Hà Nam tìm nhà đầu tư dự án 550 tỷ đồng; Có tình trạng hiến đất làm đường phân lô bán nền ở Tây Ninh; Bất động sản xanh ở Việt Nam còn nhiều hạn chế; Bình Định giao đất cho Công ty An Việt Phát thực hiện dự án khu dân cư 1.359 tỷ đồng… là những tin tức bất động sản nổi bật tuần qua.
Chung cư cũ ở Khánh Hòa đang xuống cấp nghiêm trọng
Ông Trần Ngọc Sanh, Trưởng Ban Pháp chế của HĐND tỉnh Khánh Hòa nêu thực trạng, qua giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND tỉnh, hiện nay, trên địa bàn TP Nha Trang có 49 nhà chung cư, khu tập thể. Trong đó, nhiều chung cư cũ xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn về PCCC.
Cụ thể như chung cư Ngô Gia Tự, chung cư Hưng Phú... Các chung cư này không có kinh phí cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hệ thống phòng cháy.
"Ở những tòa nhà cũ, thiếu Ban Quản lý, chúng ta đặt nặng vào công tác kiểm tra và thúc đẩy nhằm tác động đến ý thức và tính chủ động trong việc PCCC của cư dân sống tại đó. Chúng tôi đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh thông tin về các giải pháp để khắc phục tình trạng suy giảm, hỏng hóc nghiêm trọng tại những tòa nhà chung cư cũ sau nhiều năm sử dụng", ông Trần Ngọc Sanh đưa ra ý kiến.
Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh, lý giải rằng các tòa nhà chung cư và khu tập thể tại thành phố Nha Trang đã được hình thành qua nhiều giai đoạn, bao gồm cả những tòa nhà được xây dựng trước năm 1975. Trong số 49 tòa nhà này, có 3 tòa nhà đã vượt quá thời hạn sử dụng là chung cư A, B Nguyễn Thái Học và Khu tập thể Viện Hải dương học; 16 tòa nhà không có phí bảo trì, bảo dưỡng.
Nhiều tòa nhà được xây dựng trước khi Luật Phòng cháy chữa cháy có hiệu lực, không có quỹ 2% dành cho bảo trì, bảo dưỡng, cũng như không có Ban Quản trị. Công việc sửa chữa, đầu tư hệ thống PCCC hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn đóng góp từ các hộ dân. Tạm ngừng hoạt động tại những tòa nhà có vấn đề về an toàn PCCC sẽ gây bức xúc và phản ứng từ cộng đồng.
Để giải quyết vấn đề an toàn tại các tòa nhà này, các địa phương cần hoàn thiện, thành lập Ban Quản trị để đảm bảo 100% các tòa nhà có Ban Quản trị. UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng giải quyết triệt để các tranh chấp về quỹ 2% để đảm bảo nguồn kinh phí bảo trì, bảo dưỡng hệ thống PCCC.
Hà Nam tìm nhà đầu tư dự án 550 tỷ đồng
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nam đang mời gọi nhà đầu tư quan tâm đăng ký thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Khu đô thị mới phía Tây QL21, TP Phủ Lý (PL-ĐT03.21-1).
Theo đó, dự án có diện tích 21ha, được thực hiện tại xã Liêm Chung, TP Phủ Lý.
Quy mô dân số dự kiến khoảng 3.400 người.
Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án hơn 491 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư 59,851 tỷ đồng.
Dự án sẽ đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ; xây thô, hoàn thiện mặt ngoài 112 căn nhà liền kề với diện tích đất khoảng 15.016m2; xây dựng trung tâm thương mại dịch vụ với diện tích đất khoảng 2.996m2. Ngoài ra, dự án cũng dành khoảng 1.569 m2 để thực hiện tái định cư.
Tiến độ thực hiện dự án từ năm 2023 - 2027. Hạn cuối nộp hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án là 9 giờ ngày 8.1.2024.
Trước đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam đang mời các nhà đầu tư quan tâm đăng ký thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng khu dân cư nông thôn mới tại xã Nhật Tân, Đồng Hóa.
Dự án thuộc quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu nhà ở đô thị tại các xã Đại Cương, Nhật Tân, Đồng Hóa, Nhật Tựu, huyện Kim Bảng (KB-ĐT.40.22).
Đây là dự án đầu tư có sử dụng đất, với diện tích 9,545ha; quy mô dân số dự kiến khoảng 1.288 người. Quy mô đầu tư các hạng mục san nền; hạ tầng kỹ thuật…
Dự án có tổng mức đầu tư 619,86 tỷ đồng.
Ngày 8/12, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh Tây Ninh khóa X, ông Văn Tiến Dũng, Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, đã giải trình nhiều nội dung quan trọng được đại biểu và cử tri tỉnh này quan tâm, liên quan đến lĩnh vực đất đai.
Đại biểu Võ Quốc Khánh cho rằng việc chỉnh lý biến động đất đai sau khi người dân cho tặng quyền sử dụng đất cho Nhà nước để dùng vào mục đích công cộng còn bất cập, trình tự thủ tục cũng rất khó khăn. Có những hộ dân đã nhiều năm hiến đất nhưng chưa được chỉnh lý biến động, gây bức xúc.
Ông Văn Tiến Dũng khẳng định việc hiến đất, tặng cho đất để Nhà nước làm công trình công cộng là nghĩa cử đẹp, đáng trân trọng, đáng ghi nhận. Tuy nhiên, những trường hợp này không nhiều.
Theo ông Dũng, có hiện tượng hiến đất, tặng đất cho Nhà nước làm đường nhưng thực tế họ muốn nhân việc này để phân lô bán nền. Do đó, có những ý kiến nói là cử tri bức xúc nhưng thực tế lại là "cò đất" bức xúc.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh cho biết ngay sau kỳ họp này, Sở sẽ có văn bản phối hợp, thống nhất với UBND cấp huyện thống kê rõ những trường hợp hiến đất làm công trình công cộng. Trong kỳ tiếp xúc cử tri, Sở cũng sẽ cử lãnh đạo văn phòng đăng ký đất đai tham dự để tiếp nhận ý kiến cử tri về những trường hợp này.
"Nếu xác định những trường hợp cho tặng quyền sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng thực chất, đúng quy định sẽ chỉ đạo cán bộ xử lý hồ sơ dứt điểm ngay; những trường hợp lợi dụng để phân lô, tách thửa sẽ cho thanh tra, kiểm tra, xử lý, thậm chí xử phạt vi phạm hành chính" - ông Dũng nói.
Được biết, giai đoạn 2021-2023, có tình trạng sốt đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, đặc biệt là việc phân lô, tách thửa, bán nền…
Một số địa phương, hoạt động giao dịch bất động sản diễn ra rất sôi động như huyện Dương Minh Châu; thị xã Trảng Bàng; TP Tây Ninh..., nguyên nhân được cho là sắp tới trên địa bàn tỉnh triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng như Cao tốc TP HCM - Mộc Bài; dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT 782, ĐT 784, đường Đất Sét - Bến Củi; dự án Tuyến đường kết nối vùng N8 - ĐT 789 xã Bến Củi...
Ngoài ra, so với giá đất của các tỉnh lân cận thì Tây Ninh rẻ hơn rất nhiều, do đó nhà đầu tư đổ xô về đây mua đất "để dành".
Bất động sản xanh ở Việt Nam còn nhiều hạn chế
So với các quốc gia khác, số lượng bất động sản xanh tại Việt Nam vẫn còn khá hạn chế, còn nhiều khía cạnh phải học hỏi
Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels, vừa có nhận định với cơ quan báo chí liên quan đến bất động sản xanh.
Theo ông Mauro Gasparotti, do chu kỳ phát triển bất động sản, mỗi một dự án đều cần một khoảng thời gian nhất định để hoạch định, xây dựng. Trong khi các công trình, dự án bất động sản đang vận hành được hoạch định, thiết kế trước dịch COVID-19, khi đó chủ đầu tư tại Việt Nam chủ yếu chạy theo quy mô, chứ chưa dành nhiều sự quan tâm đến yếu tố bền vững, chất lượng trải nghiệm tại dự án.
Do vậy, trong chu kỳ bất động sản tiếp theo, yếu tố bền vững tại các dự án bất động sản sẽ hiện diện rõ nét hơn khi chủ đầu tư chú trọng việc tích hợp các yếu tố xanh, thân thiện với môi trường.
Với bất động sản thương mại, bao gồm văn phòng và cho thuê bán lẻ, ngày càng nhiều khách thuê đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài yêu cầu các tòa nhà đạt tiêu chí xanh, bền vững. Theo ông Mauro Gasparotti, nhóm khách thuê sẵn sàng trả mức giá cao hơn cho những dự án đạt các chứng chỉ xanh.
Về loại hình bất động sản dân cư, các chủ đầu tư, đặc biệt là chủ đầu tư quốc tế đang chú trọng hơn đến yếu tố phát triển bền vững, chú trọng trải nghiệm nâng cao sức khỏe (wellness) trong việc hoạch định, phát triển dự án. Đây không chỉ đơn thuần là điểm nhấn marketing cho việc bán hàng, mà sẽ trở thành tiêu chí quan trọng mà thị trường tìm kiếm.
"Người mua hiện nay có yêu cầu cao hơn và cũng có nhiều sự lựa chọn hơn. Do vậy, để duy trì cũng như nâng cao tính cạnh tranh, các chủ đầu tư cần chú trọng yếu tố xanh, hướng đến giá trị bền vững trong quá trình hoạch định và truyền tải đúng các giá trị cam kết khi triển khai dự án" - Giám đốc Savills Hotels phân tích.
Bình Định giao đất cho Công ty An Việt Phát thực hiện dự án khu dân cư 1.359 tỷ đồng
Mới đây, UBND tỉnh Bình Định giao 30.621m2 đất, thuộc tờ bản đồ số 05, Phường Quang Trung, thành phố Quy Nhơn cho Công ty TNHH Đầu tư An Việt Phát để thực hiện dự án Khu dân cư Ánh Việt.
Cụ thể, diện tích đất nhà ở liên kế là 6.988,6m2; Đất nhà ở chung cư là 7.100,5m2; Đất công trình cộng cộng, hạ tầng kỹ thuật (cây xanh, giao thông, trường mẫu giáo) là 16.531,9m2.
Đối với phần diện tích 1.909m2 nằm trong quy hoạch đường Điện Biên Phủ nối dài, không giao cho nhà đầu tư, Nhà nước thực hiện quy hoạch đường giao thông theo quy định.
UBND tỉnh Bình Định giao Cục Thuế tỉnh thông báo tiền sử dụng đất đối với Công ty TNHH Đầu tư An Việt Phát theo quy định.
Công ty TNHH Đầu tư An Việt Phát có trách nhiệm phối hợp với Công ty Điện lực Bình Định để thực hiện di dời đường dây điện 22kv hiện trạng trên mặt bằng để sớm triển khai thực hiện dự án theo quy định.
Trước đó, vào năm 2021, UBND tỉnh Bình Đinh đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho liên danh Công ty TNHH Thương mại Ánh Việt và Tổng công ty Pisico Bình Định đầu tư dự án khu dân cư Ánh Việt.
Dự án khu dân cư Ánh Việt nằm tại Quốc lộ 1D, phường Quang Trung, TP. Quy Nhơn có tổng mức đầu tư 1.359 tỷ đồng và tổng diện tích đất 3,288ha.
Đến ngày 16/12/2021, UBND tỉnh Bình Định có quyết định số 5011/QĐ-UBND về việc công nhận doanh nghiệp dự án đối với dự án Khu dân cư Ánh Việt tại Phường Quang Trung, thành phố Quy Nhơn. Theo đó, Công ty TNHH Đầu tư An Việt Phát được công nhận là doanh nghiệp thực hiện dự án Khu dân cư Ánh Việt.
Tháng 10/2023, UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu dân cư Ánh Việt, phường Quang Trung, thành phố Quy Nhơn.
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư Ánh Việt, phường Quang Trung, thành phố Quy Nhơn có diện tích 3,25 ha. Ranh giới cụ thể có phía Bắc giáp quốc lộ 1D; Phía Nam Giáp đất đồi núi; Phía Đông giáp khu dân cư hiện trạng; Phía Tây giáp đại đội trinh sát và Khu dân cư hiện trạng.
Các chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc gồm: Quy mô dân số dự kiến khoảng 1.670 người; đất nhà ở liên kề có tầng cao 4 tầng; đất nhà ở chung cư thương mại có tổng số căn hộ khoảng 304 căn, tầng cao tối đa 21 tầng, mật độ xây dựng tối đa 60,37%, hệ số sử dụng đất tối đa 7,9 lần; đất nhà ở chung cư xã hội có tổng số căn hộ khoảng 91 căn, tầng cao tối đa 9 tầng, mật độ xây dựng tối đa 28,66%, hệ số sử dụng đất tối đa 3,01 lần;…
Cần Thơ phê duyệt đầu tư dự án Aeon Mall trị giá 5.400 tỷ đồng; Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu EUR vào KCN của Đồng Tâm Group ở Long An; Nhu cầu tìm mua bất động sản tại Việt Nam tăng mạnh... là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) tăng 75% so với quý I/2022.
Lạng Sơn chấp thuận T&T Group nghiên cứu triển khai 2 dự án khu đô thị sinh thái; Bắc Giang quy định về điều kiện tách khu đất công thành dự án độc lập; Lào Cai tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong triển khai nhà ở xã hội… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Cổng TTĐT huyện Quốc Oai (TP Hà Nội) vừa cập nhật kết quả phiên đấu giá20 thửa đất (Khu LK3, LK4) tại khu đất đấu giá ĐG31/2019 thôn Yên Quán, xã Tân Phú diễn ra vào ngày 16/11.
Dự án chung cư cũ tái khởi động, giá dự kiến tăng gấp 2-3 lần; Phú Quốc chuyển hơn 57 ha đất rừng thực hiện dự án khu du lịch sinh thái; Cưỡng chế bàn giao phí bảo trì chung cư Saigon Gateway; Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư...
Đây là thông tin được Batdongsan.com.vn đưa ra tại sự kiện "Toàn cảnh thị trường bất động sản Việt Nam 2024 và tiêu điểm Đà Nẵng" ngày 13/11, tại Hà Nội, nhằm phân tích các xu hướng và cơ hội tiềm năng.
Kiểm kê việc quản lý, sử dụng đất sân golf, sân bay ở Cần Thơ; Người dân trung tâm TP HCM hiến hàng nghìn m2 đất vàng; “Năm 2025, giá bất động sản sẽ bắt đầu nhảy theo Luật”… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Quảng Nam xử lý dự án hơn 39 tỷ đồng, bỏ hoang nhiều năm; Bắc Giang có thêm dự án khu đô thị mới Chũ Central Park; Cần Thơ chấn chỉnh việc mua bán nhà ở xã hội; Bình Định rà soát các dự án Condotel, gỡ vướng cấp "sổ đỏ"… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.