Trong khi cổ phiếu CEO rớt còn 13.600 đồng/cổ phiếu, hàng tồn kho tăng 128% lên 546,83 tỷ đồng, nợ phải trả tăng gần 73% lên 670,85 tỷ đồng (trong đó, nợ ngắn hạn tăng gấp đôi lên 560,6 tỷ đồng - vay nợ ngắn hạn tăng hơn 360% lên 222,69 tỷ đồng) thì CEO Group báo lãi gần 3 tỷ đồng (2,92 tỷ đồng) trong quý III/2022.
Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group; HNX: CEO) đã công bố Báo cáo tài chính (BCTC) riêng Quý III/2022 với lãi tăng mạnh so với nền thấp cùng kỳ năm trước. Dù vậy, thị giá cổ phiếu CEO ngày càng tụt dốc, giảm hơn 86% so với mức đỉnh lịch sử ngày 10/1/2022 với giá 100.000 đồng/cổ phiếu.
Cụ thể, tại BCTC riêng Quý III/2022 của CEO, doanh thu ghi nhận 17,85 tỷ đồng, giảm 68,6% so với cùng kỳ, giá vốn bán hàng giảm mạnh 73% xuống 9,31 tỷ đồng; lợi nhuận gộp giảm 61% xuống 8,47 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính tăng 172% lên 28,64 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm từ 39,78 tỷ đồng xuống 21,36 tỷ đồng. Kết quả, công ty báo lãi 2,92 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 25,22 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, công ty ghi nhận doanh thu đạt 1139,97 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ; lãi sau thuế đạt 37,91 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 94,55 tỷ đồng.
Tổng tài sản tăng từ 3.516,41 tỷ đồng lên 3.827,99 tỷ đồng; đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn giảm 23% so với đầu năm xuống 260 tỷ đồng; hàng tồn kho tăng 128% lên 547,83 tỷ đồng. Về nguồn vốn, nợ phải trả tăng gần 73% lên 670,85 tỷ đồng; nợ ngắn hạn tăng gấp đôi lên 560,6 tỷ đồng (trong đó, vay nợ ngắn hạn tăng hơn 360% lên 222,69 tỷ đồng).
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 02/11/2022, cổ phiếu CEO đứng ở giá 13.600 đồng/cổ phiếu, giảm hơn 86% so với mức đỉnh lịch sử ngày 10/01/2022 với giá 100.000 đồng/cp. Khi đó, giá vị vốn hóa công ty đạt 26.000 tỷ đồng.
Cũng liên quan đến CEO, ngày 23/8/2022, HĐQT công ty đã có Nghị quyết thông qua hồ sơ đăng ký chào bán 257,3 triệu cổ phần theo phương án nêu trên.
Doanh nghiệp cho biết, số tiền thu được từ các đợt chào bán sẽ được đầu tư cho dự án Khu biệt thự cao cấp Sonasea Residences (800 tỷ đồng), tăng vốn cho các công ty con (1.556 tỷ đồng) và bổ sung vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh (hơn 217 tỷ đồng).
Trong trường hợp việc chào bán cho cổ đông hiện hữu không được như kỳ vọng, CEO sẽ xem xét huy động vốn vay ngân hàng, tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu... để đảm bảo việc đầu tư dự án.
Tập đoàn Nam Long, mã cổ phiếu NLG - HoSE) phê duyệt phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo hình thức riêng lẻ với tổng giá trị phát hành tối đa 1.000 tỷ đồng. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và được đảm bảo bằng tài sản.
Đã hết 3/4 chặng đường của năm 2024, lợi nhuận ngân hàng ABBank, OCB, Eximbank,... hoàn thành chưa đến 50% kế hoạch năm. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ngân hàng khác đã hoàn thành trên 70%, thậm chí vượt kế hoạch lợi nhuận chỉ sau 3 quý.
Áp lực nợ vay tại nhiều doanh nghiệp bất động sản như TTC Land, Phát Đạt, Nam Long... ngày càng lớn khiến doanh nghiệp chọn cách chào bán cổ phiếu, trái phiếu để có nguồn tiền trả nợ và xây dựng dự án.
HĐQT Khải Hoàn Land phê duyệt phương án mua lại trước hạn 20% số lượng trái phiếu KHGH2123001, tương đương khối lượng 60.000 trái phiếu. KHG dự kiến mua lại trước hạn 60 tỷ đồng của lô trái phiếu trên vào ngày 5/12/2024.
Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, nằm trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024.
Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Giai đoạn 2019-2022, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh bảo hiểm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank - mã: MBB) tăng trưởng rất nhanh nhờ lợi thế vận hành 2 công ty bảo hiểm gồm MIC và MB Ageas Life.