Sáng ngày 13/11, tại hội nghị tín dụng đối với bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, bà Hà Thu Giang - Vụ trưởng phụ trách Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết, để góp phần thúc đẩy thị trường BĐS phát triển lành mạnh, bền vững, cần thực hiện các giải pháp tổng thể với sự phối hợp của nhiều Bộ, ngành, địa phương nhằm tiếp tục xử lý, giải quyết các vướng mắc về thủ tục pháp lý với lĩnh vực BĐS.
Theo Vụ trưởng phụ trách Vụ Tín dụng - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tính đến 30/09/2023, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS của các TCTD đạt 2,74 triệu tỷ đồng, tăng 6,04% so với 31/12/2022, chiếm tỷ trọng 21,46% tổng dư nợ đối với nền kinh tế. Trong đó tín dụng BĐS tập trung vào mục đích tiêu dùng tự sử dụng chiếm 64% và dư nợ đối với hoạt động kinh doanh BĐS chiếm tỷ trọng 36% dư nợ tín dụng lĩnh vực BĐS.
Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu năm, tín dụng kinh doanh BĐS lại có sự tăng trưởng cao hơn tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chung và cùng kỳ năm trước, lên tới 21,86%. Điều này cho thấy các giải pháp, nỗ lực của Chính phủ, ngành Ngân hàng và các Bộ, ngành, địa phương trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường BĐS dang dần phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, các TCTD cũng tích cực triển khai cho vay theo các chương trình của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nhà ở.
Cũng theo bà Giang, hiện nay, thị trường BĐS vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong đó có nhiều tồn tại, vướng mắc đã kéo dài như vướng mắc về hệ thống thủ tục pháp lý liên quan đến đất đai, quy hoạch, đầu tư xây dựng; Sự mất cân đối cung cầu tại các phân khúc, dư thừa nhà ở cao cấp, biệt thự trong khi nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ còn hạn chế; Nhu cầu của thị trường tại một số phân khúc đang có sự sụt giảm mạnh; Năng lực tài chính của doanh nghiệp còn hạn chế và phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn huy động từ bên ngoài như vốn vay, trái phiếu, huy động của người mua nhà; các kênh huy động vốn khác chưa thực sự phát huy hiệu quả, nhất là thị trường vốn (thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán) đang tồn tại một số vấn đề và chưa phát triển tương xứng với vai trò cung ứng vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế; mặt bằng giá nhà ở cao so với khả năng tài chính và mức thu nhập của nhiều người dân...
Để góp phần thúc đẩy thị trường BĐS phát triển lành mạnh, bền vững, bà Giang cho rằng, cần thực hiện các giải pháp tổng thể với sự phối hợp của nhiều Bộ, ngành, địa phương nhằm tiếp tục xử lý, giải quyết các vướng mắc về thủ tục pháp lý với lĩnh vực BĐS; phát triển thị trường vốn trung - dài hạn; đồng thời tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại các văn bản như Nghị quyết 33/NQ-CP, Công điện số 993/CĐ-TTg.
Bà Giang cũng cho biết, về phía ngành Ngân hàng, thời gian tới, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ CSTT, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế. Đồng thời, tiếp tục triển khai đồng bộ 5 giải pháp chính.
Thứ nhất, tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng, chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, quy định pháp luật về hoạt động ngân hàng phù hợp với thực tiễn. Hiện nay, NHNN đang khẩn trương rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Thông tư 03 và Thông tư 06 để kịp thời ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn thị trường, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, đảm bảo an toàn hệ thống theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ hai, tiếp tục chỉ đạo TCTD thực hiện các giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân; tiếp tục triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN.
Thứ ba, theo dõi, bám sát tình hình triển khai Chương trình 120.000 tỷ đồng để phối hợp với Bộ Xây dựng xem xét, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh thực hiện Chương trình, góp phần thúc đẩy việc đầu tư, xây dựng cũng như mua nhà ở xã hội của người dân
Thứ tư, tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành để hoàn thiện các quy định pháp lý nhằm hỗ trợ thị trường BĐS phát triển bền vững đồng thời kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD.
Thứ năm, tăng cường công tác, giám sát; phòng, chống, ngăn ngừa các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng; bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD.
Những biện pháp này nhằm mục tiêu hỗ trợ thị trường BĐS và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng, đồng thời bảo đảm an toàn và ổn định trong hoạt động của TCTD.
Nhiều tỉnh, thành trên cả nước tiếp tục phê duyệt và kêu gọi đầu tư một số dự án bất động sản, nhà ở xã hội quy mô lớn với tổng mức đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Cử tri TP HCM đề nghị mở rộng thêm đối tượng được tiếp cận loại hình nhà ở xã hội, đồng thời cho phép mua nhà ở xã hội do nhà nước hoặc nhà nước giao cho công ty quản lý, khi nào người ở không có nhu cầu thì bán, trả lại với mức giá phù hợp và nhà nước có thể bán lại cho người lao động khác có nhu cầu...
Đến thời điểm đầu tháng 10/2023, Hà Nội có 6 dự án nhà ở xã hội và cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ đủ điều kiện vay vốn gói 120.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ có 3/6 dự án nhà ở xã hội có nhu cầu vay vốn.
Quảng Nam xử lý dự án hơn 39 tỷ đồng, bỏ hoang nhiều năm; Bắc Giang có thêm dự án khu đô thị mới Chũ Central Park; Cần Thơ chấn chỉnh việc mua bán nhà ở xã hội; Bình Định rà soát các dự án Condotel, gỡ vướng cấp "sổ đỏ"… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Quảng Nam xử lý dự án hơn 39 tỷ đồng, bỏ hoang nhiều năm; TP HCM đề xuất lập đề án di dời hơn 46.000 căn nhà ven kênh rạch; Ba doanh nghiệp tại TP HCM "chiếm giữ" tài sản nhà, đất của nhà nước… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Là dự án hiếm đang triển khai giữa nội đô, tổ hợp căn hộ Hanoi Melody Residences (Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội) khiến khách mua ở thực, đặc biệt là nhóm khách gia đình vô cùng ưa chuộng nhanh chóng nhờ bộ 3 tiện ích mua sắm, chăm sóc sức khỏe và giáo dục liền kề.
Ngày 11/11 sẽ là thời điểm tổ chức phiên đấu giá 32 thửa đất LK05 và LK06 tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức. Đa số các lô đất có diện tích khoảng 97 m2, cá biệt có những lô rộng tới 144 - 172 m2.
Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn (PCCC & CHCN) - Công an TP Hà Nội (PC07) đã tiến hành kiểm tra Khu đô thị Eurowindow River Park ngày 18/10/2024, qua đó ra biên bản xác nhận hệ thống PCCC tại đây hoạt động ổn định, đáp ứng các yêu cầu an toàn cho cư dân.
Nguồn cung căn hộ mở mới tại TP HCM trong quý 3/2024 ghi nhận con số thấp nhất trong 5 năm qua - với 125 căn, giảm 89% so với quý trước. Giá bán trung bình của toàn thị trường TP HCM tiếp tục tăng, đạt 80,2 triệu/m2.
Bộ Xây dựng vừa công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý III/2024. Hiện cả nước đang triển khai xây dựng 939 dự án nhà ở thương mại với quy mô khoảng 426.158 căn, có 55 dự án đủ điều kiện mở bán nhà ở hình thành trong tương lai.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư 49 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2022/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng, có hiệu lực thi hành từ 10/12.