Mới đây, Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, mã: SCR)) đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024. Theo đó, tình hình tài chính không mấy khả quan khi tổng nợ phải trả của công ty đạt hơn 5.744 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cũng giảm hơn 8,3 tỷ đồng, trong khi phần lớn tài sản dự án hiện đang được dùng để thế chấp ngân hàng nhằm vay nợ.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2024 cho thấy, tổng tài sản của TTC Land đạt trên 10.867 tỷ đồng, trong đó hàng tồn kho chiếm hơn 4.100 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả của công ty lên tới hơn 5.744 tỷ đồng, với nợ ngắn hạn chiếm phần lớn (hơn 4.232 tỷ đồng), chủ yếu là nợ vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (hơn 1.892 tỷ đồng). Nợ dài hạn cũng ghi nhận trên 1.511 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ đạt hơn 5.123 tỷ đồng, cho thấy mức nợ vượt quá vốn chủ sở hữu.
Doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tiếp tục giảm, chỉ đạt hơn 94 tỷ đồng, so với hơn 103 tỷ đồng cùng kỳ năm 2023. Chi phí lãi vay ghi nhận âm hơn 77,6 tỷ đồng, trong khi lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư âm hơn 17 tỷ đồng. Đến ngày 30/6/2024, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty chỉ còn hơn 6,2 tỷ đồng, giảm hơn 8,3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế đạt hơn 9 tỷ đồng, giảm hơn 4,6 tỷ so với năm ngoái, trong khi lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát ghi nhận âm hơn 405 tỷ đồng.
Tài sản thế chấp, nhiều dự án chậm triển khai
TTC Land đã sử dụng nhiều hình thức đảm bảo để vay nợ, bao gồm tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng và quyền sử dụng đất tại nhiều khu vực như Tân Phú, Long An, và quận 7, TP HCM. Tổng số tiền vay từ các ngân hàng lên tới hơn 1.545 tỷ đồng, trong đó có các ngân hàng như BIDV, VietinBank, và OCB. Ngoài ra, công ty cũng vay tín chấp ngắn hạn từ các tổ chức và cá nhân với tổng số tiền trên 1.187 tỷ đồng với lãi suất dao động từ 7% - 13%/năm.
Trong năm 2024, TTC Land đã đặt kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất đạt 705 tỷ đồng, tăng 90% so với năm 2023, nhưng lợi nhuận trước thuế dự kiến giữ nguyên ở mức 16 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong nửa đầu năm 2024, tình hình kinh doanh không khả quan, công ty đang triển khai 8 dự án, trong đó có 5 dự án tại TP HCM và 2 dự án nghỉ dưỡng tại Phú Quốc.
Một trong những dự án lớn của TTC Land là Panomax River Villa, đã được cấp giấy phép xây dựng từ năm 2019, nhưng vẫn chưa hoàn thành. Dự án Charmington Iris cũng gặp nhiều khó khăn pháp lý, khiến việc triển khai trở nên chậm trễ.
Bên cạnh đó, các dự án nghỉ dưỡng như TTC Plaza tại Đà Nẵng và Selavia tại Phú Quốc cũng không đạt được hiệu quả như mong đợi. Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, TTC Land đã thông báo về việc triển khai các dự án như văn phòng, khách sạn và trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, cũng như bán hàng tại các dự án Panomax River Villas và Selavia Phú Quốc.
Với tình hình tài chính hiện tại của TTC Land cho thấy, công ty đang gặp khó khăn trong việc cân đối tài chính và triển khai các dự án. Bên cạnh đó, việc sử dụng tài sản làm thế chấp để vay nợ có thể khiến công ty gặp rủi ro nếu không hoàn thành nghĩa vụ với ngân hàng.
Theo quy định tại Điều 93 Luật nhà ở 2005 được hướng dẫn bởi Điều 63 NĐ 90/2006 NĐ-CP, trường hợp chủ đầu tư đã dùng toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thế chấp tại ngân hàng thì trong thời gian thế chấp, bất động sản này không được phép tham gia vào bất kỳ giao dịch nào khác, trừ trường hợp có sự thỏa thuận đồng ý của các bên liên quan. Việc chủ đầu tư chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với ngân hàng, chưa xóa thế chấp mà đã mang tài sản thế chấp đi bán cho khách hàng thì trách nhiệm hoàn toàn thuộc về chủ đầu tư, các hợp đồng mua bán này có thể bị tuyên bố vô hiệu nếu có tranh chấp xảy ra.
Như vậy, nếu TTC Land đã dùng toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của dự án để thế chấp tại ngân hàng thì cần phải tiến hành giải chấp trước khi mở bán cho khách hàng.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu CSR của TTC Land cũng giảm mạnh, kết phiên giao dịch ngày 1/8, cổ phiếu SCR giao dịch ở mức 5.850 đồng/cp, giảm 360 đồng/cp so với phiên giao dịch ngày 29/7.
Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, địa chỉ: Số 253 Hoàng Văn Thụ, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM) được thành lập với vốn điều lệ 11 tỷ đồng trên cơ sở hợp nhất các trung tâm giao dịch bất động sản của Sacombank. Năm 2016, SCR niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM.
Lợi nhuận tại Bkav Pro do ông Nguyễn Tử Quảng làm Tổng giám đốc liên tục sụt giảm trong những năm gần đây dù là “hạt nhân” trong hệ sinh thái Bkav. Đặc biệt, các công ty trong hệ sinh thái này từng bộc lộ nhiều vấn đề như nợ lương người lao động, chậm đóng bảo hiểm xã hội.
Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (Khoáng sản Núi Pháo) ngày càng sụt giảm, trong khi nợ phải trả ngày một lớn.
Nửa đầu năm 2024, Golf Long Thành, KN Cam Ranh và KN Vạn Ninh trong hệ sinh thái của đại gia Lê Văn Kiểm đều ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan, lãi hàng chục tỷ đồng, nhưng nợ phải trả lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
CTCP Chứng khoán VIX (HoSE: VIX) cho biết, đã chi hơn 300 tỷ đồng mua gần 10,9 triệu cổ phiếu PC1 của CTCP Tập đoàn PC1 (PC1 Group - HoSE: PC1), chính thức góp mặt trong danh sách cổ đông lớn của PC1.
Nửa đầu năm 2024, CTCP Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành lãi sau thuế riêng lẻ gần 15 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ. Nợ phải trả hơn 15.000 tỷ đồng.
BIM Land - đơn vị phân phối các dự án bất động sản của Công ty TNHH Tập đoàn BIM (Bim Group) lần đầu báo lỗ sau 5 năm. Tính đến 30/6/2024, nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu ở mức 2,86 lần, tương đương nợ phải trả ghi nhận gần 20.200 tỷ đồng.