Bất động sản Biz

Dòng kiều hối sẽ đổ mạnh vào thị trường bất động sản

Thứ tư, 01/05/2024 | 15:11 Theo dõi BĐS Biz trên

Lượng kiều hối gửi về Việt Nam mỗi năm tương đương giá trị 10.000 căn hộ. Với các quy định thông thoáng hơn về sở hữu nhà ở, dòng tiền này có thể sẽ chảy nhiều hơn nữa vào lĩnh vực bất động sản trong thời gian tới.

Theo Luật Đất đai năm 2024, dự kiến có hiệu lực từ 1/7/2024, có nhiều điểm thay đổi nhận được nhiều sự chú ý. Trong đó, là mở rộng quyền sử dụng đất đối với Việt kiều.

Cụ thể, Khoản 3 và Khoản 6, Điều 4 về “Người sử dụng đất” quy định người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất ổn định, đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà chưa được Nhà nước cấp giấy chứng nhận bao gồm: Cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam; người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Dòng kiều hối sẽ đổ mạnh vào thị trường bất động sản
Ảnh minh họa
 

Các quy định rõ ràng và cởi mở hơn này sẽ trao quyền tự chủ nhiều hơn cho Việt kiều, khuyến khích họ đầu tư, sở hữu một ngôi nhà hoặc ngôi nhà thứ hai trên quê hương mà không cần nhờ người thân ở Việt Nam đứng tên hộ như trước đây.

Đồng thời, khi mở rộng đối tượng tham gia giao dịch nhà đất, luật mới cũng giúp thu hút nguồn vốn kiều hối - vốn ngày càng trở thành nguồn thu từ nước ngoài quan trọng của Việt Nam bên cạnh FDI.

Theo Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, có 6,5 triệu người Việt đang sống ở nước ngoài, trải dài khoảng 3 thế hệ, và hơn 20% trong số đã đến tuổi nghỉ hưu, có nhu cầu về Việt Nam. Với Việt kiều, nếu mua bất động sản để ở, ưu tiên đầu tiên của họ là vị trí gần họ hàng và gia đình, hoặc ở các tỉnh thành lớn nhưng vẫn có môi trường tự nhiên tốt cho sức khỏe để nghỉ dưỡng.

Chia sẻ về điều này với báo chí, ông David Jackson, Tổng giám đốc Avison Young cho rằng, nếu lượng kiều hối đổ vào bất động sản tăng vọt có thể gây tăng giá bất động sản và lệch mục tiêu phân bổ đầu tư theo ngành. Tuy nhiên, vốn kiều hối sẽ không đổ vào thị trường nhà ở Việt Nam mạnh mẽ ngay sau khi luật mới có hiệu lực, vì luôn có độ trễ nhất định từ luật đi vào thực tế và người ta cần thời gian để nghiên cứu, cân nhắc trước khi ra quyết định đầu tư. Trong dài hạn, sự gia nhập của nhà đầu tư Việt kiều ở cả thị trường sơ cấp và thứ cấp giúp thị trường có thêm dòng vốn mới, các hoạt động mua bán, đầu tư có thể sẽ sôi động hơn.

Ông David Jackson dẫn chứng, là nước đứng đầu thế giới về lượng kiều hối, Ấn Độ bắt đầu cấp thẻ cư trú kiều bào (Overseas Citizenship of India hay OCI) cho người gốc Ấn từ năm 2006. Khi được cấp, chủ thẻ sẽ được nhập cảnh trọn đời, được tự do mua bán bất động sản (trừ đất nông nghiệp), đầu tư chứng khoán với mức thuế phải đóng không quá chênh lệch.

Còn tại Trung Quốc, Hoa kiều được mời gọi về nước thông qua các chính sách ưu đãi như giảm tiền thuê đất, tiền điện và thuế kinh doanh. Chính phủ Trung Quốc cũng phát hành “trái phiếu kiều dân” để thu hút nguồn kiều hối cho đầu tư xây dựng hạ tầng.

Còn theo ông Troy Griffiths, Phó giám đốc Điều hành Savills Việt Nam đánh giá, thay đổi của luật lần này tạo tiềm năng lớn cho thị trường địa ốc nhờ nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Việt kiều. Trong quá khứ, người Việt Nam ở nước ngoài muốn đầu tư trở lại trong nước phải thông qua người thân hoặc họ hàng, vì thế đã dẫn đến một số tranh chấp không đáng có. Luật mới sẽ giải quyết vấn đề này, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đầu tư và giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro giữa các bên trong quá trình đầu tư.

Vị này cho hay, ông đã có cơ hội hợp tác với nhiều người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó nhiều người đã lớn tuổi. Đây có thể là những người đã di cư ra nước ngoài, sau nhiều năm làm việc chăm chỉ, họ đã sở hữu lượng tài sản nhất định và cân nhắc đầu tư trở lại Việt Nam, thậm chí có thể tính đến việc quay trở về sinh sống.

Theo số liệu của Vụ Quản lý ngoại hối, lượng kiều hối về Việt Nam năm 2023 đạt khoảng 16 tỷ USD, tăng 32% so với năm 2022.

Việc luật được thiết kế cởi mở hơn cho Việt kiều sở hữu nhà ở đã đón nhận những phản hồi tích cực. Theo các Việt Kiều, trước đây khi mua bất động sản trong nước phải nhờ người thân đứng tên do lo ngại thủ tục phức tạp. Hiện tại, những quy định mới trong các luật giúp bà con kiều bào có thể sở hữu bất động sản trong nước dễ dàng hơn.

Hiện gần 6 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó nhiều người đã đến tuổi nghỉ hưu và có nhu cầu trở về Việt Nam sinh sống. Điều này giúp thị trường bất động sản có thêm nguồn cầu lớn từ Việt kiều, thu hút tiền từ nước ngoài về Việt Nam nhiều hơn, đó sẽ là nguồn vốn lớn cho xã hội

Luật Đất đai 2024 đã thay đổi căn bản khi xác định địa vị pháp lý của người sử dụng đất thông qua tiêu chí là quốc tịch, không còn xác định theo nơi cư trú. Cụ thể, giữa cá nhân trong nước với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam có quyền tiếp cận đất đai như nhau. Như vậy, trong thời gian tới, người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn giữ quốc tịch Việt Nam sẽ có đầy đủ các quyền liên quan đến đất đai như công dân trong nước; giữ chính sách như pháp luật hiện hành đối với người gốc Việt định cư ở nước ngoài (không còn quốc tịch Việt Nam).

Huy Tùng (t/h)

Theo kinhtexaydung.petrotimes.vn Copy
Điểm tin Xây dựng - bất động sản ngày 10/9: Gia Lai cho thuê gần 25.000 m² 'đất vàng' không qua đấu giá

Điểm tin Xây dựng - bất động sản ngày 10/9: Gia Lai cho thuê gần 25.000 m² "đất vàng" không qua đấu giá

TP HCM sắp đấu giá 4 lô "đất vàng" tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm;Nghệ An ra mắt dự án nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp; Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành quy định mới về tách thửa...
Điểm tin Xây dựng - bất động sản ngày 29/8: Thanh tra Chính phủ yêu cầu rà soát lại siêu dự án KĐT Đại Phước

Điểm tin Xây dựng - bất động sản ngày 29/8: Thanh tra Chính phủ yêu cầu rà soát lại siêu dự án KĐT Đại Phước

Công ty Bất động sản Mỹ Hào muốn làm dự án 7.000 tỷ đồng;Bắc Giang phê duyệt quy hoạch đô thị 4.378ha giáp 3 tỉnh; Ninh Bình sẽ có khu du lịch nghỉ dưỡng gần 500 ha; Quảng Ninh quy hoạch khu du lịch rộng hơn 1.000ha với sân golf 27 hố… là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý
Hà Nội đề xuất diện tích tối thiểu 50m2, mặt tiền trên 4m mới được tách thửa

Hà Nội đề xuất diện tích tối thiểu 50m2, mặt tiền trên 4m mới được tách thửa

TP Hà Nội đang lấy ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo Quy định về điều kiện tách thửa, hợp thửa và diện tích, kích thước tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn thành phố, theo báo Chính phủ.
Hà Nội phê duyệt đầu tư xây dựng thêm 6 khu nhà ở xã hội

Hà Nội phê duyệt đầu tư xây dựng thêm 6 khu nhà ở xã hội

6 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được UBND TP Hà Nội cập nhật đợt 3 có quy mô tổng diện tích sàn là 655.036 m2 và 8.344 căn hộ.
Hoài Đức tạm hoãn đấu giá 20 lô đất ngày 26/8 hoàn trả tiền cọc cho khách hàng

Hoài Đức tạm hoãn đấu giá 20 lô đất ngày 26/8 hoàn trả tiền cọc cho khách hàng

Theo kế hoạch, ngày 26 8, huyện Hoài Đức sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất 20 thửa đất ký hiệu LK01 và LK02, diện tích dao động khoảng 89,6-145,6m2 tại thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên. Tuy nhiên, phiên đấu giá này được tạm hoãn.
TP. HCM thống nhất chủ trương đấu giá đất Thủ Thiêm

TP. HCM thống nhất chủ trương đấu giá đất Thủ Thiêm

Ban cán sự Đảng UBND TP HCM đã thống nhất chủ trương về kế hoạch tổ chức đấu giá các lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm theo tờ trình của UBND TP.
Điểm tin Xây dựng - bất động sản ngày 21/8: Dự án chung cư cao cấp Lumi Hà Nội chưa đủ điều kiện huy động...

Điểm tin Xây dựng - bất động sản ngày 21/8: Dự án chung cư cao cấp Lumi Hà Nội chưa đủ điều kiện huy động...

Tây Ninh thu hồi gần 700.000m2 đất xây dựng cụm công nghiệp;TTC Land khởi kiện đòi lại mặt bằng tại TTC Plaza Bình Thạnh;Cưỡng chế phá dỡ biệt phủ xây không phép ở Bình Thuận;Quảng Trị thẩm định dự án nhà ở thương mại tại Khu đô thị Bắc sông Hiếu…là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý
Điểm tin Xây dựng - bất động sản ngày 19/8: Bất động sản nghỉ dưỡng chưa có dấu hiệu phục hồi

Điểm tin Xây dựng - bất động sản ngày 19/8: Bất động sản nghỉ dưỡng chưa có dấu hiệu phục hồi

Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch đô thị Nhơn Trạch, Đồng Nai; TP Hồ Chí Minh xin ý kiến Thủ tướng về dự thảo bảng giá đất mới; Khó khăn trong việc xác nhận thực trạng nhà ở khi mua nhà ở xã hội...
Bất động sản Biz