Bất động sản Biz

Trái phiếu doanh nghiệp và những chính sách pháp luật cần biết khi tham gia đầu tư

Thứ tư, 07/09/2022 | 00:47 Theo dõi BĐS Biz trên

Trái phiếu doanh nghiệp là kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, kênh đầu tư này cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Đặc biệt, thời gian gần đây, Bộ Công an đã khởi tố, đưa ánh sáng nhiều vụ trọng án liên quan phát hành và kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp, thao túng thị trường chứng khoán.

Do đó, khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp các nhà đầu tư cần lưu ý những điều gì? Và, những chính sách pháp luật nào đang điều chỉnh hoạt động này.

Trái phiếu doanh nghiệp được quy định như thế nào?

Để có cái nhìn tổng quát về trái phiếu doanh nghiệp, trước tiên nhà đầu tư cần hiểu rõ khái niệm về trái phiếu.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4Luật Chứng khoán 2019 quy định về Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký; Chứng khoán phái sinh; Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.”

Theo đó, trái phiếu là một loại chứng khoán, là đối tượng giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Tại,khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định, Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.

Cụ thể, trái phiếu là giấy ghi nhận nợ quy định nghĩa vụ của công ty phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ trái phiếu (người cho vay) một khoản tiền xác định.

trai-phieu-doanh-nghiep-batdongsanBiz
Trái phiếu doanh nghiệp những chính sách pháp luật cần biết khi tham gia đầu tư

Xem thêm: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt loạt doanh nghiệp vi phạm về phát hành trái phiếu

Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định.

Trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại  khoản 1 Điều 4 Nghị định 163/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau: Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.

Phân loại và phát hành Trái phiếu doanh nghiệp

Như đã nêu trên, trái phiếu là một loại chứng khoán, là đối tượng giao dịch trên thị trường chứng khoán. Do đó, đơn vị phát hành cần đảm bảo các điều kiện liên quan đến hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Điều kiện nào Doanh nghiệp được phát hành trái phiếu

Loại doanh nghiệp nào được phát hành trái phiếu: Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng phát hành trái phiếu, Cụ thể: Doanh nghiệp phát hành trái phiếulà công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.” Như vậy, trái phiếu sẽ do công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam quy định.

Điều kiện phát hành trái phiếu ra được quy định tại Nghị định 163/2018/NĐ-CP và được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 81/2020/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 01/9/2020. 

Phương thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng và cung cấp dịch vụ

Theo Điều 14 Nghị định 153/2020/NĐ-CP Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo các phương thức sau:

Một là:  Đấu thầu phát hành: là phương thức lựa chọn nhà đầu tư đủ điều kiện trúng thầu mua trái phiếu đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp phát hành.

Hai là:  Bảo lãnh phát hành: là phương thức bán trái phiếu doanh nghiệp cho nhà đầu tư mua trái phiếu thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành.

Ba là: Đại lý phát hành: là phương thức doanh nghiệp phát hành ủy quyền cho một tổ chức khác thực hiện bán trái phiếu cho nhà đầu tư mua trái phiếu.

Bốn là:  Bán trực tiếp cho nhà đầu tư trái phiếu đối với doanh nghiệp phát hành là tổ chức tín dụng.

Công bố thông tin của tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng được quy định tại Điều 121 Luật Chứng khoán 2019 về công bố thông tin của tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng cụ thể:

Một là: Tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng phải công bố thông tin định kỳ các nội dung: Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận; Báo cáo thường niên; Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên đối với tổ chức phát hành là công ty cổ phần; Báo cáo sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán đã được kiểm toán; Thông tin khác theo quy định của pháp luật.

Hai là: Tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng phải công bố thông tin bất thường khi xảy ra một trong các sự kiện quy định tại khoản 2 Điều 120 của Luật này.

Ba là: Tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng phải công bố thông tin theo yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này.

Bên cạnh đó Điều 122 Luật Chứng khoán 2019 quy định công bố thông tin của tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp như sau: Tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp là công ty đại chúng thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Điều 120 của Luật này.

Tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 122  bao gồm: Công bố định kỳ báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận và báo cáo thường niên;  Công bố thông tin bất thường theo quy định tại khoản 2 Điều 120 của Luật này; Công bố thông tin theo yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này.

Trái Phiếu doanh nghiệp được phân loại như thế nào?

Phân loại Trái phiếu doanh nghiệp được điều chỉnh tại Nghị định 153/2020/NĐ-CP.

Theo đó, có 4 loại trái phiếu:

Một là, Trái phiếu doanh nghiệp xanh là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành để đầu tư cho dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án mang lại lợi ích về môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.

Hai là, Trái phiếu chuyển đổi là loại hình trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của chính doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.

Ba là, Trái phiếu có bảo đảm là loại hình trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần lãi, gốc khi đến hạn bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; hoặc được bảo lãnh thanh toán theo quy định của pháp luật.

Bốn là, Trái phiếu kèm chứng quyền là loại hình trái phiếu được công ty cổ phần phát hành kèm theo chứng quyền, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.

Phương thức phát hành trái phiếu

Theo, Điều 14 Nghị định 153/2020/NĐ-CP Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo các phương thức sau: Đấu thầu phát hành: là phương thức lựa chọn nhà đầu tư đủ điều kiện trúng thầu mua trái phiếu đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp phát hành; Bảo lãnh phát hành: là phương thức bán trái phiếu doanh nghiệp cho nhà đầu tư mua trái phiếu thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành. Đại lý phát hành: là phương thức doanh nghiệp phát hành ủy quyền cho một tổ chức khác thực hiện bán trái phiếu cho nhà đầu tư mua trái phiếu; Bán trực tiếp cho nhà đầu tư trái phiếu đối với doanh nghiệp phát hành là tổ chức tín dụng.

Văn bản pháp luật điều chỉnh việc phát hành, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Luật Chứng khoán năm 2019 số 54/2019/QH14;

Nghị định 153/2020/NĐ-CP; Nghị định 163/2018/NĐ-CP và được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 81/2020/NĐ-CP.

Xem thêm: Trái phiếu doanh nghiệp giảm sức hút, hàng loạt doanh nghiệp phát hành trái phiếu bất thành

Châu Nhi

Theo vnmedia.vn Copy
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo thanh tra đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của gần 10 nhà băng 

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo thanh tra đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của gần 10 nhà băng 

HDBank, PVComBank, VietBank, SeABank, TPBank, SHB, Techcombank và Baoviet Bank là những cái tên sẽ bị Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện công tác điều tra.
Sếp lớn ngân hàng nói gì về hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp?

Sếp lớn ngân hàng nói gì về hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp?

Mới đây, Chủ tịch Techcombank ông Hồ Hùng Anh và Chủ tịch Vietcombank ông Phạm Quang Dũng đã có những đánh giá về hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tại ngân hàng. Tổng hợp tại bản báo cáo mới nhất về thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam năm 2021 của Trung tâm nghiên cứu Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) cho biết, các ngân hàng và công ty chứng khoán hiện là những nhà đầu tư lớn nhất trên thị trường sơ cấp khi nắm giữ đến 52% tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong năm qua, với tổng giá trị lên tới 373.000 tỷ đồng.
Ngân hàng ồ ạt mua trái phiếu doanh nghiệp nhằm mục đích đảo nợ?

Ngân hàng ồ ạt mua trái phiếu doanh nghiệp nhằm mục đích đảo nợ?

Nếu đến kỳ hạn vay không có tiền trả nợ thì việc phát hành trái phiếu sẽ giúp doanh nghiệp trả nợ đúng hạn, không bị ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng. Đây là một cách ngân hàng và doanh nghiệp dùng trái phiếu để đảo nợ. Ngân hàng nào đang nắm giữ lượng trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất?
Vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đạt 1,43 tỷ USD

Vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đạt 1,43 tỷ USD

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 9 tháng năm 2024 ước đạt 17,34 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản sếp thứ hai đạt 1,43 tỷ USD, chiếm 8,3%.
Đại biểu Quốc hội: Có dấu hiệu đầu cơ, thao túng thị trường bất động sản

Đại biểu Quốc hội: Có dấu hiệu đầu cơ, thao túng thị trường bất động sản

Trước tình trạng thị trường bất động sản hiện nay tăng giá cao, đột ngột, vượt xa thu nhập của đại bộ phận người dân, các đại biểu Quốc hội cho rằng có dấu hiệu lũng đoạn, thao túng và thổi giá, tạo ra bong bóng bất động sản của một nhóm lợi ích.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Nghiêm cấm hành nghề công tác xã hội để trục lợi; Điểm mới của định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; Quy định việc khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở… là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
21 năm tù cho cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết

21 năm tù cho cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết

Chiều 5/8, sau 2 tuần xét xử và nghị án, TAND TP. Hà Nội đã tuyên án đối với cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) Trịnh Văn Quyết.
Toạ đàm “Nhận diện tiêu chí chung cư an toàn và hạnh phúc cho trẻ em”

Toạ đàm “Nhận diện tiêu chí chung cư an toàn và hạnh phúc cho trẻ em”

Ngày 02/8, tại Hà Nội, Tạp chí Trẻ em Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Nhận diện tiêu chí chung cư an toàn và hạnh phúc cho trẻ em” nhằm giúp cho các bậc phụ huynh nâng cao kiến thức, kỹ năng trong việc tìm kiếm, lựa chọn căn hộ phù hợp, góp phần quan
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nói lời sau cùng: Xin lỗi bị hại, xin cho các bị cáo cơ hội làm lại cuộc đời

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nói lời sau cùng: Xin lỗi bị hại, xin cho các bị cáo cơ hội làm lại cuộc đời

Bị cáo Trịnh Văn Quyết nói lời sau cùng, tha thiết xin HĐXX xem xét giảm nhẹ cho tất cả các bị cáo liên đới, để họ sớm được trở về đoàn tụ với gia đình, có cơ hội làl lại cuộc đời và gửi lời xin lỗi đến tất cả những người được xác định là bị hại trong vụ án.
Dựng rạp để xét xử ông Trịnh Văn Quyết

Dựng rạp để xét xử ông Trịnh Văn Quyết

Sáng nay 22/7, TAND TP.Hà Nội mở phiên xét xử vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản, liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC (gọi tắt là Tập đoàn FLC) và 49 bị cáo khác.
Bài học từ các vụ hoả hoạn nghiêm trọng tại thủ đô thời gian qua: “Phòng còn hơn chống”

Bài học từ các vụ hoả hoạn nghiêm trọng tại thủ đô thời gian qua: “Phòng còn hơn chống”

Nhìn từ các vụ hoả hoạn nghiêm trọng xảy ra trong thời gian vừa qua cho thấy công tác bảo đảm PCCC tại chung cư mini, nhà cao tầng cần phải được siết chặt hơn nữa....
Bất động sản Biz