Bất động sản Biz

Tin bất động sản ngày 8/7: Bất động sản TP HCM sẽ không có đột biến trong nửa cuối năm 2022

Thứ sáu, 08/07/2022 | 14:47 Theo dõi BĐS Biz trên

Hà Nội hủy quyết định xây 10 tòa cao ốc ở khu “đất vàng” 148 Giảng Võ; Hòa Bình tìm chủ đầu tư cho Khu nhà ở hơn 600 tỉ đồng; Xử phạt Công ty Phú Gia Thịnh Quảng Nam vì sai phạm tại dự án Khu đô thị Mỹ Gia… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.

Bất động sản TP HCM sẽ không có đột biến trong nửa cuối năm 2022

Theo dự báo từ DKRA Việt Nam, nguồn cung mới và sức cầu của phân khúc đất nền trong 6 tháng cuối năm không có nhiều đột biến và tiếp tục duy trì ổn định như giai đoạn đầu năm. Nguôn cung tập trung tại các dự án đã mở bán trước đó và phân bổ ở thị trường giáp ranh TP HCM như Đồng Nai, Long An và Bình Dương.

Bất động sản TP HCM sẽ không có đột biến trong nửa cuối năm 2022/Ảnh minh họa.

Ở phân khúc căn hộ, nguồn cung mới tại TP HCM sụt giảm, đạt khoảng 70% nguồn cung 6 tháng đầu năm 2022 (khoảng 9.000 -11.000 căn); Bình Dương duy trì ở mức 3.000 - 4.000 căn; Long An khoảng 300 căn. Các tỉnh thành khác khan hiếm nguồn cung mới. Đặc biệt, sức cầu chung cũng như thanh khoản thị trường có thể bị tiếp tục bị ảnh hưởng nếu động thái siết tín dụng của ngân hàng chưa có hướng tháo gỡ kịp thời. Phân khúc căn hộ hạng A duy trì vị thế chủ đạo và dẫn dắt nguồn cung mới toàn thị trường. Dưới áp lực chi phí, đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu, mặt bằng giá bán sơ cấp có thể tăng trong khi giá bán thứ cấp không có nhiều biến động.

Nguồn cung mới và sức cầu phân khúc nhà phố/biệt thự có thể tăng nhẹ so với đầu năm, dự báo khoảng 4.000 - 5.000 căn. Đối với bất động sản nghỉ dưỡng, nguồn cung mới condotel dự báo tăng so với 6 tháng đầu năm 2022, cung cấp ra thị trường khoảng 2.000 - 2.500 căn, tập trung phần lớn tại Binh Định, Bà Rịa - Vũng Tàu và Quảng Bình.

Trong khi đó, nguồn cung biệt thự nghỉ dưỡng và nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng 6 tháng cuối năm duy trì ở mức ổn định, tương đương với những tháng đầu năm. Sức cầu chung thị trường có thể tăng nhẹ, giao dịch tập trung chủ yếu ở phân khúc nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng, biệt thự nghỉ dưỡng và tập trung vào những dự án được phát triển bởi các chủ đầu tư lớn, uy tín. Những dự án nằm trong khu nghỉ dưỡng phức hợp đầy đủ tiện nghi và có vị trí tốt tiếp tục nhận được sự quan tâm của khách hàng.

"Dự báo nửa cuối năm 2022, nguồn cung và sức cầu ở hầu hết các phân khúc tiếp tục duy trì ổn định như giai đoạn nửa đầu năm. Mặt bằng giá sơ cấp có thể tiếp tục xu hướng tăng, trong khi giá bán thứ cấp không có nhiều biến động" - các chuyên gia nhận xét.

Hà Nội hủy quyết định xây 10 tòa cao ốc ở khu “đất vàng” 148 Giảng Võ

Ngày 7/7, Kỳ họp thứ 7, HĐND TP Hà Nội đã tái chất vấn tại hội trường về việc thúc đẩy thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố đã được chất vấn tại Kỳ họp thứ 3 và các dự án được HĐND thành phố giám sát trong thời gian qua.

Theo HĐND TP Hà Nội, nhóm vấn đề này mặc dù đã được chỉ đạo, tổ chức triển khai khắc phục nhưng kết quả còn chưa cao, chưa có nhiều chuyển biến rõ nét. Nhiều dự án còn chậm triển khai ở nhiều loại hình công trình, ở cả vốn đầu tư công, vốn ODA và vốn ngoài ngân sách, gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.

Tại buổi chất vấn trên, trả lời về việc dự án 148 Giảng Võ (quận Ba Đình) sau nhiều năm phê duyệt đến nay vẫn để không, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, khu đất 148 Giảng Võ, Ba Đình đã có chủ trương đầu tư chuyển đổi đầu tư làm trung tâm dịch vụ thương mại văn hóa được Chính phủ phê duyệt và gắn với chủ trương đầu tư trung tâm triển lãm, khu đô thị mới ở Đông Anh…

Vừa qua, thành phố đã chấp thuận đầu tư với trung tâm hội chợ triển làm ở Đông Anh. Đối với ô đất 148 Giảng Võ, thành phố đã phê duyệt chủ trương đầu tư với khoảng 10 tòa nhà chung cư trên ô đất 6,8ha tại số 148 Giảng Võ.

Mặc dù xác định ô đất này là điểm nhấn, song trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, UBND, các bộ ngành, dư luận, năm 2009 thành phố đã có quyết định thu hồi dự án để nghiên cứu một dự án phù hợp hơn.

Thời gian qua, dưới sự quyết liệt của Thành ủy, HĐND, UBND TP đang quyết liệt điều chỉnh lại quyết định đầu tư, chủ đầu tư cũng đã thống nhất không xây dựng 10 tòa nhà cao tầng và thay vào đó là khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại cho phù hợp, hài hòa với việc cải tạo khu tập thể Giảng Võ, hồ Giảng Võ. Từ đó, điều chỉnh lại quy mô phục vụ hoạt động cộng đồng…

Theo ông Tuấn, sau khi các bước hoàn thành, Thành phố sẽ tiến hành điều chỉnh quyết định đầu tư và chủ đầu tư cũng cam kết sẽ triển khai ngay. Tới đây, TP Hà Nội và Bộ Xây dựng sẽ trao đổi, thống nhất lại để báo cáo Chính phủ…

Hòa Bình tìm chủ đầu tư cho Khu nhà ở hơn 600 tỉ đồng

Khu nhà ở và dịch vụ cộng đồng tại xã Quang Tiến, thành phố Hoà Bình vừa được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hoà Bình công bố danh mục dự án để đầu tư.

Theo đó, dự án có diện tích 48,1ha. Quy mô dân số khoảng 2.990 người.

Cơ cấu sản phẩm nhà ở thương mại gồm 16,1ha đất ở biệt thự, với 503 căn biệt thự thuộc phân khúc trung, cao cấp; 4ha đất xây dựng nàh ở xã hội.

Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án hơn 666 tỉ đồng.

Nhà đầu tư thực hiện đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật gồm: Ứng kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng; san nền; hệ thống giao thông; cấp nước sinh hoạt, cấp nước phòng cháy chữa cháy; thoát nước mưa, nước thải; cấp điện sinh hoạt, điện chiếu sáng, cây xanh đường phố; thông tin liên lạc, hệ thống hạ tầng xã hội (nhà trẻ mẫu giáo, nhà văn hóa) trên diện tích 1,4ha. Sau khi đầu tư xong, chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, khai thác.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư phải thực hiện xây thô và hoàn thiện mặt ngoài 31 căn nhà nằm trên vị trí tiếp giáp với khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị, mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực trở lên, các lô đất còn lại được phép phân lô bán nền. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, nhà ở cho các khách hàng theo quy định hiện hành.

Tổng thời gian thực hiện dự án không quá 4 năm (kể từ ngày được cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc chấp thuận nhà đầu tư theo quy định). Trong đó, đến hết quý 3.2022 hoàn thành thủ tục chuẩn bị đầu tư; từ quý 4.2022 đến hết quý 3.2025 tổ chức giải phóng mặt bằng, san nền; xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; xây thô các căn nhà ở; đến quý 4.2025 hoàn thành dự án, kinh doanh và bàn giao công trình.

Hiện trạng đất chưa giải phóng mặt bằng. Thời hạn để nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án là ngày 15.8.2022.

Xử phạt Công ty Phú Gia Thịnh Quảng Nam vì sai phạm tại dự án Khu đô thị Mỹ Gia

Theo đó, Công ty TNHH Phú Gia Thịnh Quảng Nam bị xử phạt 70 triệu đồng, đồng thời buộc tự phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

UBND thị xã Điện Bàn cho biết, lý do xử phạt là vì công ty đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

Dự án Khu đô thị Mỹ Gia

Cụ thể là, Công ty TNHH Phú Gia Thịnh Quảng Nam khởi công xây dựng công trình mà chưa có thiết kế bản vẽ thi công của công trình, hạng mục công trình đã được phê duyệt tại vị trí lô đất Thương mại dịch vụ có ký hiệu TM1-10, Khu đô thị Mỹ Gia thuộc Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc (theo Quyết định 2227/QĐ-UBND ngày 13/8/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam), khối phố Hà Dừa, phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

UBND thị xã Điện Bàn yêu cầu trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, tổ chức vi phạm phải nộp số tiền phạt trên vào Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thị xã Điện Bàn (số 81 Mẹ Thứ, khối 3, phường Vĩnh Điện, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).

Đồng thời, tổ chức vi phạm nêu trên phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt. Nếu quá thời hạn mà không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Tổ chức vi phạm nêu trên có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.

Trước đó, ngày 13/8/2020, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 2227/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng (1/500) Khu đô thị Mỹ Gia tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn.

Lý do điều chỉnh là để cập nhật, bổ sung ranh giới theo hiện trạng sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật.

Đồng thời việc điều chỉnh quy hoạch còn nhằm đấu nối hạ tầng kỹ thuật đảm bảo theo hồ sơ khớp nối, bổ sung và điều chỉnh Quy hoạch phân khu (1/2000) các giai đoạn I, II, III tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1253/QĐ-UBND ngày 26/4/2019.

Huy Tùng (t/h)/Theo Petrotimes

Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/tin-bat-dong-san-ngay-87-bat-dong-san-tp-hcm-se-khong-co-dot-bien-trong-nua-cuoi-nam-2022-659419.html

Chính thức đề xuất Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở có hiệu lực từ 1/7

Chính thức đề xuất Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở có hiệu lực từ 1/7

Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với hiện nay.
Hà Nội thông tin về tiến độ xây dựng 6 dự án trọng điểm

Hà Nội thông tin về tiến độ xây dựng 6 dự án trọng điểm

Cục Thống kê Hà Nội vừa có báo cáo thông tin về tiến độ triển khai 4 công trình hạ tầng giao thông và 2 công trình hạ tầng xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Ngân hàng cấp tín dụng khoảng 7.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội

Ngân hàng cấp tín dụng khoảng 7.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội

Đến nay, các ngân hàng đã cam kết cấp tín dụng cho 15 dự án với số tiền khoảng 7.000 tỷ đồng, trong đó có 8 dự án nhà ở xã hội tại 7 địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 640 tỷ đồng.
Dòng kiều hối sẽ đổ mạnh vào thị trường bất động sản

Dòng kiều hối sẽ đổ mạnh vào thị trường bất động sản

Lượng kiều hối gửi về Việt Nam mỗi năm tương đương giá trị 10.000 căn hộ. Với các quy định thông thoáng hơn về sở hữu nhà ở, dòng tiền này có thể sẽ chảy nhiều hơn nữa vào lĩnh vực bất động sản trong thời gian tới.
Tập đoàn Hòa Phát lãi đậm, nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi vay giảm

Tập đoàn Hòa Phát lãi đậm, nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi vay giảm

Quý I/2024, Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long lãi lớn gần 3.000 tỷ cao gấp 7,5 lần so với cùng kỳ nhưng vẫn thấp hơn so với quý liền trước. Nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi giảm, song doanh nghiệp lại không thuyết minh cụ thể tình hình nợ vay tài chính.
Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Ngân hàng Agribank đang rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ tại loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực xăng dầu và sản xuất thép. Đáng chú ý, tính đến cuối năm 2023, tài sản thế chấp tại Agribank sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng.
Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Mới đây, Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành văn bản về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Hùng Cường (SN 1977), đại diện pháp luật Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Nam. Nguyên nhân là do công ty này chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Bất động sản Biz