Bất động sản Biz

BIDV, Vinacomin và hàng loạt “ông lớn” là đối tượng kiểm toán năm 2022

Thứ tư, 13/10/2021 | 21:49 Theo dõi BĐS Biz trên

Tổng Kiểm toán Nhà nước Trần Sỹ Thanh vừa có báo cáo gửi đến Quốc hội về dự kiến kế hoạch kiểm toán năm tới. Theo đó, hàng loạt "ông lớn" trong một số lĩnh vực được Kiểm toán Nhà nước "điểm mặt" là đối tượng kiểm toán trong năm 2022.

Mới đây, Kiểm toán Nhà nước đã có báo cáo gửi Quốc hội những dự kiến về kế hoạch kiểm toán năm 2022. Theo báo cáo này, tính đến hết tháng 9 năm nay, Kiểm toán Nhà nước đã tổ chức xét duyệt 202 kế hoạch kiểm toán, triển khai 146 đoàn kiểm toán và đã kết thúc 108 đoàn kiểm toán, hoàn thành và tổ chức xét duyệt 100 dự thảo báo cáo kiểm toán, phát hành chính thức 88 báo cáo kiểm toán.

Tổng hợp sơ bộ kết quả kiểm toán từ 96 báo cáo kiểm toán đã phát hành đến 30/9, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý 52.706 tỷ đồng, trong đó số kiến nghị tăng thu ngân sách Nhà nước 6.681 tỷ đồng, giảm chi 6.459 tỷ đồng và kiến nghị khác 39.565 tỷ đồng; đồng thời kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới 67 văn bản pháp luật.

Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo gửi Quốc hội những dự kiến về kế hoạch kiểm toán năm 2022 

Với kế hoạch năm 2022, do trong điều kiện dịch COVID -19 diễn biến phức tạp, tác động xấu đến mọi hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội, nên tổng số cuộc kiểm toán năm 2022 không tăng so với năm 2021. Đồng thời giảm tối đa ảnh hưởng của hoạt động kiểm toán đến hoạt động phòng chống dịch, đặc biệt là các cơ quan y tế, quốc phòng và an ninh. Dự kiến thực hiện 168 cuộc kiểm toán trong năm tới.

Đánh giá các tác động, chính sách liên quan đến COVID-19

Trong lĩnh vực ngân sách nhà nước sẽ kiểm toán ngân sách bộ, cơ quan trung ương, báo cáo quyết toán của bộ, cơ quan trung ương của 25 bộ, cơ quan trung ương (đạt tỷ lệ 61% - 25/41 đầu mối kiểm toán các bộ, cơ quan trung ương). Kiểm toán ngân sách địa phương, báo cáo quyết toán ngân sách địa phương của 59 địa phương (đạt tỷ lệ 94% - 59/63 địa phương).

Mục tiêu kiểm toán trong lĩnh vực ngân sách nhà nước là đánh giá việc thực hiện chính sách tài khoản, điều hành ngân sách nhà nước năm 2021 trong điều kiện ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19.

Cụ thể là việc giảm thu ngân sách nhà nước, các giải pháp chi hỗ trợ, miễn, giảm, giãn thuế và các loại phí, lệ phí, việc thực thi chính sách các gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp; việc sử dụng quỹ dự trữ quốc gia cho công tác phòng chống dịch COVID-19…

Trong kiểm toán hoạt động dự kiến lựa chọn 11 chủ đề, tập trung kiểm toán các chủ đề liên quan đến bảo vệ môi trường, xử lý rác thải, chống biến đổi khí hậu, phát triển đô thị, nhà ở xã hội, ổn định dân cư phát triển kinh tế - xã hội và việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu...

Kiểm toán Nhà nước cũng dự kiến lựa chọn 25 cuộc kiểm toán chuyên đề, trong đó có 4 cuộc kiểm toán chuyên đề phạm vi rộng (Quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2017 - 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các tập đoàn tổng công ty và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; việc thực hiện đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ công ích giai đoạn 2019 - 2021 trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Công tác quản lý nhà nước về đất đai giai đoạn 2017 - 2021 tại Quảng Bình, Cà Mau, Lào Cai, Đồng Nai, Bắc Ninh…).

Lĩnh vực đầu tư xây dựng và chương trình, dự án dự kiến thực hiện 28 cuộc kiểm toán dự án đầu tư, trong đó có nhiều dự án lớn, được dư luận quan tâm như: Tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020; Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành - giai đoạn 1; các dự án giao thông trọng điểm kết nối liên vùng khu vực miền núi phía Bắc, khu vực Đồng bằng sông Hồng, khu vực miền Trung và Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; các dự án đường ven biển Việt Nam; các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu ; các dự án thủy lợi  và các dự án trọng điểm ngành điện…

Các “ông lớn” vào diện kiểm toán

Đối với lĩnh vực doanh nghiệp và tài chính ngân hàng, Kiểm toán Nhà nước dự kiến có 17 cuộc kiểm toán tại: Ngân hàng Nhà nước, 9 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, 7 ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính, tín dụng và tổ chức khác.

Kiểm toán Nhà nước sẽ thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2021 của Ngân hàng nhà nước và một số ngân hàng, tổng công ty tài chính, bảo hiểm có quy mô lớn để đánh giá thực trạng tài chính của đơn vị và hiệu quả công tác quản lý, điều hành chính sách tiền tệ.

Thông qua đó, Kiểm toán Nhà nước cũng thực hiện đánh giá hoạt động tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng nhằm đánh giá Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tính dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020, trọng tâm là cải thiện và nâng cao năng lực tài chính, xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14.

Cùng đó, qua kiểm toán để đánh giá việc thực hiện cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí; vay không có tài sản bảo đảm để trả lương cho người lao động...

Theo kế hoạch, có một số ngân hàng nằm trong trong kế hoạch kiểm toán năm 2022 của Kiểm toán Nhà nước bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank); Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Chính sách xã hội...

Ngoài ra, còn có những đơn vị khác như Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba), Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Bắc,...

Theo Tiến Nguyễn/ Kinh tế tập đoàn

Link nguồn: http://kinhtetapdoan.vn/bidv-vinacomin-va-hang-loat-ong-lon-la-doi-tuong-kiem-toan-nam-2022-d11655.html#

Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Ngân hàng Agribank đang rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ tại loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực xăng dầu và sản xuất thép. Đáng chú ý, tính đến cuối năm 2023, tài sản thế chấp tại Agribank sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, Mã: MBB) thu về hơn 4.600 tỷ đồng lãi sau thuế, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%.
Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Bộ Tài chính cho biết, tính đến 31/12/2023, tổng dư nợ phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản là 351.390 tỷ đồng.
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) ra quyết định về việc đưa cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland) vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.
VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

Sau kiểm toán, lợi nhuận tại VietABank năm 2023 "bốc hơi" hơn chục tỷ đồng, lãi dự thu gần 8.000 tỷ đồng. Trong khi nhà băng này đang sở hữu "núi" sổ đỏ thế chấp.
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
Bất động sản Biz