Loạt “ông lớn” họp khẩn với Chính phủ và Bộ Xây dựng, kiến nghị 10 vấn đề giải cứu thị trường ; Tạm dừng điều chỉnh người sử dụng đất Khu đô thị mới Mỹ Hưng - Cienco 5; TTCP kết luận nhiều vi phạm hàng loạt dự án tại tỉnh Kon Tum… là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong tuần qua.
Tạm dừng điều chỉnh người sử dụng đất Khu đô thị mới Mỹ Hưng - Cienco 5
Mới đây, UBND TP Hà Nội đã ký ban hành về việc tạm dừng thực hiện quyết định 5269 ngày 25/11/2020 của UBND TP về việc điều chỉnh một số nội dung ghi tại quyết định 3128 ngày 30/7/2008.
Lý do tạm dừng là Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang rà soát, báo cáo theo kiến nghị của Thanh tra TP tại văn bản 3271 ngày 24/8/2022 về việc kiểm tra, rà soát tổng thể dự án BT đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây và các dự án khác để hoàn vốn dự án BT.
Tại quyết định này, UBND TP cũng yêu cầu UBND huyện Thanh Oai, UBND các xã: Cự Khê, Mỹ Hưng, Tam Hưng, Bình Minh, huyện Thanh Oai giám sát việc quản lý sử dụng đất và chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương theo đúng quy định.
Trước đó, ngày 25/11/2020, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng ký quyết định 5269 điều chỉnh một số nội dung ghi tại quyết định số 3128 ngày 30/7/2008 của UBND tỉnh Hà Tây trước đây.
Theo quyết định này, UBND TP Hà Nội điều chỉnh tên người sử dụng đất ghi tại quyết định 3128 về việc thu hồi hơn 182 ha đất trên địa bàn xã Cự Khê, Mỹ Hưng, Tam Hưng, Bình Minh của huyện Thanh Oai, chuyển mục đích sử dụng thành đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Mỹ Hưng - Cienco 5 từ Công ty CP phát triển địa ốc Cienco 5 thành Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 - CTCP.
Lý do điều chỉnh là căn cứ theo quyết định 963 năm 2008 của UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) về việc cho phép đầu tư dự án Khu đô thị Mỹ Hưng - Cienco5 tại huyện Thanh Oai và đề nghị của Cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an)…
TTCP kết luận nhiều vi phạm hàng loạt dự án tại tỉnh Kon Tum
Thanh tra Chính phủ vừa công bố văn bản kết quả thanh tra số 1919/TB-TTCP về việc quản lý, sử dụng đất và quản lý, đầu tư xây dựng; thanh tra dự án có dấu hiệu vi phạm trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong giai đoạn 1/1/2016 đến 31/12/2019.
Theo đó, trong việc quản lý giám sát, quyền nghĩa vụ của người sử dụng đất, quản lý giám sát đầu tư đối với một số dự án ngoài ngân sách, giai đoạn 2016-2019 đã có 270 tổ chức được UBND tỉnh Kon Tum giao đất, cho thuê đất, trong đó có nhiều dự án sai phạm.
Ba dự án thủy điện gồm Đắk Re do CTCP Thủy điện Thiên Tân làm chủ đầu tư; Thượng Kon Tum do CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh làm chủ đầu tư và Đắk Psi 6 do CTCP Thủy điện Đắk Psi 6 làm chủ đầu tư có các vi phạm liên quan đến sử dụng, chiếm dụng đất; triển khai chậm tiến độ; sai phạm về báo cáo đánh giá tác động môi trường và tiền ký quỹ do sự thiếu trách nhiệm của cơ quan chức năng…
Dự án Tổ hợp thương mại, vui chơi giải trí và nhà phố do CTCP Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư và dự án siêu thị Co.opmart Kon Tum do Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM làm chủ đầu tư sai phạm trong việc UBND tỉnh giao Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh thực hiện nhiệm vụ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông qua hình thức đấu giá; đấu giá và cho thuê đất không đúng quy định; có nguy cơ làm thất thu ngân sách; vi phạm quy định về Luật đất đai 2013…
Ngoài ra, kết luận của Thanh tra Chính phủ còn cho biết, việc giao đất, cho thuê đất tại 4 huyện, thành phố (TP Kon Tum, huyện Đắk Hà, huyện Ngọc Hồi, huyện Kon Rẫy) có nhiều sai phạm. Riêng tại TP Kon Tum có tình trạng giao đất vượt hạn mức, giao đất cho 43 trường hợp không thuộc đối tượng tái định cư, khiến nguy cơ thất thu cho ngân sách hơn 3,5 tỷ đồng; Huyện Đắk Hà có 85 trường hợp giao đất không qua đấu giá đối với quỹ đất nhỏ, lẻ trong thời gian dài…
Ninh Bình chỉ đạo rà soát về siêu dự án du lịch gần 2.000ha
Sở xây dựng tỉnh Ninh Bình mới đây có văn bản đề nghị tạm dừng triển khai lập Quy hoạch phân khu xây dựng khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình do các Quy hoạch chung, Quy hoạch phân khu xây dựng khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình có đề xuất nhiều nội dung liên quan đến hệ thống đê khu vực sông Hoàng Long.
Sau khi xem xét, UBND tỉnh Ninh Bình cho biết, Quy hoạch rà soát phương án phòng, chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê lưu vực sông Hoàng Long có xem xét đến quy hoạch khu du lịch Kênh Gà, Vân Trình đến năm 2030 tầm nhìn 2050 đã được UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu tư vấn tại Quyết định số 941/QĐ-UBND ngày 27/10/2022.
Do đó, UBND tỉnh Ninh Bình yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương triển khai thực hiện thủ tục lựa chọn nhà thầu và đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch theo quy định.
Trong quá trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập quy hoạch phòng, chống lũ nêu trên, yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để cung cấp hồ sơ, tài liệu quy hoạch, định hướng của tỉnh để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất giữa các quy hoạch, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Sau khi Quy hoạch phòng chống lũ nêu trên được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Sở Xây dựng tham mưu, báo cáo UBND tỉnh phương án thực hiện Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình và tiếp tục thực hiện việc lập Quy hoạch phân khu xây dựng khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình theo quy định.
Thái Nguyên yêu cầu ngăn chặn tung tin đồn thổi để trục lợi từ bất động sản
UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Chỉ thị số 17/CT-UBND về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, để khắc phục các hoạt động đầu cơ mua đi bán lại bất động sản gây “sốt đất ảo”, hiện tượng “thổi phồng giá” và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững trong thời gian tới. UBND tỉnh Thái Nguyên đã giao nhiệm vụ cụ thể và giải pháp trọng tâm theo lĩnh vực quản lý ngành cho các đơn vị: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh, Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Thông tin tỉnh, UBND các huyện, thành phố và Chủ đầu tư các dự án bất động sản, các tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản.
Trong đó, yêu cầu Sở Xây dựng tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh. Thực hiện công khai minh bạch thông tin quy hoạch, danh mục, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án bất động sản.
Đồng thời, Sở Xây dựng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, nắm bắt tình hình, diễn biến của thị trường bất động sản; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động môi giới bất động sản, kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh, kịp thời xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm…
Loạt “ông lớn” địa ốc họp khẩn với Chính phủ và Bộ Xây dựng, kiến nghị 10 vấn đề "giải cứu" thị trường
Sáng 8/11, tại trụ sở Văn phòng Chính phủ ở TP.HCM, cuộc họp giữa hàng loạt doanh nghiệp bất động sản đầu ngành với Chính phủ và Bộ Xây dựng nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản đã diễn ra.
Cuộc họp do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cùng Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, đại diện Văn phòng Chính phủ, HoREA và 19 chủ tịch, tổng giám đốc các tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản phía Nam.
Bên cạnh đó, còn có Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp ở Hà Nội với sự tham gia của Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị và khoảng 15 chủ tịch, tổng giám đốc các tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản.
Theo thông tin từ ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), cuộc họp đã tác động rất tích cực, làm tăng niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, người dân và các nhà đầu tư.
Theo ông Châu, hiện nay thị trường bất động sản rất khó khăn và các doanh nghiệp đã chỉ thẳng 10 vấn đề cũng như đề xuất giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người mua nhà, nhà đầu tư để thị trường bất động sản tiếp tục phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Trong đó, các doanh nghiệp đề nghị Thủ tướng xem xét thành lập "ban công tác đặc biệt" hoặc "tổ công tác đặc biệt" để tháo gỡ khó khăn cho một số doanh nghiệp và dự án điển hình…
https://sohuutritue.net.vn/tin-bat-dong-san-noi-bat-trong-tuan-doanh-nghiep-dia-oc-kien-nghi-chinh-phu-va-bo-xay-dung-giai-cuu-thi-truong-d152168.htmlCopy link
Nằm ở phía Tây Nam TP.HCM, Cần Giuộc (Long An) hội tụ nhiều lợi thế phát triển về kinh tế, đặc biệt là bất động sản còn nhiều tiềm năng cũng như cơ hội đầu tư.
Các chuyên gia cho rằng, DN BĐS đang gặp vướng mắc về vốn đối với kênh TPDN. Do đó, cần xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc, dài hạn cho thị trường này thông qua việc sớm xây dựng đạo luật về TPDN.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, giá bán căn hộ chung cư ở một số khu vực tại Hà Nội, TP. HCM tăng cao hơn so với quý trước. Sản phẩm chủ đạo trên thị trường vẫn là căn hộ phân khúc trung cấp (có mức giá khoảng 30 triệu đồng - 50 triệu đồng/m2).
Tại buổi họp công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý 3, Bộ Xây dựng đã đề nghị các địa phương khẩn trương thực hiện một số giải pháp cho thị trường bất động sản Việt Nam.
Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, phân khúc căn hộ chung cư bình dân (giá dưới 25 triệu đồng/m2) - nhà ở vừa túi tiền, đã “tuyệt chủng”, trong vài năm trở lại đây và rất khó...
SKV - UBND TP.HCM cho biết đã có 8/30 dự án bất động sản đã được giải quyết hoàn toàn, 22/30 dự án có vướng mắc đang được sở ngành, TP.Thủ Đức tiếp tục tham mưu xử lý theo quy định. Điều này đã giúp tăng nguồn cung cho thị trường.
Hai dự án tại Đà Nẵng đủ điều kiện kinh doanh nhưng vẫn đang thế chấp; Thanh Oai (Hà Nội) đấu giá lô đất cao nhất 75,3 triệu đồng/m2; Hà Nam giao hơn 12,5 ha đất cho dự án Khu nhà ở tại thị xã Duy Tiên...
Trong khuôn khổ chương trình ký họp thứ 8, khóa XV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, vừa được Quốc hội thông qua chiều 23/11.
TP HCM triển khai kế hoạch xử lý các dự án tồn đọng, chậm tiến độ; Thanh Hóa có thêm khu công nghiệp hơn 1.000 tỷ đồng; Hà Tĩnh cung cấp thông tin vi phạm pháp luật đất đai và công khai dự án; Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp rộng hơn 254 ha ở Yên Bái… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Cần Thơ phê duyệt đầu tư dự án Aeon Mall trị giá 5.400 tỷ đồng; Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu EUR vào KCN của Đồng Tâm Group ở Long An; Nhu cầu tìm mua bất động sản tại Việt Nam tăng mạnh... là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) tăng 75% so với quý I/2022.
Lạng Sơn chấp thuận T&T Group nghiên cứu triển khai 2 dự án khu đô thị sinh thái; Bắc Giang quy định về điều kiện tách khu đất công thành dự án độc lập; Lào Cai tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong triển khai nhà ở xã hội… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.