất trên thị trường

Liên tục tăng vốn lên gấp gần 3 lần chỉ trong vòng 3 năm, Ngân hàng NCB đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc nâng cao năng lực tài chính cho mục tiêu hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Được biết, năm 2025, NCB sẽ tiếp tục tăng vốn lên hơn 19.200 tỷ đồng theo kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thường niên thông qua.
Ông Vũ Quốc Khánh giữ chức Tổng Giám đốc LPBank

Ông Vũ Quốc Khánh giữ chức Tổng Giám đốc LPBank

Ông Vũ Quốc Khánh có 6 năm gắn bó với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và 17 năm công tác tại LPBank.
Điểm tin ngân hàng ngày 18/1: Tạm dừng xét xử vụ 'bốc hơi' 46,9 tỷ đồng tại Sacombank

Điểm tin ngân hàng ngày 18/1: Tạm dừng xét xử vụ "bốc hơi" 46,9 tỷ đồng tại Sacombank

Chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank; Eximbank đạt lợi nhuận kỷ lục trong 35 năm hoạt động; Bac A Bank sắp phát hành hơn 62 triệu cổ phiếu trả cổ tức; TPBank đạt lợi nhuận gần 7.600 tỷ đồng trong năm 2024…
Saigonbank đang làm ăn ra sao trước khi 'đón' cổ đông lớn gia nhập?

Saigonbank đang làm ăn ra sao trước khi "đón" cổ đông lớn gia nhập?

CTCP Phát Đại Cát vừa trở thành cổ đông lớn thứ 5 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank, mã: SGB) với gần 10% vốn điều lệ.
BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025

BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025

Năm 2024, với sự chủ động, quyết tâm, nỗ lực phát huy tối đa mọi nguồn lực... hoạt động kinh doanh của BIDV diễn ra an toàn, thông suốt, hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh...
Loạt doanh nghiệp địa ốc kín tiếng vừa hút về hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu

Loạt doanh nghiệp địa ốc kín tiếng vừa hút về hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu

Loạt doanh nghiệp địa ốc như Công ty CP Tư vấn và Kinh doanh Bất động sản TCO (TCO), Công ty CP DK ENC Việt Nam, Công ty TNHH Allgreen - Vượng Thành - Trùng Dương (TDG Group)... vừa huy động thành công hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu với lãi suất cao trên 10%/năm.
Bất động sản Biz