Bất động sản Biz

Tin ngân hàng ngày 16/2: Cổ đông Eximbank không thông qua đề xuất chia cổ tức tỷ lệ 18%

Thứ tư, 16/02/2022 | 10:00 Theo dõi BĐS Biz trên

Cổ đông Eximbank không thông qua đề xuất chia cổ tức tỷ lệ 18%

Ngày 15/2/2022, chia sẻ tại đại hội cổ đông thường niên, lãnh đạo Ngân Hàng TM CP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) cho biết, kết thúc năm tài chính 2021, EIB đã tất toán xong toàn bộ trái phiếu VAMC và đủ điều kiện để tiến hành chia cổ tức. Khi có BCTC kiểm toán vào cuối tháng 3, ban điều hành sẽ đệ trình cổ đông thông qua phương án phân phối lợi nhuận và tăng vốn trong năm 2022.

Nếu thực hiện đúng kế hoạch, đây là lần đầu tiên Eximbank thực hiện tăng vốn điều lệ sau hơn 10 năm. Lần gần nhất nhà băng này tiến hành tăng vốn diễn ra vào năm 2011 khi thực hiện phát hành cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 17%.

Cổ đông Eximbank không thông qua đề xuất chia cổ tức tỷ lệ 18%/Ảnh minh họa
Cổ đông Eximbank không thông qua đề xuất chia cổ tức tỷ lệ 18%/Ảnh minh họa

Theo quy định của NHNN, tổ chức tín dụng bán nợ cho VAMC có thời hạn trên 5 năm hoặc được gia hạn thời hạn trái phiếu đặc biệt sẽ không được chia cổ tức, nhằm tạo nguồn xử lý nợ xấu cho tới khi trái phiếu đặc biệt có thời hạn trên 5 năm hoặc trái phiếu đặc biệt đã gia hạn được thanh toán.

Đến cuối năm 2020, Eximbank còn một phần trái phiếu VAMC chưa được thanh toán hết. Nhưng Eximbank cho hay, đến ngày 30/3/2021, Ngân hàng đã thanh toán hết trái phiếu VAMC.

Trong năm 2021, Eximbank đã có văn bản báo cáo NHNN và đề xuất chấp thuận cho Ngân hàng được chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Nếu được NHNN chấp thuận, HĐQT sẽ trình cổ đông phương án phân phối lợi nhuận cụ thể. Dự kiến, lợi nhuận còn lại lũy kế đến cuối năm theo báo cáo hợp nhất sau khi trừ trích quỹ khen thưởng, phúc lợi các năm từ 2018 đến 2020 là 2.319 tỷ đồng. Sau khi trừ số cổ phiếu quỹ Eximbank đang nắm giữ, mức cổ tức dự kiến sẽ là 18%

Trước đó, Chủ tịch ngân hàng là ông Yasuhiro Saitohcho cũng cho biết, năm 2022, Eximbank đã thỏa mãn điều kiện cuối cùng để chia cổ tức. Lần chia cổ tức gần đầy là 4% trong năm 2012. Ngân hàng không thể chia cổ tức trong 9 năm qua do chưa thể tổ chức ĐHCĐ trong nhiều năm qua. Chủ tịch Eximbank cũng hé lộ tỷ lệ chia cổ tức có thể lên tới 2 con số, việc chia cổ tức có thể bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu theo chỉ đạo của NHNN.

Tuy nhiên, tờ trình về phương án phân phối lợi nhuận chia cổ tức tỷ lệ 18% đã không được cổ đông thông qua.

Nhiều nhân viên tín dụng lừa đảo hàng chục tỷ đồng

Mới đây, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau cho biết, từ đầu năm 2021 đến nay, cơ quan này đã thụ lý, giải quyết 10 vụ việc liên quan đến nhân viên tín dụng ngân hàng với số tiền thiệt hại trên 45 tỷ đồng. CQĐT đã khởi tố 5 vụ, bắt tạm giam 4 bị can; các vụ việc khác đang tiếp tục điều tra…

Do mất cân đối tài chính, để đảm bảo việc thanh toán tiền gốc, lãi đối với những người cho vay trước đó, tháng 5/2020, Nguyễn Hải Đăng (SN 1987, ngụ huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau), nhân viên của một ngân hàng có chi nhánh tại Cà Mau đưa thông tin gian dối vay tiền để đáo hạn nợ cho khách hàng nhưng thực tế không có, để chiếm đoạt của nhiều người với tổng số tiền 11,48 tỷ đồng.

Cũng thủ đoạn trên, Huỳnh Hiền Thơm (SN 1992, ngụ huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) từ tháng 4/2021 đến ngày 6/2021 đã chiếm đoạt của anh P.L. (ngụ phường 7, TP Cà Mau) số tiền 3,4 tỷ đồng. Ngày 21/1/2022, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau khởi tố, bắt tạm giam đối với Thơm về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Còn Lê Sơn Lĩnh (SN 1992, ngụ huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) là chuyên viên quan hệ khách hàng của một ngân hàng có chi nhánh tại TP Cà Mau. Từ năm 2016 đến tháng 2/2019, Lĩnh được ngân hàng phân công giải ngân hồ sơ vay của Công ty M.H (tại TP Cà Mau), do ông H.V.G làm giám đốc.

Trong những lần mang hồ sơ đến cho ông G. ký, Lĩnh tự ý làm 3 khế ước vay số tiền 1,7 tỷ đồng của khoản vay công ty M.H rồi chiếm đoạt. Cuối năm 2018, ông G. đưa cho Lĩnh 100 triệu đồng; tháng 2/2019 đưa 602,7 triệu đồng để nộp ngân hàng trả hết các khoản vay nhưng Lĩnh không nộp mà chiếm đoạt luôn. Để không bị phát hiện, Lĩnh làm giả 2 giấy nộp tiền, 1 thông báo số dư tiền vay đưa cho ông G. Lĩnh đã chiếm đoạt tổng cộng 2,4 tỷ đồng để trả nợ cá độ bóng đá, chi xài cá nhân.

Thượng tá Nguyễn Việt Sử, Phó chánh Văn phòng cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau cảnh báo, người dân trước khi vay tiền, trước khi ký vào các khế ước nhận nợ phải xem kỹ từng trang, từng tờ. Khi thanh toán nên đến ngân hàng trả trực tiếp, không nên giao dịch với nhân viên ngân hàng thu hộ để không bị lợi dụng chiếm đoạt tài sản.

Thanh khoản ngân hàng ‘căng thẳng’ sau kỳ nghỉ Tết

Theo báo cáo của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), lãi suất liên ngân hàng trong tuần sau Tết có diễn biến tăng mạnh, đồng loạt vượt lên trên mốc 2-3%/năm, trong đó lãi suất kỳ hạn qua đêm và 1 tuần tăng mạnh, lên mức 3,32% và 3,39%/năm.

Còn theo báo cáo của SSI, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng tiếp tục tăng mạnh với kỳ hạn qua đêm kết thúc tuần đã tăng 52 điểm cơ bản, còn kỳ hạn 1 tuần tăng 75 điểm cơ bản.

Thanh khoản ngân hàng ‘căng thẳng’ sau kỳ nghỉ Tết/Ảnh minh họa  
Thanh khoản ngân hàng ‘căng thẳng’ sau kỳ nghỉ Tết/Ảnh minh họa  

Trong tuần trước, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bơm ròng 5.553 tỉ đồng, lượng tín phiếu đang lưu hành kênh OMO đang lưu hành lên 15.500 tỉ đồng, trong khi đó kênh tín phiếu vẫn còn trầm lắng.

Mặc dù tổng lượng tín phiếu đang lưu hành không quá lớn so với các thời điểm căng thẳng trong quá khứ, diễn biến trên thị trường liên ngân hàng trong thời gian qua tương đối khác biệt trong nhiều năm trở lại đây, khi thanh khoản vẫn còn gặp nhiều khó khăn sau Tết Nguyên đán, SSI nhận định.

Khối phân tích của SSI cho rằng một lý do khác là vì tín dụng đang có xu hướng tăng mạnh trong vòng hai tháng qua, trung bình 3 điểm phần trăm/tháng, đồng thời hoạt động cấp thanh khoản thông qua nghiệp vụ mua ngoại tệ của NHNN trầm lắng.

Theo số liệu từ NHNN, tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 29-1-2022 đạt 2,74% so với cuối năm 2021. Thị trường trong thời gian qua phản ánh tín hiệu tích cực khi nhu cầu tín dụng tăng mạnh trong giai đoạn hồi phục, SSI đánh giá.

Còn theo đánh giá của BVSC, sự mở cửa và hồi phục của nền kinh tế, đặc biệt là nhu cầu thanh toán tăng lên trong dịp Tết Nguyên đán là nguyên nhân khiến thanh khoản thị trường có phần căng thẳng hơn trong thời gian vừa qua.

Đáng chú ý, trong thời gian qua, nhiều ngân hàng cũng điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Theo đó, biểu lãi suất huy động kỳ hạn trên 6 tháng dành cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp được điều chỉnh tăng, nhằm thu hút lượng tiền gửi nhàn rỗi vào hệ thống.

Huy Tùng (T/H)/Theo PetroTimes 

Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/tin-ngan-hang-ngay-162-co-dong-eximbank-khong-thong-qua-de-xuat-chia-co-tuc-ty-le-18-642006.html

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) ra quyết định về việc đưa cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland) vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.
VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

Sau kiểm toán, lợi nhuận tại VietABank năm 2023 "bốc hơi" hơn chục tỷ đồng, lãi dự thu gần 8.000 tỷ đồng. Trong khi nhà băng này đang sở hữu "núi" sổ đỏ thế chấp.
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Năm 2023, điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận và nợ xấu tại nhóm công ty tài chính tiêu dùng.
2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

Trước đây, chúng ta có gói 30 ngàn tỷ đồng nhưng sau đó đã dừng, nên nhiều khách hàng là người dân, công nhân, lực lượng vũ trang khi mua nhà không được hưởng ưu đãi...
MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

Do khách hàng kinh doanh khó khăn không trả được nợ khiến nhiều khoản vay quá hạn, ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mã: MSB) đồng loạt thông báo bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ tồn đọng.
Bất động sản Biz