Vừa qua, Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM (CII) trình UBND TP HCM báo cáo tóm tắt đề xuất đầu tư xây dựng dự án đường trên cao Bắc - Nam từ đường Cộng Hòa đến đường Nguyễn Văn Linh có chiều dài khoảng 14,1km, tổng vốn đầu tư 38.000 tỉ đồng theo hình thức đối tác công tư (PPP, hợp đồng BOT).
Theo đó, dự án dài 14,1 km với 4 làn xe, điểm đầu từ nút giao Cộng Hoà - Trường Chinh (quận Tân Bình), sau đó chạy dọc các tuyến Cộng Hoà - Bùi Thị Xuân - hẻm 656 (đường Cách Mạng Tháng Tám) - Bắc Hải - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - dọc kênh Ông Lớn và kết thúc tại đường Nguyễn Văn Linh (quận 7). Tuyến được kết hợp từ các phân đoạn ba đường trên cao có trong quy hoạch gồm số 1, 2 và 3.
heo tính toán vào thời điểm hiện tại, tổng vốn đầu tư cho dự án này là 38.192 tỉ đồng. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng hơn 18.992 tỉ đồng, chi phí làm đường 19.200 tỉ đồng. So với lần đề xuất trước, tổng vốn đầu tư lần này tăng thêm hơn 8.000 tỉ đồng.
Theo CII, vì đây là dự án có vốn đầu tư lớn, nên để đảm bảo tính khả thi doanh nghiệp này kiến nghị tách dự án thành 2 phần gồm: (1) bồi thường giải phóng mặt bằng là dự án độc lập, đầu tư bằng vốn ngân sách và (2) dự án đường trên cao được được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (BOT).
Dự án đường trên cao sẽ được triển khai thi công trong 36 tháng, ngay khi giải phóng mặt bằng hoàn thành.
Tổng mức đầu tư dự án 2 là 21.442,8 tỉ đồng, bao gồm cả lãi dự kiến phát sinh trong thời gian thi công hơn 2.242,8 tỉ. Qua tính toán lưu lượng mất tới hơn 50 năm nhà đầu tư mới thu phí hoàn vốn 90%. Trong khi Luật tín dụng Việt Nam hiện nay quy định thời gian vay vốn tối đa chỉ 20 năm.
Vì đây là tuyến đường trên cao, không thể khai thác các dịch vụ nằm hai bên đường nên CII kiến nghị được khai thác dịch vụ phía trên đường để hoàn vốn cho 24% chi phí xây dựng, tương đương 5.150 tỉ đồng.
Do đó, CII kiến nghị được đầu tư xây dựng và khai thác căn hộ dịch vụ cho thuê 49 năm phía trên phần đường xuyên qua cù lao Nguyễn Kiệu (quận 4) để bổ sung nguồn hoàn vốn cho dự án. Đồng thời, CII cũng mong muốn được giao lô đất A9 thuộc khu C30 (quận Tân Bình) để xây dựng nhà điều hành và văn phòng cho thuê.
Theo quy hoạch, TP HCM có 5 đường trên cao dài gần 71 km tuy nhiên đến nay chưa có dự án nào được triển khai.
Cụ thể, tuyến đường trên cao số 1 dài 9,5 km (nút giao Lăng Cha Cả - đường Ngô Tất Tố); tuyến số 2 dài gần 12 km, điểm đầu giao tuyến số 1 tại nút giao Lăng Cha Cả, điểm cuối tại quốc lộ 1 (huyện Bình Chánh); tuyến số 3 dài 8 km, điểm đầu giao tuyến số 2 tại đường Thành Thái (quận 10), điểm cuối giao đường Nguyễn Văn Linh (quận 7); tuyến số 4 dài 7,3 km, điểm đầu giao tuyến số 5 trên quốc lộ 1, điểm cuối giao tuyến số 1 ở đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh); tuyến số 5 (nút giao Trạm 2 - ngã tư An Sương).
Ngoài ra, theo các chuyên gia phương án mà CII đề xuất được xây dựng căn hộ phía trên phần đường để hoàn vốn cho dự án chỉ mang tính tham khảo, không nên khuyến khích.
Trong lần đề xuất đầu tiên, ý tưởng này đã bị nhiều chuyên gia phản biện. Cụ thể, trên báo Người Lao Động tháng 1/2022, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, chuyên gia đô thị, nhấn mạnh việc xây các công trình ngay trên tuyến đường ở một số nước có thực hiện nhưng chủ yếu là các công trình công cộng như nhà ga, công trình phúc lợi xã hội.
Việc xây dựng cao ốc thì phải cân nhắc vì có nhiều hệ luỵ phát sinh như tính an toàn khi chủ nhà sửa chữa công trình ảnh hưởng đến giao thông bên dưới và pháp lý sở hữu căn nhà.
Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, hiện nay khu vực trung tâm thành phố đã quá nhiều nhà cao tầng ngột ngạt, xu hướng của tương lai là hạn chế xây dựng khu vực trung tâm mà dịch chuyển ra các khu vực vùng ven, đô thị vệ tinh. Do đó, ý tưởng chồng thêm các cao ốc trên hệ thống giao thông không phù hợp với quy hoạch, gây quá tải hạ tầng.
Huy Tùng (t/h)/Theo Petrotimes
Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/tp-hcm-de-xuat-xay-tuyen-duong-tren-cao-dai-141km-tong-von-38000-ti-dong-652387.html
Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tại Công văn số 3506/UBND-KTN ngày 01/7/2024, Chánh Thanh tra tỉnh Bắc Giang đã có Quyết định số 207/QĐ-TTr Thanh tra toàn diện dự án Sân golf và nghỉ dưỡng Bắc Giang tại huyện Lục Nam trong thời gian 45 ngày, kể từ ngày công bố Quyết định thanh tra.
Mới đây, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có văn bản số 532/TB-VP truyền đạt ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh tại buổi làm việc về tình hình triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng trên địa bàn thành phố.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Chính phủ dự kiến sẽ vay tối đa 30% tổng vốn đầu tư, bao gồm khả năng vay từ các nguồn ODA hoặc vay trong nước, tùy vào lãi suất và điều kiện vay.
Cần Thơ phê duyệt đầu tư dự án Aeon Mall trị giá 5.400 tỷ đồng; Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu EUR vào KCN của Đồng Tâm Group ở Long An; Nhu cầu tìm mua bất động sản tại Việt Nam tăng mạnh... là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Ngày 20/11, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với Dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang (tại quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân) và chỉ đạo tháo gỡ, giải quyết dứt điểm, tổ chức triển khai thi công.
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) tăng 75% so với quý I/2022.
UBND TP Hà Nội điều chỉnh tên người sử dụng đất tại Quyết định số 977 từ Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển DIA – Hà Tây thành CTCP Đầu tư DIA. Giao gần 449,684m2 đất tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng cho CTCP Đầu tư DIA để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị sinh thái cao cấp Đan Phượng.
HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HoSE: mã chứng khoán KBC) vừa thông qua quyết định chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 32,57% số cổ phiếu đang lưu hành, thời gian phát hành từ quý I – quý III/2025.