Tập đoàn Masan (mã: MSN) của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang ngoài mảng thực phẩm, hàng tiêu dùng, siêu thị... còn kinh doanh mảng khoáng sản thông qua mảnh ghép Công ty Masan High-Tech Materials (MHT - mã: MSR) và nổi bật nhất phải kể tới dự án mỏ Núi Pháo được vận hành bởi Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo.
Tham vọng ngành khoáng sản của "ông lớn" mảng tiêu dùng bán lẻ
Ngoài mảng thực phẩm, hàng tiêu dùng, siêu thị,... Tập đoàn Masan (mã: MSN) của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang còn kinh doanh một vật liệu kim loại có khả năng chống vỡ tốt hơn kim cương, cứng hơn thép, hiện diện ở khắp nơi trong cuộc sống hiện đại.
Theo đó, Tập đoàn Masan tham gia vào mảng kinh doanh khoáng sản thông qua mảnh ghép Công ty Masan High-Tech Materials (MHT - Mã: MSR). Sau hơn 13 năm thành lập, công ty này đã chuyển mình mạnh mẽ từ doanh nghiệp khai thác chế biến khoáng sản thành nhà cung cấp vật liệu công nghệ cao toàn cầu, đồng thời phá thế độc quyền vonfram của Trung Quốc.
Sau khi mua lại nền tảng kinh doanh vonfram toàn cầu của H.C.Starck, Masan High-Tech Materials đã trở thành một trong những công ty chế biến và cung cấp vonfram cận sâu cho các ngành công nghiệp quan trọng như cơ khí chế tạo và công cụ, khai khoáng, ôtô, năng lượng, hàng không và công nghiệp hóa chất.
Masan High-Tech Materials do Tập đoàn Masan sở hữu 86,4% vốn, đã trở thành nhà cung cấp vật liệu Vonfram tiên tiến công nghệ cao hàng đầu thế giới với các cơ sở sản xuất tại Việt Nam, Đức, Canada và Trung Quốc. Ngoài Vonfram, Masan High-Tech Materials cũng là nhà sản xuất florit và bismut lớn trên thế giới.
Mỏ Núi Pháo - một mỏ đa kim nằm tại ba xã Hùng Sơn, Hà Thượng và Tân Linh của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Tại thời điểm năm 2014, trữ lượng đã được xác nhận của mỏ Núi Pháo là khoảng 66 triệu tấn, với vòng đời mở ước tính là 20 năm.
Trữ lượng của mỏ này ước tính chiếm tới gần một phần ba trữ lượng vonfram toàn thế giới bên ngoài Trung Quốc, có khả năng sản xuất tới 6.000 tấn vonfram tinh chế mỗi năm.
Dự án Núi Pháo được xem như nguồn cung vonfram an toàn và đáng tin cậy cho các nhà sản xuất (ô tô, máy bay, thậm chí là điện thoại IPhone), mà không có khoáng chất hay chất hóa học khác có thể thay thế.
Dự án mỏ Núi Pháo được vận hành bởi Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (Khoáng sản Núi Pháo) - là công ty con do Masan High-Tech Materials sở hữu 100%.
Trước đó, vào năm 2010, Tập đoàn Masan tham gia vào dự án Núi Pháo với việc mua lại toàn bộ 70% cổ phần tại Khoáng sản Núi Pháo từ tay Dragon Capital.
Ở giai đoạn ban đầu, Tập đoàn Masan đã thành lập tới 4 pháp nhân để tiếp quản dự án Núi Pháo, bao gồm: Công ty TNHH Tầm nhìn Masan (Masan Horizon); CTCP Tài nguyên Masan, từ năm 2020 đổi tên thành CTCP Masan High-Tech Materials); Công ty TNHH MTV Tài nguyên Masan Thái Nguyên (Masan Thai Nguyen Resources); Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (Khoáng sản Núi Pháo).
Trong đó, Masan High-Tech Materials là công ty nắm vai trò đầu mối và Khoáng sản Núi Pháo là công ty con trực tiếp được cấp giấy phép khai thác mỏ khoáng sản này.
Trong báo cáo thường niên năm 2023 của Tập đoàn Masan Group ghi nhận, tính đến ngày 31/12/2023, Masan nắm giữ 86,4% vốn tại dự án Núi Pháo (thông qua Masan High-Tech Materials), phần còn lại thuộc sở hữu của Mitsubishi Materials Corporation, ban quản lý và các nhà đầu tư khác.
Từ đầu năm 2014, dự án Núi Pháo bắt đầu sản xuất thương mại, song đến nay vẫn chưa tạo ra sự bùng nổ lớn trong kết quả kinh doanh của Tập đoàn Masan.
Masan High-Tech Materials cùng công ty con "Khoáng sản Núi Pháo" đang kinh doanh ra sao?
Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2023 của Masan High-Tech Materials và các công ty con cho thấy, doanh thu thuần năm 2023 đạt 14.093 tỷ đồng, giảm 9% so với mức 15.550 tỷ đồng trong năm tài chính 2022. Trong đó, doanh thu từ Confram đạt 1.122 tỷ đồng, giảm 15% so với năm 2022 do doanh số bán hàng thấp và nhu cầu thị trường giảm. Doanh thu từ Florit giảm 19% đạt 1.420 tỷ đồng do doanh số bán hàng thấp hơn mặc dù giá thực hiện cao hơn. Doanh thu từ Bismut đạt 201 tỷ đồng, giảm 27% do doanh số bán hàng thấp hơn. Doanh thu Đồng đạt 1.044 tỷ đồng do MSR đã bán cho khách hàng trong nước.
Trong năm 2023, lợi nhuận trước lãi vay, khấu hao và thuế (EBITDA) giảm 52% xuống còn 1.550 tỷ đồng, biên EBITDA ở mức 11% - giảm so với mức cùng kỳ năm trước (năm 2022 là 20,6%). Do đó, năm 2023, MSR lỗ sau thuế hơn 1.529 tỷ đồng trong khi năm 2022 lãi hơn 105 tỷ đồng (mức lỗ chưa từng có kể từ năm 2016 đến nay).
Đáng nói, dòng tiền được ví như huyết quản của doanh nghiệp, song do EBITDA sụt giảm mạnh khiến dòng tiền tại MSR ngày càng xấu đi. Cụ thể, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2023 âm hơn 156 tỷ đồng trong khi năm 2022 dương hơn 1.126 tỷ đồng.
Ngoài ra, dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm hơn 848 tỷ đồng. Chi phí vốn chủ yếu năm 2023 được phân bổ cho việc tăng vốn cho các dự án để tập trung vào nâng cao hiệu quả và hiệu suất nhà máy, duy trì các dự án khác. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư cho năm 2003 còn bao gồm 11,8 tỷ đồng khoảng đầu tư thuần để mua lại 100% cổ phần của Chemitas GmbH - một công ty cung cấp dịch vụ cung cấp năng lượng, quản lý chất thải và hậu cần có trụ sở tại Đức.
Do dòng tiền kinh doanh và đầu tư đều ở trạng thái âm khiến dòng tiền thuần trong năm 2023 tại MSR âm hơn 531 tỷ đồng trong khi năm 2022 dương gần 466 tỷ đồng.
Bước sang quý đầu tiên năm 2024, kết quả kinh doanh tại MSR cũng không khả quan hơn khi doanh thu thuần giảm 18% chỉ thu về hơn 3.089 tỷ đồng, lỗ sau thuế hơn 702 tỷ đồng trong khi quý I/2023 lãi hơn 13 tỷ đồng.
Dòng tiền tại MSR cũng hao hụt khi lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh quý I/2024 âm hơn 333 tỷ đồng, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm hơn 111 tỷ đồng. Do đó, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm hơn 413 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2023 chỉ âm hơn 51 tỷ đồng.
Có thể thấy, doanh thu tại MSR mỗi năm mang về hàng chục nghìn tỷ đồng, song lợi nhuận thu được chỉ dao động từ vài chục tỷ đồng đến vài trăm tỷ đồng. Trong đó, mức lợi nhuận sau thuế cao nhất từng đạt được là 810 tỷ đồng vào năm 2018.
Riêng về Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (Khoáng sản Núi Pháo) vừa trải qua một năm 2023 kinh doanh đầy khó khăn.
Báo cáo tài chính năm 2023 đã kiểm toán của Công ty TNHH Khai Thác Chế Biến Khoáng Sản Núi Pháo và các công ty con cho thấy, tính đến thời điểm 31/12/2023, vốn chủ sở hữu đạt 10.894 tỷ đồng, giảm 12% so với đầu năm (12.396 tỷ đồng). Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tăng từ 2,08 lần (tương ứng 25.784 tỷ đồng) hồi đầu năm lên 2,41 lần (tương ứng 26.255 tỷ đồng) vào thời điểm cuối năm 2023. Trong đó, dư nợ trái phiếu của doanh nghiệp biến động nhỏ so với đầu năm, quanh mốc 7.300 tỷ đồng.
Năm 2023, doanh thu thuần tại Khoáng sản Núi Pháo đạt 14.093 tỷ đồng, giảm nhẹ 9% so với năm 2022. Lỗ sau thuế hơn 1.408 tỷ đồng trong khi năm 2022 lãi hơn 213 tỷ đồng khiến tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) của Khoáng sản Núi Pháo "đảo chiều" -0,13% trong khi con số này ở năm 2022 là 0,02%.
Trước đó, trong năm tài chính 2021, Khoáng sản Núi Pháo báo lãi 360 tỷ đồng (ROE là 0,032%). Năm 2022, doanh nghiệp này báo lãi 213 tỷ đồng (ROE là 0,017%).
Khoáng sản Núi Pháo không chỉ kinh doanh thua lỗ mà dòng tiền cũng có xu hướng xấu đi khi âm hàng trăm tỷ đồng.
Cụ thể, năm 2023, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm hơn 141 tỷ đồng trong khi năm 2022 dương hơn 1.127 tỷ đồng. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư cũng âm hơn 840 tỷ đồng. Do đó, dòng tiền thuần trong năm tại Khoáng sản Núi Pháo âm hơn 527 tỷ đồng trong khi năm 2022 dương hơn 470 tỷ đồng.
Quay trở lại với Tập đoàn Masan, năm 2023 mang về hơn 78.000 tỷ đồng doanh thu thuần. Điểm sáng của doanh nghiệp trong năm qua là mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi tiếp tục ghi nhận lợi nhuận hoạt động tăng hơn 40% so với cùng kỳ nhờ Masan Consumer Holdings (mã: MCH) và WinCommerce (WCM, đơn vị sở hữu hệ thống bán lẻ WIN/WinMart/WinMart+).
Năm 2024, Tập đoàn Masan dự kiến doanh thu thuần hợp nhất nằm trong khoảng từ 84.000 tỷ đồng đến 90.000 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt từ 7% đến 15% so với cùng kỳ. Đây là kết quả kinh doanh dự kiến tương ứng với các kịch bản khác nhau về điều kiện vĩ mô. Kết thúc quý I/2024, Tập đoàn Masan thu về khoảng 18.855 tỷ đồng doanh thu thuần. Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của Masan ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng 69,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Có thể thấy, sản xuất đủ thứ từ nước mắm, khoáng sản, cám, bột giặt nhưng nguồn thu lớn nhất tại Masan vẫn đến từ siêu thị.
HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HoSE: mã chứng khoán KBC) vừa thông qua quyết định chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 32,57% số cổ phiếu đang lưu hành, thời gian phát hành từ quý I – quý III/2025.
Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Vào dịp công bố báo cáo tài chính, bên cạnh kết quả kinh doanh thì mức thu nhập của các lãnh đạo doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản nhận được không ít sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (Công ty Đèo Cả - Mã: HHV) công bố lợi nhuận sau thuế 367 tỷ đồng, đạt 91% chỉ tiêu cả năm sau 9 tháng. Tuy nhiên, tính đến 30/9/2024, nợ phải trả tại doanh nghiệp này cũng ghi nhận hơn 28.215 tỷ đồng.
Với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ và phát triển dự án Khu công nghiệp phụ trợ năng lượng, T&T Group đã và đang góp phần phát triển năng lượng xanh – sạch, từng bước đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia...