Mới đây, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường có thông báo kết luận số 1858/TB-TTKQH về phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025, việc điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương.
Theo thông báo, về phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 còn lại của 3 chương trình mục tiêu quốc gia và bổ sung vốn nước ngoài cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Ảnh minh họa
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất ban hành Nghị quyết về việc phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 còn lại của 3 chương trình mục tiêu quốc gia và bổ sung vốn nước ngoài cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 bảo đảm đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các Nghị quyết có liên quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí phương án phân bổ 7.497,732 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 còn lại của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Trong đó, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 2.497,732 tỷ đồng; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 2.000 tỷ đồng; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 3.000 tỷ đồng. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiếp tục rà soát, sử dụng vốn đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.
Đối với số chưa phân bổ 444,407 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: đề nghị Chính phủ khẩn trương hoàn thiện phương án phân bổ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cho phép bổ sung kế hoạch vốn nước ngoài 88,6 triệu USD (tương đương 2.050 tỷ đồng) trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để thực hiện Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở. Thống nhất phương án phân bổ chi tiết số vốn Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn vốn nước ngoài của ngân sách trung ương là 2.050 tỷ đồng cho các địa phương theo đề xuất của Chính phủ.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ủy ban Tài chính, Ngân sách phối hợp với các cơ quan của Chính phủ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, rà soát, hoàn thiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này.
Về việc điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương, Thông báo kết luận nêu rõ, việc điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật. Chính phủ rà soát, đánh giá kỹ và chịu trách nhiệm về việc giải ngân khi đề nghị điều chỉnh vốn vay lại năm 2022 của các địa phương. Đồng thời lưu ý công tác tổng hợp kiến nghị của các địa phương, cần báo cáo đầy đủ, kịp thời để Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, quyết định.
Kể từ ngày 01 01 2023, lãi suất của ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2023 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở là 5% năm, thay vì 4,8% như năm 2022.
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa ban hành văn bản số 8053/STNMT-TTr về việc công khai, minh bạch thông tin xử lý đối với dự án vốn ngoài ngân sách chậm tiến độ triển khai và vi phạm pháp luật trên địa bàn Thành phố. Theo đó, có 23 dự án đã bị công khai danh tính trong đợt này.
Theo Kết luận kiểm toán năm 2021 của Kiểm toán Nhà nước, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị (HUD) có 10,21 ha đất chưa đủ hồ sơ pháp lý và chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước (NSNN).
Mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh - Trưởng ban Chỉ đạo cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn TP có chỉ đạo về tình hình triển khai Đề án và các kế hoạch triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký văn bản đồng ý đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc bổ sung 4 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam với tổng quy mô 940ha vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam.
Việc đóng góp xây dựng đường nội bộ là một việc làm cần thiết, phục vụ lợi ích cho chính bản thân gia đình những người trong khu chung cư, khu đô thị cũng như cộng đồng. Việc những người khác có ý hủy hoại đường hoặc chiếm đoạt đều là vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý.
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 16/TTg-CN ngày 3/2/2023 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái về Đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Cả nước có 48/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã hoặc đang triển khai xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bình Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Bình Phước… đã đạt được nhiều thành công trong quản lý đô thị thông minh, ứng dụng đô thị thông minh...
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có cuộc làm việc với các bộ, ngành, địa phương kiểm điểm tình hình thực hiện các dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Tại buổi làm việc, Thủ tướng đề nghị Bộ Công an vào cuộc xử lý nghiêm các hành vi găm hàng, nâng giá vật liệu xây dựng (VLXD) ảnh hưởng đến việc triển khai dự án.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, thẩm quyền quyết định vị trí sân bay chuyên dùng thuộc Bộ Quốc phòng. Còn về phía Bộ sẽ ủng hộ chủ trương quy hoạch sân bay chuyên dùng Hớn Quản nhằm phục vụ mục tiêu kết hợp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước.
Thủ tướng khẳng định: Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo để sớm hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; đồng thời, nghiên cứu phát triển các tuyến đường sắt kết nối vùng kinh tế trọng điểm, kết nối cảng biển, cảng hàng không quốc tế.
Trong năm 2022, Hải Phòng đã khởi động hàng loạt các dự án hạ tầng quan trọng để xây dựng diện mạo đô thị khang trang, hiện đại. Các thương hiệu bất động sản lớn cũng góp phần tô điểm vẻ đẹp đô thị Hải Phòng khi bắt tay xây dựng những công trình mang tính biểu tượng.