Bất động sản Biz

Tài chính Hoàng Minh báo lãi quý 4 giảm, dòng tiền âm

Thứ bảy, 22/01/2022 | 08:41 Theo dõi BĐS Biz trên
Quý 4/2021, doanh thu tại Đầu tư Tài chính Hoàng Minh (KPF) vỏn vẹn hơn 4 tỷ đồng nhưng vẫn báo lãi hơn 24 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ.

Đầu tư Tài chính Hoàng Minh vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2021 với kết quả kinh doanh không mấy đồng nhất.

Tính riêng quý 4/2021, ngoài việc ghi nhận các khoản thu nhập tài chính hơn 5 tỷ đồng, tài chính Hoàng Minh còn ghi nhận khoản thu nhập hơn 18 tỷ đồng từ việc chuyển nhượng 49% vốn góp tại Công ty TNHH Đầu tư Cam Lâm. Vì vậy, dù doanh thu thuần quý 4/2021 chỉ vỏn vẹn 4 tỷ đồng, giảm mạnh đến 87% so cùng kỳ nhưng KPF vẫn ghi nhận lợi nhuận sau thuế ở mức hơn 24 tỷ đồng, giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ 2020.

Tính chung cả năm 2021, doanh thu thuần tại Tài chính Hoàng Minh đạt gần 54 tỷ đồng, tương đương tăng 35% so với cùng kỳ 2020. Đáng chú ý, doanh thu từ hoạt động tài chính gấp 21,6 lần cùng kỳ, đạt gần 47 tỷ đồng.

Kết quả, cả năm 2021 Tài chính Hoàng Minh đạt 75 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng vọt 189% so với năm 2020. Như vậy, doanh nghiệp mới chỉ thực hiện được 41% chỉ tiêu doanh thu nhưng đã vượt 53% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Với doanh nghiệp, mục tiêu kinh doanh có lợi nhuận luôn là một trong những ưu tiên được đặt lên hàng đầu. Doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng, hoàn thành vượt kế hoạch luôn mang tính tích cực và tạo tâm lý lạc quan cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, điều đó chưa đủ để đánh giá sức khỏe tài chính doanh nghiệp nếu bỏ qua yếu tố dòng tiền - một tiêu chí ít được doanh nghiệp đề cập ngay cả khi lập kế hoạch sản xuất - kinh doanh.

Tại Tài chính Hoàng Minh, lũy kế từ đầu năm đến 31/12/2021, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương hơn 585 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2020 âm hơn 83,5 tỷ đồng; dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm gần 266 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2020 chỉ âm hơn 98 tỷ đồng và dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính cũng âm hơn 364 tỷ đồng (cùng kỳ 2020 dương hơn 218 tỷ đồng. Do đó, dòng tiền thuần trong năm tại Tài chính Hoàng Minh âm hơn 44,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2020 dương gần 37 tỷ đồng.

Tại thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản ghi nhận hơn 1.087 tỷ đồng, giảm 18% so đầu năm. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn tăng đột biến, gấp 5,8 lần đầu năm. Đây chủ yếu là phải thu về cho vay ngắn hạn hơn 956 tỷ đồng.

Theo thuyết minh báo cáo tài chính, doanh nghiệp ghi nhận khoản cho vay ngắn hạn vào cuối kỳ đối với các công ty bao gồm Công ty TNHH Đầu tư Cam Lâm (92 tỷ đồng), Công ty TNHH Đầu tư Phúc Hậu (246 tỷ đồng), Công ty TNHH New World Capital (26 tỷ đồng) và cho vay 2 cá nhân trong thời hạn 1 năm với lãi suất 0,2%/năm là ông Võ Văn Hải (285 tỷ đồng) và bà Nguyễn Ngọc Quyên (308 tỷ đồng).

KPF cho 2 cá nhân vay gần 600 tỷ đồng, lãi suất chỉ 0.2%/năm (Nguồn: BCTC hợp nhất quý 4/2021)

Số liệu trên báo cáo tài chính cũng cho thấy, KPF không còn ghi nhận 317 tỷ đồng hàng tồn kho và 648 tỷ đồng chi phí xây cơ bản dở dang như hồi đầu năm.

Về nguồn vốn công ty, tính đến 31/12/2021, nợ phải trả tại KPF giảm 70% so với đầu năm, còn gần 316 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu phải trả người bán ngắn hạn giảm 100%, ghi nhận hơn 2,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, phải trả dài hạn khác phát sinh mới 300 tỷ đồng.

Đáng chú ý, vào tháng 11/2021, Công ty TNHH Đầu tư Cam Lâm không còn là Công ty con của KPF.

Theo đó, phương án thoái vốn tại Công ty Cam Lâm, KPF sẽ chuyển nhượng phần vốn góp 45 tỷ đồng, tương đương 30% vốn điều lệ của Cam Lâm cho bà Lê Nguyễn Lan Vy với giá chuyển nhượng hơn 56,2 tỷ đồng; KPF chuyển nhượng 28,5 tỷ tương đương 19% vốn điều lệ của Cam Lâm cho ông Trần Trọng Dũng với giá chuyển nhượng 35,6 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành xong thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp 73,5 tỷ đồng tương đương 49% vốn điều lệ của Cam Lâm. Lúc này, phần vốn góp của KPF tại Cam Lâm sẽ là 66 tỷ đồng, tương ứng với 44%.

Đồng thời, KPF cũng ủy quyền người đại diện vốn góp của doanh nghiệp tại Đầu tư Cam Lâm. Theo đó, tiếp tục ủy quyền cho bà Lê Thị Mộng Đào và bà Đinh Kim Nhung đều là thành viên HĐQT là người đại diện vốn góp của KPF tại Cam Lâm.

Trong đó, bà Lê Thị Mộng Đào đại diện và quản lý phần vốn góp 40,5 tỷ, tương đương 27% vốn điều lệ của Cam Lâm; Bà Đinh Kim Nhung đại diện quản lý vốn góp 25,5 tỷ đồng, tương đương 17% vốn điều lệ của Cam Lâm. Thời hạn ủy quyền đại diện phần vốn góp theo nhiệm kỳ của HĐQT 2020 – 2024.

Tài chính Hoàng Minh thoái vốn tại dự án trọng điểm - Công ty Cam Lâm đang là chủ đầu tư Khu du lịch sinh thái Prime - Prime Cam Ranh Bay Hotel & Resorts.

KPF sắp chào bán gần 40 triệu cổ phiếu

Trên thị trường chứng khoán, Tài chính Hoàng Minh vừa chốt danh sách cổ đông phát hành gần 40 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2019 và chào bán cho cổ đông hiện hữu. Trong đó, KPF sẽ chào bán hơn 36 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cp, tỷ lệ phát hành là 1:2.

Hơn 2,1 triệu cổ phiếu sẽ được chào bán riêng lẻ với giá 30.000 đồng/cp. Hai nhà đầu tư tổ chức là CTCP Đầu tư Bất động sản Happy House và Công ty TNHH Central Capital Finance sẽ mua lần lượt 363.500 và 1,75 triệu cổ phần phát hành riêng lẻ. 

Sau khi hoàn tất đợt phát hành dự kiến tỷ lệ sở hữu tại KPF của Happy House là 0,63% còn Central Capital Finance là 3,02%. 

Diễn biến cổ phiếu KPF vài tháng gần đây.

Trong bản cáo bạch, KPF khẳng định các thành viên HĐQT, ban điều hành, ban tổng giám đốc và cổ đông lớn của công ty không có bất kỳ mối liên hệ nào với hai nhà đầu tư nói trên. 

Hiện KPF đang có vốn điều lệ hơn 180 tỷ đồng, nếu phát hành thành công, KPF sẽ nâng vốn điều lệ lên gấp 3,2 lần lên gần 580 tỷ đồng.

Mục đích của đợt chào bán là KPF sẽ dùng 294 tỷ đồng góp vốn mua cổ phần của CTCP TTC Duluxe Sài Gòn, 120 tỷ đồng để góp vốn hợp đồng hợp tác đầu tư dự án Khu phức hợp và nhà ở Phước Lợi. Gần 10 tỷ đồng còn lại sẽ được bổ sung vốn lưu động. 

Theo tìm hiểu, CTCP TTC Duluxe Sài Gòn có vốn điều lệ 300 tỷ đồng đang vận hành và kinh doanh khách sạn tại trung tâm quận 1, TP HCM. Khách sạn được xây dựng trên phần diện tích 148,6 m2 với tổng diện tích sàn gần 1.997 m2. Khách sạn được cải tạo và vận hành vào năm 2018 với 70 phòng tiêu chuẩn 3 sao, gồm 8 tầng nổi, 1 tầng lửng, 2 tầng hầm và sân thượng. 

KPF dự kiến mua 98% vốn từ các cổ đông hiện hữu của TTC Duluxe Sài Gòn.

Tại dự án Khu phức hợp và nhà ở Phước Lợi do CTCP Địa ốc Happy làm chủ đầu tư với quy mô hơn 4,35 ha cho hai giai đoạn. Dự án có tổng mức đầu tư gần 739 tỷ đồng với gần 365 tỷ đồng cho giai đoạn 1 và gần 374 tỷ đồng cho giai đoạn 2. 

KPF sẽ rót hơn 226 tỷ trên tổng số gần 365 tỷ đồng cho giai đoạn 1. Trong đó, 120 tỷ đồng thu từ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng còn vay ngân hàng hơn 106 tỷ đồng. Bản cáo bạch cũng cho biết, tổng doanh thu dự kiến giai đoạn 1 là gần 470 tỷ đồng, lợi nhuận gần 67 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận sau thuế của KPF dự kiến ở giai đoạn 1 là hơn 33 tỷ đồng. 

Theo Hoàng Long/ Sở hữu trí tuệ

Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/tai-chinh-hoang-minh-bao-lai-quy-4-giam-dong-tien-am-d127113.html

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Năm 2023, điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận và nợ xấu tại nhóm công ty tài chính tiêu dùng.
2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

Trước đây, chúng ta có gói 30 ngàn tỷ đồng nhưng sau đó đã dừng, nên nhiều khách hàng là người dân, công nhân, lực lượng vũ trang khi mua nhà không được hưởng ưu đãi...
MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

Do khách hàng kinh doanh khó khăn không trả được nợ khiến nhiều khoản vay quá hạn, ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mã: MSB) đồng loạt thông báo bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ tồn đọng.
Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu về mua lại trái phiếu trước hạn

Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu về mua lại trái phiếu trước hạn

Tính từ đầu năm đến nay, tổng giá trị trái phiếu được mua lại trước hạn đạt 9.882 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2023. Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu, chiếm 55.7% tổng giá trị mua lại trước hạn (tương ứng khoảng 4.516 tỷ đồng).
Tập đoàn FLC đứng đầu danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế hơn 769 tỷ đồng tại Quảng Bình

Tập đoàn FLC đứng đầu danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế hơn 769 tỷ đồng tại Quảng Bình

Cục Thuế tỉnh Quảng Bình vừa công khai danh sách 42 đơn vị nộp thuế còn nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước, với số tiền 769 tỷ đồng. Đứng đầu trong danh sách này là Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC với số tiền nợ là gần 278 tỷ đồng.
VIB 'ồ ạt' chào bán nhà đất thế chấp

VIB "ồ ạt" chào bán nhà đất thế chấp

Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) đang ồ ạt rao bán hàng loạt bất động sản để thu hồi nợ trong bối cảnh nợ xấu có xu hướng tăng mạnh, thị trường bất động sản ảm đạm.
Bất động sản Biz