Bất động sản Biz

Vì sao đăng ký mua lượng lớn cổ phiếu nhưng loạt lãnh đạo chỉ mua chưa đến một nửa?

Thứ ba, 20/12/2022 | 07:45 Theo dõi BĐS Biz trên

Hàng loạt lãnh đạo, người thân công bố chi tiền khủng mua cổ phiếu nhưng sau đó chỉ mua chưa đến một nửa số cổ phiếu đã đăng ký trước đó. Có hàng loạt lý do được đưa ra để giải thích cho việc không hoàn thành kế hoạch này, như: Thị trường không thuận lợi, không thu xếp được tài chính, thậm chí là vì thay đổi kế hoạch cá nhân...

co-phieu
Nguồn: Internet

Thời gian qua, lãnh đạo của hàng loạt doanh nghiệp lớn như Thép Nam Kim, DIG… đều có động thái mua vào cổ phiếu của doanh nghiệp mình trong bối cảnh thị trường đi xuống. Tuy nhiên, các lãnh đạo lại chỉ mua chưa đến một nửa số cổ phiếu đã đăng ký trước đó với hàng loạt lý do.

Theo đó, giữa tháng 11/2022, bà Trần Ngọc Diệu, Phó tổng giám đốc CTCP Thép Nam Kim (mã NKG) vừa đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu NKG với mục đích đầu tư tài chính cá nhân. Thời gian thực hiện dự kiến từ 18/11 đến 18/12. Đến ngày 16/12 mới đây, bà Diệu đã mua vào 1 triệu cổ phiếu trong tổng đăng ký 2 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ mua thành công là 50% để nâng sở hữu từ 0,16% lên 0,54% vốn điều lệ.

Lý do không mua hết số cổ phiếu đăng ký được cá nhân này đưa ra là do diễn biến thị trường không thuận lợi.

Trong khoảng thời gian diễn ra giao dịch, thị giá NKG đã tăng gần 56% lên 14.100 đồng/cổ phiếu với nhiều phiên tăng kịch trần. So với đáy, cổ phiếu này thậm chí đã tăng gần gấp đôi tuy nhiên vẫn còn thấp hơn 69% so với đỉnh đạt được cuối tháng 10 năm ngoái. Ước tính theo giá đóng cửa phiên 16/12, bà Trần Ngọc Diệu có thể đã chi khoảng 14 tỷ đồng cho giao dịch trên.

Tương tự, ngày 6/12, bà Trần Trương Đoan Thục là em dâu của ông Cao Tấn Thạch – thành viên HĐQT công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (mã CK: NLG) cũng chỉ mua 50.000 trong số 120.000 cổ phiếu NLG đã đăng ký. Bà Thục đưa ra lý do không mua hết số cổ phiếu đăng ký là do giá không phù hợp.

Trường hợp bà Vũ Thị Bích Ngọc vợ ông Bùi Sĩ Tuấn – chủ tịch HĐQT CTCP Camimex Group (mã CK: CMX)cũng  mua vào 268.000 cổ phiếu trong tổng số 1 triệu cổ phiếu đăng ký, nâng tỷ lệ sở hữu lên 3,82% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ ngày 18/11 đến ngày 16/12. Lý do không hoàn tất giao dịch là do thị trường không thuận lợi.

Ông Phan Tấn Đạt, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần DRH Holdings (mã DRH) đã mua vào 978.000 cổ phiếu DRH trên tổng số 2 triệu cổ phiếu đăng ký từ ngày 17/10 đến 16/11. Nguyên nhân là vì ông Đạt thay đổi kế hoạch cá nhân. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của ông Đạt tăng từ 3,47% lên 4,25%.

Hay như bà Nguyễn Thị Thanh Huyền - Phó Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIG) cũng đăng ký mua vào 20 triệu cổ phiếu DIG tuy nhiên, thực tế bà Huyền chỉ mua hoàn tất 4,57 triệu cổ phiếu từ ngày 7/10 đến 4/11. Lý do bà Huyền không mua đủ là vì không thu xếp được tài chính.

Tương tự, ông Trần Văn Mười, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dịch vụ Nông nghiệp Bình Thuận (mã CK: ABS) đã mua vào 390.000 cổ phiếu ABS trong tổng số 3 triệu cổ phiếu đã đăng ký, tương ứng tỷ lệ mua thành công 13% tổng lượng đăng ký để nâng sở hữu từ 19,33% lên 19,81% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ 31/10 đến 28/11. Lý do ông Mười không mua hết lượng đăng ký được đưa ra là do diễn biến thị trường chưa thuận lợi.

Như vậy, lý do các lãnh đạo hoặc người thân lãnh đạo này đưa ra là thị trường không thuận lợi, không thu xếp được tài chính, thay đổi kế hoạch cá nhân,...

Hoàng Long (t/h)

Theo sohuutritue.net.vn Copy
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Năm 2023, điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận và nợ xấu tại nhóm công ty tài chính tiêu dùng.
2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

Trước đây, chúng ta có gói 30 ngàn tỷ đồng nhưng sau đó đã dừng, nên nhiều khách hàng là người dân, công nhân, lực lượng vũ trang khi mua nhà không được hưởng ưu đãi...
MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

Do khách hàng kinh doanh khó khăn không trả được nợ khiến nhiều khoản vay quá hạn, ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mã: MSB) đồng loạt thông báo bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ tồn đọng.
Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu về mua lại trái phiếu trước hạn

Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu về mua lại trái phiếu trước hạn

Tính từ đầu năm đến nay, tổng giá trị trái phiếu được mua lại trước hạn đạt 9.882 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2023. Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu, chiếm 55.7% tổng giá trị mua lại trước hạn (tương ứng khoảng 4.516 tỷ đồng).
Tập đoàn FLC đứng đầu danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế hơn 769 tỷ đồng tại Quảng Bình

Tập đoàn FLC đứng đầu danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế hơn 769 tỷ đồng tại Quảng Bình

Cục Thuế tỉnh Quảng Bình vừa công khai danh sách 42 đơn vị nộp thuế còn nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước, với số tiền 769 tỷ đồng. Đứng đầu trong danh sách này là Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC với số tiền nợ là gần 278 tỷ đồng.
VIB 'ồ ạt' chào bán nhà đất thế chấp

VIB "ồ ạt" chào bán nhà đất thế chấp

Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) đang ồ ạt rao bán hàng loạt bất động sản để thu hồi nợ trong bối cảnh nợ xấu có xu hướng tăng mạnh, thị trường bất động sản ảm đạm.
Ngân hàng đang 'cầm chừng' cho vay cá nhân?

Ngân hàng đang "cầm chừng" cho vay cá nhân?

Năm 2023, tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng tập trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp, còn nhóm cho vay cá nhân ghi nhận tăng trưởng chậm, thậm chí có xu hướng giảm.
Bất động sản Biz