UBND tỉnh Sơn La vừa có văn bản đề xuất Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho bổ sung sân bay Mộc Châu vào quy hoạch cảng hàng không toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050. Trong đó, dự kiến tổng mức đầu tư Cảng hàng không Mộc Châu khoảng 6.500 tỷ đồng, đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Văn bản do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, ông Lê Hồng Minh ký khẳng định: Việc quy hoạch và đầu tư phát triển Cảng hàng không Mộc Châu là cần thiết, nhằm phục vụ mục đích an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế trong thời gian tới.
Theo lãnh đạo tỉnh này, Sơn La là tỉnh có nhiều tiềm năng về tự nhiên (cảnh quan đẹp, khí hậu tốt, địa hình phong phú) về xã hội (với 12 dân tộc giàu bản sắc truyền thống) và hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế du lịch phong phú, có nhiều lợi thế để phát triển du lịch.
Theo đề xuất của Sơn La, Cảng hàng không Mộc Châu được xác định là sân bay cấp 4E, phần kỳ đầu tư làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (đến năm 2030), là cảng hàng không dân dụng (thực hiện khai thác các tuyến bay nội địa hàng không thường kỳ và một số tuyến quốc tế) với công suất dự kiến 1 triệu hành khách/năm.
Giai đoạn 2 (sau năm 2030), dự kiến công suất là 2 triệu hành khách/năm. Kết cấu đường băng dự kiến có chiều dài ≥ 1.800m. Về diện tích, đến năm 2030 khoảng 350ha; đến năm 2050 khoảng 500ha.
Dự kiến tổng mức đầu tư CHK Mộc Châu khoảng 6.500 tỷ đồng, đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Ngoài các tuyến đường bay nội địa đi/đến TP HCM, Đà Nẵng, Cam Ranh, Buôn Ma Thuật, Pleiku, Phú Quốc..., địa phương còn muốn khai thác các đường bay quốc tế đi/đến khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông), khu vực Đông Nam Á (Viêng Chăn (Lào), Bangkok (Thái Lan), KualaLumpur (Malaysia), Jakarta (Indonesia)...).
Tại văn bản báo cáo Bộ GTVT, lãnh đạo Sơn La chưa nêu rõ vị trí của CHK Mộc Châu mà chỉ khẳng định “lựa chọn tại vị trí thuận lợi, địa hình bằng phẳng, phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo quy mô khai thác, thuận lợi kết nối các tuyến giao thông đường bộ”.
Trước đó, hồi giữa tháng 8, UBND tỉnh Sơn La đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đầu tư xây dựng Cảng hàng không Nà Sản. Tờ trình do Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Hoàng Quốc Khánh ký đề xuất xây Cảng hàng không Nà Sản tại huyện Mai Sơn, trên nền sân bay cũ với diện tích khoảng 249 ha (mở rộng thêm khoảng 78,5 ha).
Tuy nhiên, sân bay Nà Sản cũ của tỉnh Sơn La được khai thác thương mại nhưng nhiều lần phải đóng cửa vì ít khách, hạ tầng xuống cấp. Bộ GTVT đã thống nhất giao UBND tỉnh Sơn La là cơ quan có thẩm quyền để đầu tư nâng cấp sân bay này theo phương thức đối tác công tư PPP.
Hiện, Bộ GTVT và Cục Hàng không chưa có phản hồi với đề xuất quy hoạch sân bay Mộc Châu. Trong dự thảo quy hoạch cảng hàng không toàn quốc giai đoạn 2030, tầm nhìn 2050 do Bộ GTVT biên soạn cũng không nhắc đến sân bay này.
Trong bối cảnh nhiều địa phương chưa được đầu tư sân bay, việc tỉnh miền núi Sơn La đề xuất đưa 2 sân bay Nà Sản và Mộc Châu vào quy hoạch khiến nhiều người bất ngờ.
Theo Bộ Xây dựng, việc điều chỉnh quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội thuộc thẩm quyền, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và theo các quy định pháp luật về quy hoạch đô thị...
Hà Nam mời đầu tư khu nhà ở hơn 300 tỷ đồng; Dự án khu đô thị mới ven sông Hạc chậm giải phóng mặt bằng do đâu?; Khởi công tổ hợp công nghiệp 1.700 tỷ đồng… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Ngay sau thông tin Hà Nội đề xuất đặt sân bay thứ 2 ở Thường Tín, giới đầu tư bất động sản lại râm ran câu chuyện liên quan đến thị trường bất động sản khu vực này, bởi những cơn sốt đất “ăn theo” quy hoạch sân bay đã nhiều lần diễn ra trên thị trường trước đó.
Mới đây, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có văn bản số 532/TB-VP truyền đạt ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh tại buổi làm việc về tình hình triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng trên địa bàn thành phố.
Ngày 20/11, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với Dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang (tại quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân) và chỉ đạo tháo gỡ, giải quyết dứt điểm, tổ chức triển khai thi công.
Đến nay, các quận có tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương, TP HCM) đi qua đã cơ bản hoàn tất thủ tục ban hành quyết định thu hồi đất, tỷ lệ bàn giao mặt bằng đạt 98,46%.
Đường Tân Kỳ Tân Quý dài khoảng 4,5 km, là đường trục chính kết nối phía Tây Nam với trung tâm TP HCM. Do đó công tác thi công các dự án trên tuyến đường này đang được TP HCM gấp rút thực hiện.
Đại diện Vingroup cho biết với kinh nghiệm đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng giao thông như: xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở, Vingroup cam kết sẽ hoàn thành cầu Tứ Liên đúng tiến độ và chất lượng...
Sau hơn 10 năm kể từ khi khởi công, tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã chính thức bước vào giai đoạn vận hành thử, đánh dấu bước ngoặc quan trọng của dự án, tiến tới vận hành thương mại vào cuối năm 2024.
UBND TP HCM vừa duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1 500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, thuộc xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ.