Bất động sản Biz

Techcombank năm thứ 11 không chia cổ tức, chọn tăng vốn bằng ESOP

Thứ ba, 05/04/2022 | 10:13 Theo dõi BĐS Biz trên

Dù là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất khối tư nhân nhưng Techcombank đều nói không với cổ tức. Tuy nhiên, nhà băng này lại có kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HoSE: TCB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2022 với những nội dung quan trọng liên quan đến kế hoạch kinh doanh, tăng vốn điều lệ và chia cổ tức.

Cụ thể, sau năm 2021 với lần đầu tiên ghi nhận lãi trước thuế vượt mốc 1 tỷ USD (23.238 tỷ đồng), Techcombank dự kiến trình cổ đông thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm nay đạt 27.000 tỷ đồng, tương đương mức tăng 16,2% so với năm liền trước. Nếu hoàn thành kế hoạch này, đây sẽ là mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay mà Techcombank ghi nhận được.

Kế hoạch lợi nhuận này được đưa ra dựa trên mức tăng trưởng tín dụng dự kiến của ngân hàng năm nay là 15% hoặc cao hơn trong mức Ngân hàng Nhà nước cho phép, dự kiến đạt tối thiểu 446.554 tỷ đồng vào cuối năm.

Đồng thời, Techcombank cũng đặt mục tiêu kiểu soát nợ xấu (nợ nhóm 3-5) ở mức dưới 1,5% tổng dư nợ năm nay.

Techcombank năm thứ 11 không chia cổ tức, chọn tăng vốn bằng ESOP - Ảnh 1

Ngoài ra, HĐQT Techcombank vẫn tiếp tục xin cổ đông không chia cổ tức năm 2021 nhằm bổ sung vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Đây đã là năm thứ 11 liên tiếp nhà băng này xin giữ lại lợi nhuận không chia cổ tức.

Sau khi trích lập các quỹ và lợi nhuận của các cổ đông thiểu số, lợi nhuận năn 2021 còn lại hơn là gần 13.394 tỷ đồng.  Cộng với khoản lợi nhuận chưa chia của các năm trước, lợi nhuận có thể phân phối của Techcombank là gần 40.137 tỷ đồng.  

Thực tế, nhiều năm trở lại đây, dù là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất khối tư nhân nhưng Techcombank đều không chia cổ tức với lý do tương tự đưa ra năm nay.

 Nguồn: Tài liệu họp ĐHCĐ Techcombank.
 Nguồn: Tài liệu họp ĐHCĐ Techcombank.

Đáng chú ý, dù không có kế hoạch chia cổ tức năm nay, nhưng Techcombank lại có kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Trong đó, ngân hàng sẽ phát hành hơn 6,3 triệu cổ phiếu TCB với giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho người lao động. Sau giao dịch, vốn điều lệ của Techcombank sẽ tăng thêm hơn 63 tỷ đồng, đạt trên 35.172 tỷ.

Ban lãnh đạo ngân hàng cũng cho biết đối tượng tham gia chương trình ESOP năm nay sẽ bao gồm lao động nước ngoài, dẫn tới sự thay đối về giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng. Do đó, Techcombank đề xuất điều chỉnh tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa từ 22,4724% lên 22,4595%.

Những năm trước đó, dù thường xuyên nói không với cổ tức cho cổ đông nhưng Techcombank lại đều đặn phát hành hàng triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên. Như năm 2021, mức phát hành là hơn 6 triệu đơn vị; năm 2020 phát hành 4,76 triệu cổ phiếu; năm 2019 phát hành 3,5 triệu cổ phiếu và năm 2018 phát hành 17 triệu cổ phiếu…

Hình thức này như một cách 'tri ân' với những đóng góp của nhân viên vào kết quả hoạt động chung của doanh nghiệp. Từ đó, tạo động lực cho người lao động, nhân viên.

Quan trọng nhất chính là giảm chi phí và tăng vốn chủ sở hữu. Bởi thế mạnh của ESOP chính là doanh nghiệp hoặc ngân hàng không phải ghi nhận một khoản chi phí lương thưởng so với thưởng bằng tiền mặt. Hơn nữa, phía ngân hàng hay doanh nghiệp cũng không phải chi trả bằng tiền mặt, mà sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại để phát hành cổ phiếu (lợi nhuận chưa phân phối). Do đó, vốn chủ sở hữu tăng thêm và lợi nhuận được giữ lại để tái đầu tư.

Tuy nhiên, phát hành ESOP có thể gây rủi ro cho nhà đầu tư. Đó là rủi ro pha loãng cổ phiếu, khi khối lượng cổ phiếu lưu hành tăng lên dẫn đến làm giảm thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Đó là còn chưa nói đến việc ESOP có thể bị trục lợi, khi lượng cổ phiếu phát hành với giá ưu đãi này chỉ dành cho những lãnh đạo cấp cao nhằm tăng tỷ lệ sở hữu, hoặc những nhân sự thân cận được lựa chọn, chứ không phải hướng đến những cán bộ, nhân viên thật sự nổi trội và có đóng góp lớn cho công ty.

Hoàng Long/Theo Sở hữu trí tuệ 

Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/techcombank-nam-thu-11-khong-chia-co-tuc-chon-tang-von-bang-esop-d136216.html

Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024, Phát Đạt lãi đậm nhưng dòng tiền kinh doanh âm nặng. Doanh nghiệp còn hơn 3.500 tỷ đồng nợ vay được thế chấp bởi cổ phiếu, bất động sản và hơn 7.600 tỷ đồng khoản phải trả ngắn hạn khác, chiếm 65% tổng nợ phải trả...
Tin bất động sản ngày 24/4: Lâm Đồng báo cáo về việc xử lý loạt dự án sai phạm tại Đà Lạt

Tin bất động sản ngày 24/4: Lâm Đồng báo cáo về việc xử lý loạt dự án sai phạm tại Đà Lạt

Thanh Hóa duyệt đồ án quy hoạch Khu công nghiệp 353ha; Doanh nghiệp mới thành lập muốn làm dự án KĐT hơn 2.000 tỷ đồng tại Thái Nguyên; Bình Định chấm dứt dự án sản xuất ván gỗ hơn 4.300 tỷ tại thị xã Hoài Nhơn… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, Mã: MBB) thu về hơn 4.600 tỷ đồng lãi sau thuế, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%.
Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Bộ Tài chính cho biết, tính đến 31/12/2023, tổng dư nợ phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản là 351.390 tỷ đồng.
CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay

CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay

CEO Group vừa khai trương Khu nghỉ dưỡng Wyndham Garden Sonasea Van Don trong bối cảnh ĐHĐCĐ thường niên 2024 bất thành. Năm 2024, CEO đặt kế hoạch kinh doanh lạc quan với lãi sau thuế 150 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước.
Hà Nội: Tình trạng mất cân bằng cung - cầu của phân khúc căn hộ vẫn tiếp tục tồn tại

Hà Nội: Tình trạng mất cân bằng cung - cầu của phân khúc căn hộ vẫn tiếp tục tồn tại

Trong Q1/2024, thị trường căn hộ tại Hà Nội tiếp tục ghi nhận sự mất cân bằng cung – cầu, khi nguồn cung giá phải chăng tiếp tục hạn chế. Chuyển biến trong tâm lý người mua được ghi nhận, dòng sản phẩm căn hộ đối với các đô thị lớn...
Tin bất động sản tuần qua: Cưỡng chế thu hồi khu đất 152 Trần Phú (TP HCM)

Tin bất động sản tuần qua: Cưỡng chế thu hồi khu đất 152 Trần Phú (TP HCM)

Hà Nội duyệt quy hoạch khu đô thị Sóc Sơn gần 630 ha; Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội kiểm tra, xử lý việc "thổi giá" chung cư; Thái Nguyên sắp có khu đô thị hơn 200 tỷ đồng tại huyện Đại Từ...
Tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình

Tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình

Bà Lương Hoàng Lan, đại diện pháp luật của Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình bị tạm hoãn xuất cảnh do công ty nợ thuế 1.045 tỷ đồng.
Bất động sản Biz