Bất động sản Biz

Nhà Hòa Bình đã có những biện pháp gì để cải thiện tình hình kinh doanh?

Thứ hai, 26/08/2024 | 19:30 Theo dõi BĐS Biz trên

CTCP Nhà Hoà Bình (Hoà Bình House) được thành lập năm 2007, là công ty con do Xây dựng Hoà Bình nắm 99,96% vốn. Về kế hoạch kinh doanh năm 2024, doanh thu đạt 186 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 33,6 tỷ đồng.

Nhà Hòa Bình - Công ty con của Xây dựng Hòa Bình bị khởi kiện

Vừa qua, CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, Mã: SCR) đã nộp đơn khởi kiện CTCP Nhà Hòa Bình – công ty con của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Mã: HBC) nhằm thu hồi lại mặt bằng dự án TTC Plaza Bình Thạnh tại số 26 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP HCM.

Doanh nghiệp này cho biết hợp đồng thuê mặt bằng giữa hai bên đã chấm dứt vào ngày 3/8/2024, Nhà Hòa Bình có trách nhiệm bàn giao mặt bằng thuê tại dự án TTC Plaza Bình Thạnh cho SCR vào ngày 8/8/2024. Tuy nhiên, khi đại diện TTC Land đến để nhận tiếp nhận bàn giao thì Nhà Hòa Bình bất hợp tác và không thực hiện bàn giao.

Sau đó, TTC Land cho biết đã tiếp tục gửi công văn cho Nhà Hòa Bình thông tin về việc sẽ tiếp nhận bàn giao mặt bằng lần 2 vào ngày 15/8. Song Ban quản lý tòa nhà từ chối hợp tác vì không nhận được thông tin bàn giao từ Nhà Hòa Bình, do đó không đồng ý ký vào biên bản làm việc.

Do đó, doanh nghiệp cho biết đã tiến hành các thủ tục pháp lý khởi kiện Nhà Hòa Bình vào ngày 16/8 để bảo vệ quyền lợi kinh doanh của Công ty.

TTC Plaza Bình Thạnh có diện tích 5.570 m2, là dự án trung tâm thương mại kết hợp văn phòng cho thuê đầu tiên tại TP HCM do TTC Land phát triển, đã đưa vào hoạt động cuối năm 2018. Dự án có kết cấu gồm 9 tầng và 1 tầng hầm.

"Việc chậm trễ công nợ đã gây ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh chung của TTC Land, làm công ty bị động trong việc thanh toán các công nợ. Trước nỗ lực hoàn thành mục tiêu 5 năm (2021 - 2025), hướng tới tầm nhìn giai đoạn 2026 – 2030 của TTC Land thì việc nguồn thu chính, ổn định từ cho thuê mặt bằng dự án TTC Plaza Bình Thạnh bị gián đoạn là điều khó chấp nhận trong bối cảnh khó khăn chung của các doanh nghiệp bất động sản hiện nay", phía TTC Land cho hay.

Theo tìm hiểu, tính đến hết quý II/2024, Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (mã: HBC) có tổng cộng 19 công ty con, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng, buôn bán vật liệu xây dựng.

CTCP Nhà Hoà Bình (Hoà Bình House), được thành lập năm 2007, là công ty con do Xây dựng Hoà Bình nắm 99,96% vốn, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Công ty có vốn điều lệ 450 tỷ đồng, trụ sở hoạt động trùng với trụ sở của Địa ốc Tiến Phát.

Ông Lê Viết Hoà đang là Tổng Giám đốc kiêm Người đại diện pháp luật của Nhà Hoà Bình. Theo thông tin từ website, Nhà Hoà Bình đã đầu tư vào ba dự án The Ascent (Thảo Điền, quận 2), Green Park (quận Bình Tân), Soho Riverview.

Ngoài ra, doanh nghiệp này còn quản lý thương hiệu Pax Sky trong lĩnh vực văn phòng cho thuê tại TP HCM. Hệ thống Pax Sky đang vận hành 11 tòa nhà văn phòng cho thuê tại các quận 1, 3 và Bình Thạnh.

Nhà Hòa Bình đã có những biện pháp gì để cải thiện tình hình kinh doanh?
 

Trong báo cáo thường niên năm 2023, Xây dựng Hòa Bình cho biết, năm 2023 CTCP Nhà Hòa Bình gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh do tác động sau đại dịch COVID-19 kéo dài và khủng hoảng kinh tế trầm trọng từ nửa cuối năm 2022 kéo dài sang năm 2023.

Theo đó, hệ thống cho thuê văn phòng Pax Sky bị ảnh hưởng lớn khi làn sóng thu hẹp quy mô kinh doanh, trả mặt bằng ồ ạt vẫn đang diễn ra, khiến Pax Sky gặp khó trong việc tìm kiếm khách thuê cũng như giữ được lượng khách hàng hiện hữu.

Nhà Hòa Bình đã thực hiện rà soát các tòa nhà kém hiệu quả, có kết quả lỗ kéo dài, khả năng lấp đầy không cao, không gia hạn thanh toán được với chủ nhà thì tiến hành thực hiện thanh lý, cắt lỗ để giảm thiểu tối đa thiệt hại. Theo đó, quy mô hoạt động từ 12 tòa nhà được thu hẹp xuống còn 7 tòa nhà, tương ứng 70% quy mô trước đó.

Nhà Hòa Bình thua lỗ triền miên

Về hoạt động kinh doanh, Nhà Hoà Bình liên tục kinh doanh thua lỗ ngay cả thời điểm trước dịch Covid-19.

Đơn cử, năm 2018 lỗ sau thuế 25,4 tỷ đồng đến năm 2019 mức lỗ giảm còn 1,89 tỷ đồng. Đến năm 2020 khởi sắc khi lãi sau thuế 8,5 tỷ đồng nhưng đến năm 2021 lỗ sau thuế 84,5 tỷ đồng. Đỉnh điểm năm 2022, công ty con của Xây dựng Hòa Bình lỗ sau thuế lên tới 481,6 tỷ đồng. Năm 2023 vẫn không thể thoát lỗ với mức lỗ sau thuế lên tới 183,5 tỷ đồng.

Doanh thu tại Nhà Hòa Bình dao động quanh mức 100 tỷ đồng đến dưới 300 tỷ đồng mỗi năm. Năm 2018 doanh thu gần 148 tỷ đồng, năm 2019 hơn 184 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 226 tỷ đồng doanh thu. Tuy nhiên, năm 2023 doanh thu sụt giảm so với năm 2022 còn 173 tỷ đồng.

Nhà Hòa Bình đã có những biện pháp gì để cải thiện tình hình kinh doanh?
 

Đối diện với các khó khăn, năm 2024, Ban lãnh đạo Nhà Hòa Bình đã có những chỉ đạo để cải thiện hoạt động kinh doanh. Đẩy mạnh công tác chăm sóc giữ chân khách hàng hiện hữu, giải quyết nhanh chóng mọi khiếu nại và nhu cầu phát sinh của khách hàng, giúp tăng tỷ lệ tái ký. Song song với đó là đa dạng chương trình tìm kiếm khách hàng thuê mới, tăng cường kết nối với các sàn môi giới và cộng tác viên, đồng thời đẩy mạnh các kênh truyền thông trên các nền tảng truyền thống cũng như hiện đại.

Đặc biệt, đàm phán với các chủ nhà để gia hạn thời gian thanh toán, giảm giá tiền thuê. Tự chủ vận hành tòa nhà để tiết kiệm chi phí thay vì thuê đơn vị quản lý bên ngoài.

Kế hoạch năm 2024, doanh thu đạt 186 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 33,6 tỷ đồng. Nhà Hòa Bình tiến hành tự chủ bộ máy nhân sự vận hành tòa nhà nhằm giảm chi phí giá vốn, thực hiện giảm dần dư nợ ở các tổ chức tín dụng để giảm chi phí tài chính.

Hoàng Trang

Theo tudonghoangaynay.vn Copy
BIM Group đổ 3.000 tỷ xây ‘siêu dự án’ tại Hạ Long, đại gia Đoàn Quốc Việt đang toan tính điều gì?

BIM Group đổ 3.000 tỷ xây ‘siêu dự án’ tại Hạ Long, đại gia Đoàn Quốc Việt đang toan tính điều gì?

BIM Hạ Long, thành viên của Tập đoàn BIM Group, đang triển khai dự án “Tổ hợp công trình thương mại, dịch vụ và căn hộ lưu trú” tại trung tâm du lịch Hạ Long. Với tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, dự án hứa hẹn sẽ là điểm nhấn quan trọng trong phát triển du lịch và dịch vụ của Quảng Ninh.
MCP: Vững tăng trưởng, quyết tâm dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam

MCP: Vững tăng trưởng, quyết tâm dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam

Bao bì Mỹ Châu (HOSE: MCP) – doanh nghiệp bao bì kim loại duy nhất niêm yết trên sàn HOSE báo lãi sau thuế năm 2024 vượt 35% kế hoạch và tăng tới 173% so với cùng kỳ, đồng thời đặt mục tiêu duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, hướng tới vị thế dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam vào năm 2030.
Doanh thu quý I/2025 của CenLand ‘bốc hơi’ gần 70%, điều gì đang xảy ra với ‘ông lớn’ môi giới bất động sản?

Doanh thu quý I/2025 của CenLand ‘bốc hơi’ gần 70%, điều gì đang xảy ra với ‘ông lớn’ môi giới bất động sản?

Mặc dù ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh trong quý I/2025, CenLand vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng bứt phá trong năm 2025.
CIENCO4 bị cấm thầu 4 năm tại Hà Nam

CIENCO4 bị cấm thầu 4 năm tại Hà Nam

CIENCO4 – “ông lớn” ngành xây dựng từng tham gia nhiều dự án hạ tầng trọng điểm – vừa bị cấm thầu 4 năm tại Hà Nam vì làm giả hồ sơ dự thầu.
Lãi đột biến trong quý I/2025, Kinh Bắc của đại gia Đặng Thành Tâm bơm thêm 6.800 tỷ đồng vào siêu dự án Tràng Cát

Lãi đột biến trong quý I/2025, Kinh Bắc của đại gia Đặng Thành Tâm bơm thêm 6.800 tỷ đồng vào siêu dự án Tràng Cát

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán: KBC, sàn HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 với kết quả kinh doanh tăng trưởng đột biến so với cùng kỳ năm trước.
Hà Nam cấm Tập đoàn Cienco4 tham gia đấu thầu trong 4 năm

Hà Nam cấm Tập đoàn Cienco4 tham gia đấu thầu trong 4 năm

Mới đây, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định số 853/QĐ-UBND, cấm Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco4 (mã chứng khoán: C4G) tham gia hoạt động đấu thầu trong thời hạn 4 năm.
Novaland (NVL) mở rộng quỹ đất, rót hơn 1.400 tỷ vào một doanh nghiệp bất động sản

Novaland (NVL) mở rộng quỹ đất, rót hơn 1.400 tỷ vào một doanh nghiệp bất động sản

Giữa bối cảnh thị trường đầy biến động và áp lực nợ lớn, việc mạnh tay chi nghìn tỷ đầu tư của NVL khiến giới kinh doanh không khỏi đặt câu hỏi: Đây là sự chuẩn bị cho một bước ngoặt chiến lược đầy tham vọng, hay chỉ là phép thử mạo hiểm giữa cơn sóng lớn? 
Vinpearl chào sàn HoSE được định giá 5 tỷ USD, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm một ‘siêu ngựa chiến’ trên TTCK

Vinpearl chào sàn HoSE được định giá 5 tỷ USD, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm một ‘siêu ngựa chiến’ trên TTCK

Vinpearl – thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam – sẽ chính thức niêm yết trên HoSE với định giá gần 130.000 tỷ đồng vào ngày 13/5 tới đây. Mức vốn hóa này lớn hơn hàng loạt tên tuổi lớn trên thị trường chứng khoán.
Bất động sản Biz