Ngân hàng không siết tín dụng, vì sao doanh nghiệp bất động sản không thể tiếp cận nguồn vốn?

Thứ hai, 13/02/2023 | 01:35 Theo dõi BĐS Biz trên

Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (Vars), thực tế hiện nay, thị trường bất động sản gần như không tiếp cận được nguồn vốn để phát triển. Các dự án đang triển khai buộc phải dừng, giãn, hoãn vì không có vốn thanh toán cho nhà thầu, trả lương cho công nhân.

Tại Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức sáng ngày 8/2, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú tái khẳng định, Ngân hàng Nhà nước chưa nói và cũng chưa bao giờ có văn bản nào chỉ đạo việc siết tín dụng vào bất động sản.

Quan điểm chỉ đạo điều hành của Ngân hàng Nhà nước là kiểm soát chặt chẽ chính sách tín dụng vào những lĩnh vực có tỷ lệ rủi ro cao. 

tín dụng  bất động sản
Ảnh minh hoạ


Mặc dù vậy, theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (Vars), thực tế hiện nay, thị trường bất động sản gần như không tiếp cận được nguồn vốn để phát triển. Các dự án đang triển khai buộc phải dừng, giãn, hoãn vì không có vốn thanh toán cho nhà thầu, trả lương cho công nhân.

Tình trạng chậm thanh toán của chủ đầu tư cũng là nguyên nhân khiến hàng loạt doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhà máy, công xưởng của hơn 30 ngành nghề liên quan phải ngưng hoạt động, hàng triệu lao động thất nghiệp, làm gia tăng bất ổn xã hội.  

Thêm vào đó, người vay mua nhà, bao gồm cả dự án nhà ở giá phù hợp, nhà ở xã hội cũng bị hạn chế tiếp cận tín dụng khiến sức mua giảm sút nên doanh nghiệp thiếu tiền mặt, âm dòng tiền, bị thiếu thanh khoản nghiêm trọng.

Thống kê của Vars quý IV năm 2022 cho thấy, nguồn cung bất động sản đang có xu hướng giảm rõ rệt. Nguồn cung ra thị trường đạt khoảng gần 7,000 sản phẩm; chỉ bằng 20% so với năm 2018. Cơ cấu nguồn cung trên thị trường chủ yếu thuộc phân khúc trung, cao cấp với mức giá không phù hợp với đa số người dân có nhu cầu ở thực. Tỷ lệ hấp thụ trong quý IV/2022 chỉ đạt khoảng hơn 14%, giảm mạnh so với giai đoạn nửa đầu năm.

Thống kê sơ bộ tháng 1 năm 2023, tỷ lệ hấp thụ toàn thị trường ước đạt rất nhỏ, mức thấp kỷ lục, không đáng để thống kê. 

Việc tắc nghẽn dòng vốn tín dụng ảnh hưởng đến nhiều nhóm đối tượng

Thứ nhất là người dân có nhu cầu mua bất động sản. Giấc mơ an cư ngày càng xa vời bởi chính sách tín dụng từ các ngân hàng ngày càng ngặt nghèo hơn, điều kiện giải ngân khó hơn ngay cả với cả dự án nhà ở giá phù hợp, nhà ở xã hội. Nếu không tiếp cận được các dòng tín dụng cho vay mua nhà thì đầu ra thị trường sẽ càng đi xuống.

Thứ hai là các đơn vị dịch vụ môi giới, hàng loạt doanh nghiệp phải đóng cửa, tạm ngừng hoạt động. Các công ty còn hoạt động trong lĩnh vực này phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, cắt giảm bộ máy nhân sự khiến hàng triệu lao động thất nghiệp.

Thứ ba là thuế bất động sản. Theo đánh giá của Tổng cục Thuế, số thu thuế, phí từ bất động sản đang có dấu hiệu chững lại và sụt giảm qua các tháng gần đây. Không chỉ thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản giảm tốc mà thu lệ phí trước bạ từ nhà đất cũng đang sụt giảm mạnh.

Các doanh nghiệp bất động sản ghi nhận doanh thu sụt giảm vì lãi suất, chi phí tiếp cận tài chính tăng cao, không bán được hàng. Trong khi đó, Việt Nam hiện chưa có hoặc chưa phát triển các kênh dẫn vốn khác như quỹ đầu tư tín thác bất động sản (REITS), quỹ nhà ở,... nên hệ thống vay của các nhà phát triển bất động sản gần như vẫn bị phụ thuộc hoàn toàn vào tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp, mà cả hai kênh dẫn vốn quan trọng này đều đang bị "nghẽn”. Dẫn đến không có vốn để tiếp tục phát triển, không có tiền để thanh toán cho nhà thầu. 

Đóng vai trò cộng sinh với các ngân hàng thương mại, việc các doanh nghiệp bất động sản có nguy cơ bị nợ xấu và phá sản do không có tiền để thanh toán các khoản lãi vay và vốn đến hạn có thể tạo rủi ro và nguy cơ đổ vỡ cho hệ thống ngân hàng thương mại. Đặc biệt là các doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Theo TS. Nguyễn Văn Đính, việc thực thi chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn lạm phát cao, kinh tế thế giới nhiều bất ổn là hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên, nếu việc kìm nén hoạt động sản xuất, phát triển quá lâu sẽ khiến “sức khoẻ” thị trường cũng như cộng đồng doanh nghiệp suy yếu, không thể vực dậy nổi. Doanh nghiệp và người lao động sẽ lâm vào cảnh “lầm than, đói kém".

"Chúng ta cần phải có hành động để đón đầu đà phục hồi của thị trường, nhất là khi tăng trưởng kinh tế thế giới được nhiều tổ chức dự báo sẽ chạm đáy vào năm 2023 và phục hồi vào năm tới. Đặc biệt, việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ làm gia tăng nhu cầu với thị trường, tạo cú hích cho tăng trưởng toàn cầu.”, vị chuyên gia này chia sẻ.

Giải pháp tháo gỡ khó khăn

Theo Ts.Nguyễn Văn Đính, để thị trường bất động sản không đổ vỡ, Ngân hàng Nhà nước nên nhanh chóng mở room tín dụng, bơm vốn cho nền kinh tế; trong đó có hoạt động phát triển và kinh doanh bất động sản để các dự án được triển khai liền mạch, giảm sức ép lên thị trường. 

Nguyễn Văn Đính - batdongsanbiz
Ts.Nguyễn Văn Đính

Tuy nhiên, cần kiểm soát tốt dòng tiền bơm vào thị trường, phải hướng vào các phân khúc sản phẩm phù hợp, đưa mức giá bất động sản nhà ở xuống mức dễ chịu hơn với những hộ gia đình có nhu cầu thực.

Đối với các doanh nghiệp bất động sản khó khăn, Ngân hàng Nhà nước nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoãn nợ các khoản vay đến hạn như thời kỳ dịch Covid bùng phát. Trường hợp các doanh nghiệp có các khoản vay tín dụng quá hạn bị nhảy sang nhóm nợ xấu hơn thì khôi phục lại, để doanh nghiệp tiếp cận với các khoản vay tín dụng mới, vượt qua giai đoạn cực kỳ khó khăn này. 

Đồng thời, không nên áp dụng mức lãi suất mới cho các khoản vay cũ, thậm chí hỗ trợ không tính lãi, hỗ trợ vay vốn ưu đãi đối với các chủ đầu tư, nhà phát triển dự án nhà ở nhà ở bình dân, nhà ở xã hội cho công nhân, người có thu nhập thấp. Đương nhiên để thực hiện được, phải cần Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ bù

Các doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu doanh nghiệp đến hạn rất cần ngân hàng hỗ trợ như bảo lãnh hay mua lại trái phiếu phát hành.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cần phải xem xét cấp vốn để phát triển các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng quyết định số 147/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030”, phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại.

M. Quân

Theo vnmedia.vn Copy
2 lô trái phiếu 900 tỷ đồng của Hưng Thịnh Land đã được gia hạn

2 lô trái phiếu 900 tỷ đồng của Hưng Thịnh Land đã được gia hạn

Công ty cổ phần Hưng Thịnh Land vừa công bố Nghị quyết Hội người sở hữu trái phiếu về việc điều chỉnh kỳ hạn, phương án mua lại trước hạn cũng như điều chỉnh lãi suất đối với 2 lô trái phiếu có tổng mệnh giá 900 tỷ đồng.
Phát hành thành công hơn 7 nghìn tỷ đồng trái phiếu bất động sản

Phát hành thành công hơn 7 nghìn tỷ đồng trái phiếu bất động sản

Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho hay, tính đến ngày công bố thông tin 17/3/2023, trái phiếu bất động sản có giá trị phát hành lớn nhất, tổng giá trị phát hành của nhóm ngành bất động sản là hơn 7 nghìn tỷ đồng.
Becamex chuyển nhượng một phần dự án Khu dân cư (KDC) Mỹ Phước 3 cho 'người quen'

Becamex chuyển nhượng một phần dự án Khu dân cư (KDC) Mỹ Phước 3 cho "người quen"

Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex IDC, mã chứng khoán: BCM) cho biết, sẽ chuyển nhượng một phần dự án Khu dân cư (KDC) Mỹ Phước 3 (tỉnh Bình Dương) với tổng giá trị chuyển nhượng hơn 222 tỷ đồng.
Ngân hàng sụp đổ và sự hoảng loạn: Góc nhìn cho bất động sản

Ngân hàng sụp đổ và sự hoảng loạn: Góc nhìn cho bất động sản

Sự sụp đổ gần đây của một số ngân hàng vừa và nhỏ đã dấy lên những lo ngại về khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính, công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Cushman & Wakefield vừa đưa ra những góc nhìn đầu tiên cũng như nhận định trấn an trong thời điểm bất ổn tăng cao, công bố vào ngày 15/3/2023.
Công ty Cổ phần Đầu tư Pacific Holdings vừa đăng ký bán ra 13 triệu cổ phiếu của Vinaconex

Công ty Cổ phần Đầu tư Pacific Holdings vừa đăng ký bán ra 13 triệu cổ phiếu của Vinaconex

Vừa qua, Công ty Cổ phần Đầu tư Pacific Holdings đã đăng ký bán ra 13 triệu cổ phiếu VCG của Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HOSE: VCG) nhằm mục đích cơ cấu lại khoản đầu tư.
Một doanh nghiệp vừa huy động lô trái phiếu trị giá 2.300 tỷ đồng với lãi suất chỉ 6%

Một doanh nghiệp vừa huy động lô trái phiếu trị giá 2.300 tỷ đồng với lãi suất chỉ 6%

Công ty TNHH Kinh doanh bất động sản Dream City Villas vừa phát hành thành công lô trái phiếu trị giá 2.300 tỷ đồng với lãi suất kết hợp, trung bình ở mức 6%.
Lãi suất đồng loạt giảm, bất động sản sắp bùng nổ trở lại?

Lãi suất đồng loạt giảm, bất động sản sắp bùng nổ trở lại?

Lãi suất giảm, ngân hàng mở room tín dụng cùng loạt giải pháp gỡ khó được nhà nước tăng cường... là những tín hiệu tích cực hứa hẹn sự ấm dần lên của thị trường bất động sản.
'Soi' chất lượng các khoản lãi và phí phải thu tại ngân hàng Vietcombank

'Soi' chất lượng các khoản lãi và phí phải thu tại ngân hàng Vietcombank

Cùng với sự tăng trưởng mạnh của lợi nhuận, một chỉ tiêu khác cũng 'âm thầm' tăng trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng Vietcombank, đó là 'các khoản lãi và phí phải thu' hay gọi tắt là lãi dự thu. 
Bất động sản Biz