Bất động sản Biz

Năm 2022 các doanh nghiệp bất động sản sẽ gặp khó khăn lớn về vốn?

Thứ sáu, 01/04/2022 | 14:31 Theo dõi BĐS Biz trên

Ngay từ đầu năm, cơ quan quản lý đã có các chỉ thị yêu cầu các nhà băng sát sao với hoạt động tín dụng có rủi ro cao. Nhiều ngân hàng đã phát tín hiệu tạm dừng cho vay bất động sản. Với tình hình đó, các doanh nghiệp BĐS sẽ gặp khó khăn hơn về vốn.

Chuyên gia kinh tế - TS. Đinh Thế Hiển cho biết, ngân hàng và bất động sản là một cặp gắn bó và khó tách rời, mặc dù ngân hàng đã rất cố gắng tách mình khỏi hoạt động bất động sản để giảm thiểu rủi ro.

Ảnh minh họa  
Ảnh minh họa  

Trong quá khứ, bất động sản và ngân hàng gần như luôn luôn song hành. Thị trường chứng khoán đã từng có lúc được dẫn dắt luân phiên bởi cặp đôi này. Tuy nhiên, nhà đất cũng đã gây ra không ít khó khăn cho ngân hàng.

Điển hình như giai đoạn 2012-2013 khi mà hệ thống ngân hàng phải đối mặt trước nguy cơ "đột quỵ" vì những khối "máu đông" từ hoạt động cho vay bất động sản. Tình trạng đó đã buộc các cơ quan chức năng phải vào cuộc và tách cặp đôi này ra, giải quyết các khoản nợ xấu và các ngân hàng cũng buộc phải tái cơ cấu để lành mạnh hóa hệ thống. Kết quả của những hoạt động này là khá tốt, với nợ xấu dần được giải quyết, thị trường bất động sản cũng đi vào ổn định trở lại.

Giai đoạn năm 2014 – 2015, để độc lập khỏi bất động sản, các ngân hàng đã đẩy mạnh mảng ngân hàng bán lẻ, cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian, các ngân hàng lại quay về với bất động sản.

Đến năm 2019, các cơ quan quản lý đã nhận thấy rủi ro vĩ mô đối với hoạt động cho vay bất động sản. Bộ tài chính cùng nhiều cơ quan ban ngành đã siết tín dụng ngân hàng đối với bất động sản.

Trong năm 2020, hầu hết các ngân hàng không đáp ứng được quy định về tỷ lệ cho vay bất động sản. Vì thế, các ngân hàng đã chuyển sang một hình thức khác đó là trái phiếu doanh nghiệp.

Đến năm 2021, sau khi cơ quan chức năng nhận thấy phần lớn trái chủ của các doanh nghiệp bất động sản là các nhà băng, hoạt động cho vay qua trái phiếu cũng đã được kiểm soát chặt chẽ hơn. Hoạt động tín dụng bất động sản từ đó dần dần được thắt chặt hơn.

Theo báo cáo từ NHNN, năm 2018, tăng trưởng tín dụng bất động sản là hơn 26%, nhưng sang đến 2020 chỉ còn khoảng 12%. Năm 2021, tăng trưởng tín dụng hoạt động cho vay nhà đất vẫn duy trì ở mức 12%.

Nói thêm về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, theo ý kiến chuyên gia Đinh Thế Hiển, hiện nay thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong nước vẫn chưa thực sự phát triển mặc dù ghi nhận con số tăng trưởng cao.

"Các trái phiếu mặc dù được phát hành đại chúng nhưng phần lớn vẫn được tiếp thị theo định hướng riêng lẻ và các nhà đầu tư cá nhân thuộc về số đông vẫn chưa tạo thành phong trào mua trái phiếu thay vì gửi ngân hàng".

Bên cạnh thị trường trái phiếu chưa thực sự ổn, trong năm nay, các ngân hàng đã bắt đầu siết tín dụng theo chỉ đạo của ngân hàng nhà nước. Trước tiên là siết các công ty bất động sản lớn, sau là giám sát nghiêm ngặt vấn đề nợ xấu, không cho phép đảo nợ trá hình, không cho phép cố neo các xếp hạng nhóm nợ.

Do vậy, theo TS. Đinh Thế Hiển, các doanh nghiệp vay nợ lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản sẽ phải gặp khó khăn khá lớn về vốn và không dễ phát hành trái phiếu nếu như Bộ Tài chính đã siết chặt vấn đề dùng vốn ngân hàng để mua trái phiếu.

Theo Sở hữu trí tuệ 

Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/nam-2022-cac-doanh-nghiep-bat-dong-san-se-gap-kho-khan-lon-ve-von-d135670.html

Hà Nội thông tin về tiến độ xây dựng 6 dự án trọng điểm

Hà Nội thông tin về tiến độ xây dựng 6 dự án trọng điểm

Cục Thống kê Hà Nội vừa có báo cáo thông tin về tiến độ triển khai 4 công trình hạ tầng giao thông và 2 công trình hạ tầng xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Ngân hàng cấp tín dụng khoảng 7.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội

Ngân hàng cấp tín dụng khoảng 7.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội

Đến nay, các ngân hàng đã cam kết cấp tín dụng cho 15 dự án với số tiền khoảng 7.000 tỷ đồng, trong đó có 8 dự án nhà ở xã hội tại 7 địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 640 tỷ đồng.
Dòng kiều hối sẽ đổ mạnh vào thị trường bất động sản

Dòng kiều hối sẽ đổ mạnh vào thị trường bất động sản

Lượng kiều hối gửi về Việt Nam mỗi năm tương đương giá trị 10.000 căn hộ. Với các quy định thông thoáng hơn về sở hữu nhà ở, dòng tiền này có thể sẽ chảy nhiều hơn nữa vào lĩnh vực bất động sản trong thời gian tới.
Tập đoàn Hòa Phát lãi đậm, nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi vay giảm

Tập đoàn Hòa Phát lãi đậm, nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi vay giảm

Quý I/2024, Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long lãi lớn gần 3.000 tỷ cao gấp 7,5 lần so với cùng kỳ nhưng vẫn thấp hơn so với quý liền trước. Nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi giảm, song doanh nghiệp lại không thuyết minh cụ thể tình hình nợ vay tài chính.
Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Ngân hàng Agribank đang rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ tại loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực xăng dầu và sản xuất thép. Đáng chú ý, tính đến cuối năm 2023, tài sản thế chấp tại Agribank sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng.
Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Mới đây, Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành văn bản về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Hùng Cường (SN 1977), đại diện pháp luật Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Nam. Nguyên nhân là do công ty này chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024, Phát Đạt lãi đậm nhưng dòng tiền kinh doanh âm nặng. Doanh nghiệp còn hơn 3.500 tỷ đồng nợ vay được thế chấp bởi cổ phiếu, bất động sản và hơn 7.600 tỷ đồng khoản phải trả ngắn hạn khác, chiếm 65% tổng nợ phải trả...
Bất động sản Biz