Thủ tướng: Các doanh nghiệp BĐS "không thể khó khăn cũng đòi có lãi!"

Thứ sáu, 17/02/2023 | 16:26 Theo dõi BĐS Biz trên

Theo Thủ tướng, các doanh nghiệp BĐS phải có trách nhiệm giải quyết các khó khăn do chính mình gây ra; Lúc làm ăn có lãi bù trừ với lúc làm ăn thua lỗ. Không thể lúc nào cũng có lãi được, không thể khó khăn cũng đòi có lãi...

Sáng 17/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng nêu rõ một số vấn đề nổi lên của thị trường bất động sản.

Thứ nhất, cơ cấu cung cầu lệch pha, quá tập trung cho các phân khúc cao cấp mà ít quan tâm tới phân khúc trung bình, thu nhập thấp.

Thứ hai, giá cả không hợp lý, không phù hợp với thu nhập bình quân đầu người. Theo thông tin trên báo chí, phải mất 1 năm thu nhập bình quân đầu người mới mua được 2 m2 nhà ở cao cấp.

Thứ ba, phản ứng chính sách của các chủ thể liên quan (cơ quan quản lý, doanh nghiệp, ngân hàng) còn chậm.

Thứ tư là những vướng mắc về pháp lý.

Thứ năm, nguồn vốn còn khó khăn (tín dụng, trái phiếu, các nguồn khác).

Thứ sáu, quy hoạch các dự án, điều chỉnh cơ cấu các dự án còn chậm.

Thứ bảy, cán bộ một số nơi, một số lúc còn ngại trách nhiệm, không dám làm.

Thứ tám, các doanh nghiệp chưa thực sự linh hoạt, xử lý kịp thời các vướng mắc do chính mình gây ra.

Các tổ chức ngân hàng, tài chính phải khơi thông dòng vốn

Về quan điểm, tư duy, phương pháp luận giải quyết vấn đề, Thủ tướng nêu rõ, phải tuân thủ quy luật thị trường, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, bất động sản bình đẳng với các ngành nghề, lĩnh vực khác. Trong đó, điểm cân bằng, dung hòa của cung cầu thể hiện ở giá cả bất động sản, giá cả phải là động lực để thúc đẩy sự phát triển, chứ không phải triệt tiêu sự phát triển.

Nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các chủ thể liên quan đã có đầy đủ trong các nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các tài liệu, báo cáo của hội nghị, Thủ tướng nêu thêm một số nội dung.

Theo đó, các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường quản lý nhà nước, rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế, xây dựng quy hoạch, tăng cường giám sát, kiểm tra, giải quyết các vấn đề nổi lên.

Các tổ chức ngân hàng, tài chính phải khơi thông dòng vốn, giải quyết các vấn đề tín dụng.

Các doanh nghiệp bất động sản phải có trách nhiệm với chính mình, giải quyết các khó khăn do chính mình gây ra do dự báo không sát, phát triển thị trường không tốt, đầu tư vốn không hiệu quả… Cơ cấu lại các phân khúc, giá cả hợp lý để thúc đẩy thanh khoản, hướng tới kinh doanh có lãi nhưng hài hòa.

"Lúc làm ăn có lãi bù trừ với lúc làm ăn thua lỗ. Không thể lúc nào cũng có lãi được, không thể khó khăn cũng đòi có lãi, không có ai nắm tay đến tối, gối tay đến sáng, phải góp phần vì cái chung", Thủ tướng nhấn mạnh.

Các ngân hàng tiết giảm chi phí đầu vào, tăng cường chuyển đổi số, giảm lãi suất huy động với sự vào cuộc của Ngân hàng Nhà nước; từ đó giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại các nhóm nợ, giảm phí, lệ phí… Nền kinh tế có phát triển thì ngân hàng mới phát triển được.

Chính quyền các cấp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục, đẩy nhanh xây dựng các quy hoạch, thực hiện nghiêm quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch kịp thời và điều chỉnh các dự án trên địa bàn phù hợp điều kiện, tình hình địa phương.

Một nhiệm vụ quan trọng khác là bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng, đồng thời tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng lựa chọn được sản phẩm tốt, phù hợp, góp phần để thị trường phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Sắp tới, Chính phủ sẽ có đề án riêng về phát triển nhà ở, nhà ở công nhân, người thu nhập thấp.

Thủ tướng hoan nghênh Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại hội nghị đã báo cáo về gói tín dụng cho lĩnh vực này, Chính phủ sẽ xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu tổ chức công tác truyền thông hiệu quả, đúng, trúng, kịp thời, đánh giá khách quan, trung thực, đúng bản chất tình hình, tránh các thông tin sai lệch.

Nhấn mạnh tinh thần của hội nghị là tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, "không ai giải cứu cho ai", Thủ tướng cho biết sau hội nghị, Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết, nhưng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, tinh thần hội nghị, các chủ thể phải thực hiện ngay các công việc để thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.

Xuân Hưng

Theo vnmedia.vn Copy
Tổng nợ gần 80.000 tỷ đồng, Tập đoàn Masan sẽ cân đối tài chính năm 2023 ra sao?

Tổng nợ gần 80.000 tỷ đồng, Tập đoàn Masan sẽ cân đối tài chính năm 2023 ra sao?

Giữa lúc thị trường ngân hàng toàn cầu đầy biến động, Tập đoàn Masan thông báo vẫn giải ngân thành công 375 triệu USD thuộc phần bảo lãnh của khoản vay hợp vốn trị giá 650 triệu USD được ký vào tháng 2/2023. Đáng chú ý, Masan sẽ cân đối tài chính như thế nào trong 2023 khi tổng nợ gần 80.000 tỷ đồng.
Thiên Tân không còn là cổ đông lớn của DIC Corp (DIG)

Thiên Tân không còn là cổ đông lớn của DIC Corp (DIG)

Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư (CTCP) Phát triển Xây dựng (mã DIG-HOSE) báo cáo về ngày trở thành cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thiên Tân. Thiên Tân vừa thông báo đã bán ra hơn 2,7 triệu cổ phiếu DIG vào ngày 27 3.
Ông chủ dự án NHS Trung Văn: Lợi nhuận thấp, cầm cố tài sản liên quan dự án nhà ở xã hội

Ông chủ dự án NHS Trung Văn: Lợi nhuận thấp, cầm cố tài sản liên quan dự án nhà ở xã hội

Dù lên kế hoạch lợi nhuận/vốn đạt 30% trở lên nhưng năm 2021, chỉ tiêu này tại NHS Group - ông chủ dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn chỉ là… 0,23% sau khi doanh thu và lợi nhuận cùng giảm khoảng 96% sau 5 năm. Bên cạnh đó, NHS Group còn cầm cố tài sản liên quan dự án Trung Văn.
Quý I/2023, số doanh nghiệp bất động sản giải thể tăng hơn 30%

Quý I/2023, số doanh nghiệp bất động sản giải thể tăng hơn 30%

Theo thống kê từ Tổng cục Thống kê, trong quý 1 2023, lần lượt có 940 doanh nghiệp thành lập mới và 341 doanh nghiệp giải thể trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Đại gia ngành thép Hòa Phát đang thế chấp ngân hàng những tài sản gì?

Đại gia ngành thép Hòa Phát đang thế chấp ngân hàng những tài sản gì?

Hiện nay, chủ nợ lớn nhất tại Tập đoàn Hòa Phát là một trong 4 ngân hàng quốc doanh. Tài sản bảo đảm cho các khoản vay này khá đa dạng từ tiền gửi, hàng tồn kho đến bất động sản đầu tư, ….
Khởi tố cựu Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Coma 18 liên quan đến sai phạm tại dự án VP6 Linh Đàm

Khởi tố cựu Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Coma 18 liên quan đến sai phạm tại dự án VP6 Linh Đàm

Mới đây, Công an Hà Nội đã ra quyết định bắt tạm giam ông Lê Huy Lân, cựu Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Coma 18 liên quan đến sai phạm tại dự án VP6 Linh Đàm của Tập đoàn Mường Thanh.
Trúng thầu ngàn tỷ, Cường Thịnh Thi Group kinh doanh ra sao?

Trúng thầu ngàn tỷ, Cường Thịnh Thi Group kinh doanh ra sao?

Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Cường Thịnh Thi là “đại gia” xây dựng hàng đầu tỉnh Ninh Bình với tổng giá trị trúng thầu lên đến 17.912 tỷ đồng. Tuy nhiên, bức tranh tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ tồn tại một số vấn đề như biên lợi nhuận thấp, khả năng trả nợ ngắn hạn kém.
Trúng thầu ngàn tỷ, Cường Thịnh Thi Group kinh doanh ra sao?

Trúng thầu ngàn tỷ, Cường Thịnh Thi Group kinh doanh ra sao?

Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Cường Thịnh Thi là “đại gia” xây dựng hàng đầu tỉnh Ninh Bình với tổng giá trị trúng thầu lên đến 17.912 tỷ đồng. Tuy nhiên, bức tranh tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ tồn tại một số vấn đề như biên lợi nhuận thấp, khả năng trả nợ ngắn hạn kém.
Bất động sản Biz